Tại sao hoa đào bị héo

- Hoa đào là loài hoa khó có thể thiếu trong mỗi ngôi nhà miền Bắc vào dịp Tết đến. Với những cây hoa đào còn nụ hay mầm khi mua về, có một vài mẹo nhỏ để bạn có thể tự tin giúp đào tươi tắn, đâm chồi, nảy lộc, nở nhiều hoa kịp đón Tết.

Tin liên quan

7 loài hoa trưng bày dịp Tết mang may mắn đến cho gia chủ

Bí quyết trồng và bảo vệ chậu cây cảnh mùa rét

Tết đã đến thật gần, cũng là lúc bạn cần chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa và mua cành đào để chuẩn bị chào đón năm mới. Một cành đào có thể chồi chưa đâm, hoa chưa nở nhưng với những mẹo chăm sóc khéo léo, bạn vẫn có thể tự tin tạo nên không gian ấm cúng, rực rỡ với sắc hoa đào đua nhau khoe sắc thắm.

Hãy bớt chút thời gian tham khảo những ý tưởng, những mẹo nhỏ hữu ích trong việc chăm sóc đào, giúp Tết năm nay bạn có thể tự tin với cành đào tươi lâu, đẹp bền.

Xử lý cành đào, cây đào khi mua về

Việc đầu tiên vẫn là lựa chọn đào. Bạn nên chọn cành tươi tắn, nhiều mầm nụ, nhiều chồi. Đây là điều kiện tiên quyết giúp bạn có thể kích hoa nhanh nở, hoa được tươi tắn đúng dịp Tết đến.

Sau khi chọn được cành đào ưng ý, với thế đẹp, bạn nên rửa sạch lọ cắm đào. Lọ hoa cần sạch sẽ, nước đựng hoa đào cũng cần sử dụng nước sạch để đảm bảo cành đào được tươi tắn trong dịp Tết.

Đào sau khi mua về cũng cần giữ ở nơi khuất gió, để ở gió quá lâu cũng có thể khiến cành đào bị héo, hoa và nụ bị rụng. Nếu bạn đã chót để cành đào bị héo, hãy sử dụng thật nhiều nước để phun lên toàn bộ cành đào. Lưu ý cần dùng vòi phun sương nhẹ nhàng, đồng thời cắm cành đào vào chậu nước để cành đào tươi tắn trước khi cắm vào bình.

Xử lý cành đào trước khi cắm

Trước khi cắm đào vào bình, bạn cần có thao tác xử lý gốc. Theo kinh nghiệm của dân gian, để cành đào tươi lâu, giữ được chất dinh dưỡng trong dịp Tết, bạn có thể đốt gốc cành đào.

Khi nhóm than củi cháy đều, đặt chéo cành đào sao cho gốc vừa vặn với phần lửa lên, tránh đặt cành đào đứng thẳng khiến hoa và nụ bị héo. Gốc đào cần đốt cháy đen để ngăn nhựa không chảy ra ngoài, các chất dinh dưỡng trong cành đào không thẩm thấu ra ngoài. Việc đốt gốc còn ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cành khiến cành nhanh bị héo.

Cách chăm sóc cành đào sau khi cắm

Cành đào sau khi cắm vào lọ, bạn cũng nên chú ý thay nước 2 - 3 ngày 1 lần. Lưu ý pha nước ấm để thay cho cành đào, giúp đào nở nhanh, cây cũng tươi tắn hơn.

Ngoài tạo nhiệt độ ấm áp cho nước, bạn có thể tạo không gian ấm cúng bằng cách cắm đèn hắt tường gần cành đào, đèn chùm hoặc sử dụng dây đèn LED vừa trang trí vừa giúp không khí ấm lên giúp hoa đào nhanh nở.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho đào, giúp cho hoa được nở tươi tắn hơn. Một mẹo nhỏ nhiều người đã áp dụng thành công đó là sử dụng vài viên B1 hoặc pha một thìa kali vào nước đổ vào lọ cắm hoa đào. Cành được bổ sung dinh dưỡng kịp thời giúp hoa nhanh nở hơn, cây cũng tươi lâu hơn.

Minh Minh

Nguồn ảnh: Sưu tầm

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Đào và quất là những cây cảnh không thể thiếu trong nhà mỗi dịp Tết. Nếu biết cách chăm sóc, bạn có thể tận dụng dùng lại cho Tết năm sau.

Ngoài việc được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon thì quả đào còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp da, ngăn ngừa thiếu máu, chữa rối loại kinh nguyệt...

Điều tiết đào ra hoa đúng tết, giải pháp đồng bộ trong canh tác nhằm giúp nông dân giảm thiểu đến 60% hiện tượng đào nở đúng tết.

Đây là bệnh nguy hiểm và khó trị trên cây đào. Bệnh làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc và chết lụi dần...

Chăm sóc cây đào để đào nở hoa vào đúng dịp Tết, không phải chỉ tác động vào giai đoạn cuối mà phải tác động trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây...

Đào là cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới, chịu lạnh tốt, thường được trồng ở những nơi có mùa Đông lạnh: Sa Pa [Lào Cai], Mẫu Sơn [Lạng Sơn], Đồng Văn [Hà Giang]...

Dòng GL2-2 có số cánh hoa dày, đường kính đóa hoa lớn, tỷ lệ hoa nở trên cành và độ bền cành hoa tự nhiên đều khá ổn định...

Video liên quan

Chủ Đề