Tại sao uống rượu gây hạ đường huyết

2/22/2016 4:08:00 PM

Việc phòng ngừa bao gồm ăn thức ăn thích hợp trong thời gian uống rượu. Điều trị bao gồm sử dụng glucose để bổ sung dự trữ glycogen cho đến khi quá trình tạo mới glucose được phục hồi.

Trong thời gian ở trạng thái sau khi hấp thu, glucose huyết tương bình thường được duy trì bởi sự sản xuất glucose ở gan nhận được từ cả quá trình phân hủy glycogen và quá trình tạo mới glucose. Khi bị đói kéo dài, dự trữ glycogen biến mất trong vòng 18 -24 giờ và sản xuất glucose ở gan phụ thuộc hoàn toàn vào sự tạo mới glucose. Trong những trường hợp này nồng độ cồn thấp ở mức 45 mg/dl có thể gây hạ đường huyết cực nhiều bằng cách phong toả quá trình tạo mới glucose. Bệnh thần kinh do thiếu glucose ở bệnh nhân mà hơi thở có mùi rượu có thể bị nhầm là say rượu. Việc phòng ngừa bao gồm ăn thức ăn thích hợp trong thời gian uống rượu. Điều trị bao gồm sử dụng glucose để bổ sung dự trữ glycogen cho đến khi quá trình tạo mới glucose được phục hồi.

Hạ đường huyết phản ứng sau uống rượu. Khi các đồ uống nhẹ chứa đường được sử dụng như là hỗn hợp để pha loãng rượu [gin và tonic, rum và cola], chúng có vẻ gây tiết insulin nhiều hơn so với đồ uống nhẹ uống một mình và xu hướng hạ đường húyết muộn dao động quá mức xảy ra sau 3 - 4 giờ. Phòng ngừa bao gồm việc tránh sử dụng hỗn hợp chứa đường khi uống rượu và đảm bảo ăn thức ăn bổ sung để cung cấp sự hấp thu glucose kéo dài.

Đối với một số người, uống rượu ở mức vừa phải được cho là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, rượu có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gây nguy cơ làm tăng các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Những đồ uống có cồn như rượu, bia được phân loại thuộc nhóm thuốc an thần, vì rượu có thể gây suy yếu hệ thống thần kinh trung ương. Mọi cơ quan trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi rượu. Sau khi tiêu thụ, nó được hấp thụ nhanh chóng bởi dạ dày và ruột non và đi vào máu.

Ở một người bình thường, gan có thể phân hủy khoảng một ly rượu tiêu chuẩn mỗi giờ. Lượng cồn dư thừa sẽ di chuyển khắp cơ thể. Số lượng cồn không được phân hủy bởi gan được loại bỏ bởi phổi, thận và da qua đường nước tiểu và mồ hôi.

Tác hại của rượu đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng rượu tiêu thụ. Với lượng ít, rượu có tác dụng như một chất kích thích, giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu sẽ gây những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Uống quá nhiều rượu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Những người mắc bệnh tiểu đường phải cẩn thận khi uống rượu vì rượu bia có thể gây những ảnh hưởng đến đường huyết và việc điều trị tiểu đường như:

  • Mặc dù lượng rượu vừa phải có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên, nhưng rượu dư thừa cũng có thể gây hạ đường huyết - đôi khi khiến nó giảm xuống mức nguy hiểm, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1. Điều này là do gan phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì kiểm soát lượng đường trong máu, và vì rượu có thể khiến cơ thể không nhận thức được tình trạng lượng đường trong máu thấp. Các triệu chứng do rượu gây ra có thể bị nhầm lẫn làm che dấu các triệu chứng của tụt đường huyết như: Lú lẫn, buồn ngủ, nhìn mờ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bất tỉnh.
  • Rượu gây cản trở khả năng làm việc của gan. Chức năng chính của gan là dự trữ glycogen, đây là dạng glucose được lưu trữ, do đó bạn sẽ có một nguồn glucose ngay cả khi bạn không ăn. Khi bạn uống rượu, gan của bạn phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì làm việc để điều chỉnh lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn không bao giờ nên uống rượu khi đường huyết của bạn đã ở mức thấp.
  • Bia và rượu vang ngọt chứa carbohydrate và có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Rượu kích thích sự thèm ăn của bạn, có thể khiến bạn ăn quá nhiều và có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phán đoán hoặc ý chí của bạn, khiến bạn dễ sa vào chế độ ăn uống không khoa học hoặc khiến bạn quên uống thuốc.
  • Tiêu thụ rượu quá mức có thể làm giảm hiệu quả tổng thể của insulin và gây tương tác với một số loại thuốc điều trị tiểu đường. Rượu có thể làm cho mức đường huyết tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào số lượng bạn uống. Một số loại thuốc điều trị tiểu đường [bao gồm sulfonylureas và meglitinides] cũng làm giảm mức đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Kết hợp các tác dụng hạ đường huyết của thuốc với rượu có thể dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc sốc insulin, đây là tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp.
  • Rượu gây tăng nồng độ triglyceride trong máu, tăng huyết áp.
  • Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng do tiểu đường, như biến chứng tim mạch [do làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng cân].

Rượu bia gây nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt ở những người tiểu đường. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn không được uống rượu khi đã được chẩn đoán mắc tiểu đường. Điều quan trọng là uống rượu đúng cách và nên uống lượng bao nhiêu.

Dưới đây là những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng đồ uống có cồn:

  • Hãy thảo luận với bác sĩ điều trị của bạn về việc bạn có được sử dụng rượu bia hay không và nếu được thì lượng rượu bia phù hợp là bao nhiêu. Tùy trình trạng bệnh lý của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp, một số trường hợp phải ngừng rượu hoàn toàn do phải sử dụng một số loại thuốc đặc biệt.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường có kế hoạch sử dụng đồ uống có cồn nên kiểm tra lượng đường trong máu trước và 24 giờ sau khi uống. Đồng thời cũng nên kiểm tra đường máu trước khi đi ngủ để đảm bảo chúng ổn định.
  • Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị không uống quá hai ly rượu tiêu chuẩn mỗi ngày cho cả nam và nữ. Một ly tiêu chuẩn tương đương với: 100 ml rượu, 285 ml bia thông thường, 30 ml rượu mạnh, 60 ml rượu vang, 375 ml bia ít cồn [ít hơn 3% cồn]. Có thể pha rượu mạnh với nước lọc, nước suối, soda cho dễ uống và để hạn chế lượng rượu được uống. Nếu có thể, nên thay rượu bằng bia hoặc các loại đồ uống không có cồn.
  • Những người có vấn đề về lượng đường máu nên tránh đồ uống hỗn hợp và cocktail. Những đồ uống này thường chứa nhiều đường và calo, sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
  • Không bao giờ uống rượu khi bụng đói: Thực phẩm làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu. Bên cạnh đó, các triệu chứng hạ đường huyết có thể đột nhiên xuất hiện, gây nguy hiểm nếu người uống không ăn uống gì trước đó. Hãy chắc chắn ăn một bữa ăn hoặc ăn nhẹ những thức ăn có chứa carbohydrate nếu bạn định uống rượu.
  • Uống rượu từ từ, không nên uống hết quá nhiều trong 1 lần
  • Hãy cảnh giác với các loại bia nguyên chất thủ công, vì những thức uống này có thể có lượng cồn và calo gấp đôi so với các loại bia nhẹ hơn.
  • Tránh uống rượu và thuốc điều trị đái tháo đường cùng lúc. Nếu bạn đang tiêm insulin và trong ngày có uống rượu, cần phải kiểm tra đường máu trước khi đi ngủ; nếu kết quả dưới 7 mmol/l thì nên ăn thêm thức ăn. Nếu không thử được, nên ăn đồ ăn có tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào lúc nửa đêm.

Những người tiểu đường không nên uống bia, rượu

Tóm lại, những người mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt thận trọng khi uống rượu vì rượu có thể làm cho một số biến chứng của bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Rượu tác động đến gan trong việc thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu. Rượu cũng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị tiểu đường. Do đó, ngay cả khi bạn chỉ hiếm khi uống rượu, hãy thông báo với bác sĩ của bạn để họ biết loại thuốc nào là tốt nhất cho bạn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Nếu được hỏi rượu bia có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của không? Rất nhiều người không ngần ngại mà trả lời rằng “Có”. Nhưng khi được hỏi: Rượu bia gây ảnh hưởng thế nào đến lượng đường huyết trong cơ thể? Thì nhiều người lại không hiểu rõ về điều này. Để tìm hiểu về những tác hại mà rượu bia gây ra đối với sức khỏe đặc biệt là ảnh hưởng đến với lượng đường huyết trong cơ thể, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Rượu bia là thủ phạm gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể chúng ta. [ảnh minh họa]

Chức năng chính của gan là thải độc, bao gồm cả chức năng dự trữ và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi bạn uống rượu bia, gan của bạn sẽ phải làm việc quá sức để loại bỏ đi các chất độc trong rượu bia ra khỏi máu, làm giảm đáng kể chức năng điều chỉnh đường huyết. Chính vì vậy, nếu thấy đường huyết đã hạ thấp, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia.

rượu bia gây ảnh hưởng đến gan và đường huyết trong cơ thể

Không nên uống rượu bia khi đói

Thức ăn giúp làm giảm tỷ lệ rượu bia hấp thụ vào máu. Cho nên khi đói, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia. Thay vào đó, nếu muốn uống rượu bia, hãy uống trong bữa ăn chính hoặc ăn kèm một số thức ăn nhẹ trong khi uống.

Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng sản sinh ra glucose trong máu của gan. Vì vậy, để đảm bảo lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, bạn nên tránh uống rượu bia hoặc các loại thức uống có cồn khác.

Rượu bia gây hạ đường huyết

Sau khi uống rượu bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, lượng đường huyết của bạn sẽ có xu hướng giảm. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lượng đường huyết của mình ngay sau đó. Nếu chỉ số đường huyết giảm xuống mức đến mức 100 mg/dL, bạn hãy bắt đầu dùng một ít thức ăn để phần nào điều chỉnh lại nó.

Rượu bia có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường

Việc uống nhiều rượu bia có thể làm cho lượng đường huyết của bạn tăng hoặc giảm bất thường. Khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường chỉ định bạn sử dụng thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định. Trong quá trình dùng những thuốc này, nếu bạn uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc chứng “sốc insulin”, là những trường hợp cần cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể bằng cách nào?

Không lạm dụng bia rượu và tăng cường luyện tập, duy trì chế độ ăn khoa học để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày . [ảnh minh họa]

Nếu như lượng đường huyết trong cơ thể bạn đang ở mức cao, bạn nên theo dõi thường xuyên với bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống cũng như tập luyện đều đặn.

Ăn uống khoa học

Một chế độ ăn ít đường nhưng cũng không quá ít vì nếu ít quá có thể gây giảm đường đường huyết gây ra tình trạng tụt huyết áp nhưng cũng không được quá cao, đặc biệt là đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả nhiều chất xơ, ăn đúng đúng giờ, không nên ăn quá muộn hoặc để quá đói rồi mới ăn.

Tăng cường luyện tập

Luyện tập thường xuyên không chỉ là chìa khóa giúp làm giảm kháng insulin tự nhiên, mà còn giúp cơ thể thiếu đốt bớt năng lượng dư thừa, tích cực sử dụng đường ở mô cơ và làm tăng quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước sẽ để giúp đào thải lượng đường ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Khi có các biểu hiện khác thường trong cơ thể, bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề