Tại sao pháp nhân không được là thành viên hợp danh

Trong công ty hợp danh có thành viên hợp danhthành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Căn cứ  theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung tư vấn về phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty cổ phần như sau:

1. Công ty hợp danh là gì?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp:
“a] Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;”

Như vậy, công ty hợp danh cũng là một loại hình doanh nghiệp, nhưng khác với những loại hình doanh nghiệp khác, công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thanh viên góp vốn.

2. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh

Điểm b, c khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp quy định:

“b] Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c] Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”

Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh với số lượng tối thiểu là hai thành viên. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có cùng trình độ chuyên môn, là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và thực tế, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty.

Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn vào công ty.

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều là thành viên của công ty hợp danh và phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Đều được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty và có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình.

3. So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có những điểm khác biệt sau:

Tiêu chí  Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Số lượng

Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Có thể có hoặc không.
Trách nhiệm

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Lợi nhuận

Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.

Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty.
Điều hành, quản lý công ty

Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước...

Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.
Chuyển nhượng vốn

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Không góp đủ số vốn cam kết

Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Những hạn chế đối với thành viên Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.  Không bị hạn chế

Có thể bạn quan tâm

- Hướng dẫn thành lập công ty

- 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới

- Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

- Tư vấn thành lập công ty Cổ phần

- Tư vấn thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên 

- Tư vấn thành lập công ty hợp danh

- Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân 

- Thành lập chi nhánh công ty

- Thành lập văn phòng đại diện công ty

- Thành lập hộ kinh doanh cá thể

- Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp

- Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Home » Doanh nghiệp » Thành viên hợp danh Công ty hợp danh có những hạn chế quyền nào?

Thành viên hợp danh công ty hợp danh là những hạn chế quyền nào ? Các đặc điểm của thành viên hợp danh công ty hợp danh. 

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân bởi việc thành lập công ty dựa trên uy tín cá nhân của nhiều người [Các thành viên công ty] để tạo dựng hình ảnh cho công ty. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Do vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định riêng hạn chế đối với thành viên hợp danh này.

Tìm hiểu về công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một mô hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung [gọi là thành viên hợp danh, phải là cá nhân và chịu trách nhiệm tài sản vô hạn]. Ngoài ra công ty còn có thể có thêm thành viên góp vốn [chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn với phần vốn góp vào công ty]. 

Thành viên hợp danh là chủ sở hữu của công ty hợp danh, chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty.

Xem thêm: Người thừa kế thành viên hợp danh

Những hạn chế về quyền của thành viên hợp danh

Do chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới nên Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra những quy định nhằm hạn chế quyền của thành viên hợp danh. Căn cứ là Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020:

“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”

Luật doanh nghiệp 2020 quy định như vậy bởi vì:

Thứ nhất, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty

Thứ hai, tính liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

Qua đó có thể lý giải quy định của pháp luật như sau:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của công ty [không chỉ trong phạm vi số vốn đăng ký]. Trong khi đó, thành viên hợp danh của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, có nghĩa là thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh. Do đó, nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên hợp danh khác, vì vậy mà pháp luật không cho phép một cá nhân được làm thành viên hợp danh của hai công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.

– Như phân tích ban đầu, công ty hợp danh là công ty đối nhân, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, uy tín của các thành viên. Do vậy, có thể nói uy tín, tên tuổi của các công ty thuộc loại hình này gắn liền với các thành viên hợp danh. Vì vậy, Pháp luật Việt Nam hạn chế “Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.” Để tránh ảnh hưởng đến uy tín của công ty hợp danh.

– Vì tính chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh và tính đối nhân của công ty hợp danh nên việc các thành viên chuyển nhượng một phần vốn góp hay toàn bộ vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác là không hợp lý.

Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, do vậy, nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại thì họ mới được thực hiện những điều mà pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh này.

Xem thêm: Thành viên hợp danh công ty hợp danh góp vốn vào công ty TNHH

Trên đây là tư vấn về Thành viên hợp danh công ty hợp danh là những hạn chế quyền nào. Hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn chuyên sâu hơn.

Video liên quan

Chủ Đề