Thời gian thử việc được quy định như thế nào

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Nguyễn Linh Chi như sau:

Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Khoản 1, Khoản 3 Điều 24 và Khoản 3 Điều 25 Bộ luật này quy định:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Trường hợp bà Nguyễn Linh Chi phản ánh về một hợp đồng được đặt tên là hợp đồng đồng lao động nhưng không ghi rõ loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay loại hợp đồng lao động xác định thời hạn, mà nội dung có ghi "thời hạn hợp đồng 09/10/2022. Thời gian thừ việc từ 09/10/2022 đến 08/11/2022".

Theo luật sư, hợp đồng này không phải là hợp đồng lao động mà trong hợp đồng lao động đó có ghi nhận sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động về thử việc.

Căn cứ vào thời gian thử việc ghi trong hợp đồng này có cơ sở kết luận đây là hợp đồng thử việc. Câu chữ "thời hạn hợp đồng 09/10/2022" trong hợp đồng không rõ nghĩa, nhưng theo ngữ cảnh câu chữ này trong hợp đồng, có thể coi đây là ngày hợp đồng thử việc này có hiệu lực, ngày bắt đầu thời hạn thủ việc.

Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động quy định, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Cụ thể, trường hợp bà Nguyễn Linh Chi phản ánh, mặc dù hợp đồng đã giao kết được đặt tên là hợp đồng lao động nhưng nội dung thể hiện là hợp đồng thử việc. Do đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động đạt yêu cầu thủ việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng hợp đồng thử việc.

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Cụ thể, căn cứ vào tính chất, mức độ của công việc mà người thử việc và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận với nhau.

Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo quy định chỉ thử việc một lần đối với 01 công việc và không vượt quá thời gian thử việc tối đa như sau:

- 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Thời gian thử việc được quy định như thế nào

Thời gian thử việc tối thiểu theo quy định mới nhất 2023? Mức lương thử việc tối thiểu là bao nhiêu?

Mức lương thử việc tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 26 về tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc như sau:

Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, tương tự như thời gian thử việc, mức lương thử việc cũng sẽ do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Người sử dụng lao động trả lương thử việc dưới 85% thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 về xử lý hành vi vi phạm quy định về thử việc như sau:

Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, nếu người sử dụng lao động trả lương thử việc dưới 85% mức lương của vị trí công việc thì sẽ bị xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt 2 triệu đồng - 5 triệu đồng áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân (từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng).

Ngoài ra người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Quy định thời gian thử việc là bao lâu?

Như vậy, thời gian tối đa thử việc là không quá 180 ngày tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng trong trường hợp đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp. Đa số các công việc hiện nay có thời gian thử việc thông thường sẽ là 60 hoặc 30 ngày.

Thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là bao nhiêu ngày?

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; 4.

Tiền lương trong thời gian thử việc được trả cho người lao động như thế nào?

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Thời gian học việc tối đa là bao lâu?

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.