Theo phương pháp yết tỷ giá, việt nam sử dụng phương pháp yết giá:

Các phương pháp yết tỷ giá

1 333

Tải về Bài viết đã được lưu

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các phương pháp yết tỷ giá được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh doanh ngoại hối để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các phương pháp yết tỷ giá

  • 1. Yết tỷ giá trực tiếp (direct quotation / price quotation)
  • 2 .Yết tỷ giá gián tiếp (Indirect quotation / volume quotation)
  • 3. Yết tỷ giá kiểu Châu Âu
  • 4 .Yết tỷ giá kiểu Mỹ
  • 5. Phương pháp yết tỷ giá trong thực tế
  • 6. Chênh lệch tỷ giá mua vào – bán ra

1. Yết tỷ giá trực tiếp (direct quotation / price quotation)

Là phương pháp yết tỷ giá theo cách biểu diễn số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ (phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp)

Ngoại tệ đóng vai trò là hàng hóa – đồng yết giá

Nội tệ đóng vai trò là tiền tệ - đồng định giá

Tỷ giá tăng: ngoại tệ tăng giá & nội tệ giảm giá

Gọi là trực tiếp vì giá ngoại tệ được bộc lộ trực tiếp bằng tiền (VND), chúng ta không cần tính toán suy đoán gì thêm.

2. Yết tỷ giá gián tiếp (Indirect quotation / volume quotation)

Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp cho biết một đơn vị nội tệ có giá bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ.

Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định & là bằng 1 đơn vị.

Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Lưu ý: Khái niệm “nội tệ”, “ngoại tệ” chỉ mang tính tương đối (“nội” đối với quốc gia này nhưng lại là “ngoại” đối với quốc gia khác).

Việt Nam

Mỹ

Nội tệ: VND

Nội tệ: USD

Ngoại tệ: USD

Ngoại tệ: VND

3. Yết tỷ giá kiểu Châu Âu

Đồng USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá

Các động tiền khác đóng vai trò là đồng tiền định giá

Ví dụ: SGD/USD = 2,01 (hay 1 USD = 2,01SGD)

4 .Yết tỷ giá kiểu Mỹ

Đồng USD đóng vai trò là đồng tiền định giá

Các động tiền khác đóng vai trò là đồng tiền yết giá

Là cách yết trực tiếp dưới góc độ nước Mỹ (vì USD là đồng nội tệ đóng vai trò là đồng định giá, ngoại tệ đóng vai trò là yết giá)

Ví dụ: USD/GBP = 1,5015 (hay 1 GBP = 1,5015 USD)

5. Phương pháp yết tỷ giá trong thực tế

Các quốc gia trên thế giới (có cả Việt Nam) đều áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp trừ: Anh, New Zealand, Úc & các nước đồng tiền chung EURO (dùng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp)

* Riêng Mỹ vừa áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp:

- Trực tiếp với ngoại tệ: GBP, AUD, NZD, SDR, EUR

- Gián tiếp với tất cả các ngoại tệ còn lại

6. Chênh lệch tỷ giá mua vào – bán ra

1USD = 21.220 – 21.235 VND

Tỷ giá đứng trước: 21.220 gọi là tỷ giá mua vào (bid rate) là tỷ giá tại đó ngân hàng sẵn sàng mua vào USD (đồng yết giá)

Tỷ giá đứng sau: 21.235 gọi là tỷ giá bán ra (ask /offer rate) là tỷ giá tại đó ngân hàng sẵn sàng bán ra USD (đồng yết giá)

Tỷ giá bán ra cao hơn tỷ giá mua vào

Tỷ giá mua

Tỷ giá bán

Là tỷ giá nào?

Là tỷ giá đứng trước

Là tỷ giá nào?

Là tỷ giá đứng sau

Ai mua?

Ngân hàng yết giá mua

Ai bán?

Ngân hàng yết giá bán

Mua đồng tiền nào?

Đồng tiền yết giá

Bán đồng tiền nào?

Đồng tiền yết giá

Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào – bán ra (spread/ “bid-ask spread”)

Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào & tỷ giá bán ra gọi là Spread

Tính theo điểm tỷ giá (số điểm tuyệt đối):

Spread = ask rate- bidrate

Ví dụ: E(VND/USD) = 21.210 - 21.220

Spread = 21.220 – 21.210 = 10VND, tức 10 điểm

Ý nghĩa: nếu ngân hàng yết giá vừa mua vào vừa bán ra 1 USD thì lãi sẽ là 10 điểm, tức 10 VND

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương pháp yết tỷ giá về đặc điểm và nội dung của yết tỷ giá trực tiếp, yết tỷ giá gián tiếp, yết tỷ giá kiểu Châu Âu, phương pháp yết tỷ giá trong thực tế, chênh lệch tỷ giá mua vào – bán ra...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Các phương pháp yết tỷ giá. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Có nhiều tác giả dùng các thuật ngữ khác nhau về biểu hiện tỷ giá, thậm trí trái ngược nhau xung quanh hai khái niệm trực tiếp và gián tiếp.

Để dễ hiểu ở đây chúng ta sử dụng hai cách biểu hiện tỷ giá sau đây:

Cách thứ nhất, tại một nước người ta so sánh một ngoại tệ n ào đó với đồng nội tệ (yết giá trực tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)

Ví dụ:

Ở Việt Nam, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh các đồng ngoại tệ với VND, chẳng hạn:          1 USD = 15,950 VND

Ta viết là:                    USD/VND = 15,950

Ở Pháp:                         1 USD = 0.81EUR

Ta viết là:                      USD/EUR = 0.81

Cách thứ hai, tại một nước, người ta so sánh đồng nội tệ với đồng ngoại tệ (yết giá gián tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)

1 nội tệ = X ngoại tệ

Ở Pháp, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh đồng tiền EUR với ngoại tệ.

Chẳng hạn: 1 EUR                     = 1.2104 USD

Ta viết là: EUR /USD = 1.2104 Ở Anh:       1 GBP   = 1.6958 USD

Ta viết là: GBP/USD = 1.6958

Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng , tỷ giá hối đoái thường được yết giá như sau:

USD / EUR = 0.8100 / 0.8110

USD / VND = 15,950 / 15,970

Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá hay còn gọi là đồng tiền hàng hoá hay đồng tiền cơ sở, nó luôn là một đơn vị. Các đồng EUR, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 8100 là tỷ giá mua đô la trả bằng EUR của ngân hàng, và tỷ giá đứng trước 15,950 là tỷ giá mua đô la trả bằng đồng Việt Nam của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá mua v ào của ngân hàng (BID RATE)

Tỷ giá đứng sau 0.8110 là tỷ giá bán đô la thu bằng EUR của ngân hàng và 15,970 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE)

Thông thường tỷ giá ASK cao hơn tỷ giá BID. Chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hay tiếng Anh gọi là Spread, tiếng Pháp là Fourchette. Khoản chênh lệch này tùy thuộc vào từng ngoại tệ nhưng thông thường vào khoảng 0.001 đến 0.003 tức là từ đến 30 điểm. Chúng ta có thể mô hình mối quan hệ này theo sơ đồ sau đây:

Theo phương pháp yết tỷ giá, việt nam sử dụng phương pháp yết giá:

Như vậy: Spread = Ask Rate – Bid Rate

Tỷ giá thường được công bố đến 4 số lẻ. Điểm biểu hiện 1/10,000của một đ ơn vị tiền tệ, nó là khoảng tăng nhỏ nhất khi tỷ giá biến đổi. Số của tỷ giá thông thường biểu hiện hai con số sau dấu chấm của tỷ giá. Con số này ít được quan tâm, bởi vì con số biến động mạnh nhất chính là phần điểm của tỷ giá.

Trong giao dịch ngoại hối, người ta có thể lấy tên thủ đô các nước công nghiệp phát triển thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí tiền định giá.

Để thống nhất các đơn vị tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành ký hiệu tiền tệ thống nhất (xem Phụ lục 2.1). Tất cả đồng tiền của các nước đều được mã hoá bằng 3 chữ cái in hoa, trong đó hai chữ cái đầu l à ký hiệu của tên nước và chữ cái thứ ba là chữ cái đầu ti ên của tên tiền tệ nước đó. Ví dụ, VND là ký hiệu đồng tiền của Việt Nam, trong đó VN là ký hiệu của Việt Nam và D là chữ cái đầu tiên của tên đồng tiền của Việt Nam “ĐỒNG”. SGD là ký hiệu đồng tiền của nước Singapore, trong đó hai chữ cái đầu ti ên SG là ký hiệu tên nước Singapore và chữ cái cuối cùng D là chữ dầu tiên của tên đồng tiền nước này DOLLAR v.v.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cách ghi tỉ giá usd
  • Vnd/usd hay usd/vnd
  • yet gia cac dong tien
  • ,