Tại sao phải học quản trị chuỗi cung ứng

Tại sao doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ chuỗi cung ứng?

Với xu thế hiện nay, chuỗi cung ứng đóng một vai trò không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh cũng như ở mỗi doanh nghiệp. Cụ thể sẽ có trong bài ngay sau đây.

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng quan trọng ?

Hạnh Nguyễn 23/07/2016 Logistics Bình luận

Quản trị chuỗi cung ứng [ Supply Chain Management – SCM ] là một yếu tố quan trọng cho việc điều hành hiệu quả. SCM có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, sự thành công của công ty, không những trong vấn đề về xã hội ví dụ như trong lĩnh vực y tế, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác, phát triển văn hóa mà còn trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống.

Do SCM đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức, vì thế người sử dụng lao động luôn mong muốn tìm kiếm nguồn nhân lực có lượng kiến thức và những kỹ năng phong phú về SCM.

SCM thì cần thiết trên toàn cầu.

Về căn bản, thế giới là một chuỗi cung ứng lớn. Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề lớn, bao gồm cả sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược, sự mở rộng toàn cầu và tìm nguồn cung ứng, biến động giá khí đốt và các vấn đề môi trường, mỗi vấn đề này ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược và những điểm mấu chốt của công ty. Do những xu hướng này, quản trị chuỗi cung ứng là một nguyên tắc kinh doanh quan trọng nhất trên thế giới hiện nay.

Tại sao SCM lại cần thiết trong xã hội ?

Quản trị chuỗi cung ững thì cần thiết cho nền tảng và cơ sở hạ tầng của xã hội. SCM mang lại một số chức năng tốt đó là tạo ra việc làm, giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và nâng cao tiêu chuẩn sống.

Nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.

Một xã hội với một cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng phát triển cao, bao gồm đường cao tốc, mạng lưới đường sắt lớn, cảng và sân bay có thể kinh doanh nhiều mặt hàng với chi phí thấp. Nhà kinh doanh và người tiêu dùng có thể có được những hàng hóa nhanh chóng, dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

Tại sao SCM lại cần thiết trong kinh doanh.

SCM cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng: Đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng số lượng, chất lượng và kịp thời, đúng địa điểm. Tạo sự thân thiện và chuyên nghiệp cho khách hàng. Nhà kinh doanh thu được lợi nhuận kinh doanh cao, thu được tiền nhanh chóng và hạn chế tồn kho, từ đó có kế hoạch kinh doanh tối ưu.

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, có rất nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam cũng đang từng bước gia nhâp vào cácchuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây.

Có thể bạn cần tham khảo thêm bài viết Logistics là gì

Có thể bạn cần tham khảo thêm bài viết Bill Surrender trong vận tải đường biển

logistics 2016-07-23
Chia sẻ
  • tweet

Nếu không có ai chăm lo cho bộ máy của chuỗi giá trị, thì nó có thể bị hỏng bất cứ lúc nào. Để minh họa cho điều này, hãy cùng lấy một viễn cảnh đơn giản.

Giả sử bạn là một thợ làm bánh, cung cấp chỉ mộ loại bánh mì cho các hộ gia đình trong thị trấn của bạn. Để làm nên bánh mì, bạn cần nguyên vật liệu thô. Bây giờ bạn chỉ cần quan tâm đến một nguyên liệu chính đơn giản nhất – Đó chính là bột mì. Ngay khi bột mì được giao ngay tại quán, nó đã được qua tay ít nhất là 1-2 nhà cung cấp. Bởi vì ngũ cốc được những người nông dân trồng để thu hoạch rồi sau đó gửi đến cho nhà máy chễ xuất để tạo ra một mì tạo nên nguyên liệu đầu vào cho tiệm bánh của bạn.

Bạn cũng có đầu ra trong chuỗi cung ứng chính là bánh mì của bạn. Sau khi được nướng thì bánh mì của bạn sẽ được giao đến cho khách hàng.

Bởi vì bạn trực tiếp giao hàng đến cho từng nhà, vì vậy chuỗi cung ứng tới tay khách hàng cũng khá đơn giản. Bạn sử dụng xe tải của tiệm bánh để di chuyển những ổ bánh mì ngay khi số lượng nướng đủ chất đầy xe. Nhưng nếu bạn không giao trực tiếp đến cho khách hàng mà thuê thêm một bên vận chuyển thứ ba thì mọi thứ sẽ bắt đầu phức tạp lên. Thậm chí đối với chuỗi cung ứng bên trong cũng phức tạp không kém, bởi chúng ta chỉ đang xét đến một thành phần là bánh mì và thực tế thì ngoài bột mì ra còn có nhiều nguyên liệu khác.

1. Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng [Supply chain management - SCM] là quản lý cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và hoạt động Logistics. Việc quản trị yêu cầu sự phối hợp giữa các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện để đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa tổng giá trị [value] của chuỗi tạo ra bằng cách thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Bao gồm khả năng phân phối, dự trữ, lao động, lưu kho, đồng thời giữ mức chi phí của chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu.

Giá trị của chuỗi cung ứng = Giá trị của khách hàng – Chi phí của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là gì?

Có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng, nhưng chung quy lại thì chuỗi cung ứng và toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ; gồm giai đoạn tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu thô đến tổ chức sản xuất, vận chuyển đến người dùng cuối.

Một chuỗi cung ứng cơ bản bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Tổ chức chuỗi như sau: nhà sản xuất nguyên liệu thô – nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ – khách hàng bán lẻ.

Với một chuỗi phức tạp hơn sẽ mở rộng gồm nhiều nhà cung cấp, nhà cung cấp của nhà cung cấp; khách hàng của khách hàng hoặc khách hàng cuối cùng và tất cả các tổ chức cung cấp các dịch vụ cần thiết để đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng; có thể kể đến: các tổ chức tài chính, nhà cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng, đơn vị nghiên cứu thị trường, các agency truyền thông quảng cáo,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống E-learning nâng cao chất lượng đào tạo tại doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề