Thực trạng công tác y tế trường học hiện nay

Thời gian qua, hoạt động giáo dục trực tiếp cho học sinh TP Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả tích cực.

  • Hà Nội triển khai 11 nội dung tăng cường y tế học đường trong năm học mới

  • Hà Nội phát triển y tế học đường, nâng cao thể chất cho học sinh

Nhân viên y tế khám sàng lọc trước tiêm cho học sinh. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Tuy nhiên, cần quan tâm hơn nữa đến công tác y tế học đường, tăng cường sự phối hợp giữa ngành Giáo dục với ngành Y tế, địa phương và phụ huynh để vừa đảm bảo yêu cầu chất lượng giáo dục vừa đảm bảo phòng dịch. Đó là ý kiến thống nhất được đưa ra tại buổi làm việc trực tuyến do Hội đồng nhân dân TPHồ Chí Minh tổ chức sáng 4/3 về giám sát tình hình học sinh đi học trực tuyến trên địa bàn thành phố.

Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHồ Chí Minh, thực tế cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của lực lượng nhân viên y tế học đường. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ y tế tại các trường mầm non, tiểu học, phổ thông trung học, giáo dục thường xuyên tại thành phố đang thiếu cả về số lượng và chất lượng. Theo quy định hiện hành, tại các trường học chỉ có 3 biên chế cho 4 vị trí: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế nên nhiều cán bộ y tế học đường làm việc kiêm nhiệm. Vì vậy, Sở Y tế đề nghị thành phố xây dựng cơ chế thí điểm đặc thù cho nhân viên y tế học đường để đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc sức khỏe cho giáo viên, học sinh tại các trường trong tình hình mới.

Qua kiểm tra thực tế tại một số trường học, Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học quan tâm hơn nữa đến vấn đề sức khỏe của học sinh ngoài dịch COVID-19 như bệnh lý về tật khúc xạ, cong lệch cột sống, béo phì… Các nhà trường cần quan tâm đến việc tạo môi trường thông thoáng cho học sinh tại trường, hạn chế việc lạm dụng sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, tăng cường hoạt động thể chất cho học sinh…

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHồ Chí Minh, từ ngày 14/2/2022, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện của thành phố đồng loạt tổ chức việc dạy học trực tiếp cho học sinh từ mầm non đến trung học. Tính đến ngày 18/2 đã có 85,34% cơ sở giáo dục bậc mầm non và 100% trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố tổ chức học trực tiếp với số học sinh mầm non đi học là trên 70% và trên 95% ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, 98,9% ở bậc trung học phổ thông.

Tính từ 7/2 đến 2/3/2022, toàn thành phố ghi nhận 3.689 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghi mắc COVID-19 [phát hiện tại trường là 318 ca]; 40.385 học sinh nghi mắc COVID-19 [2.160 ca phát hiện tại trường]. Riêng tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt hòa nhập ghi nhận khoảng 70% học sinh trở lại học tập và tỷ lệ nghi mắc COVID-19 tại trung tâm rất thấp.

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, thời gian qua, khi ca mắc COVID-19 tăng cao, các nhà trường nỗ lực vượt khó khăn để hoàn thành việc tổ chức dạy trực tiếp và chuyển đổi vừa trực tiếp kết hợp trực tuyến, trong đó vẫn duy trì lớp bán trú. Nhà trường tốn thêm chi phí phòng dịch, giáo viên mất nhiều công sức, thời gian để vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa đảm bảo các yêu cầu phòng dịch. Vì vậy, rất cần thành phố quan tâm xem xét có cơ chế đặc thù với giáo viên, nhất là các giáo viên phải thực hiện hoạt động giáo dục ngoài thời gian chính thức. Đối với hoạt động giáo dục trực tiếp cấp mầm non rất cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh để đảm bảo yêu cầu phòng dịch cho trẻ không chỉ trong thời gian học tập tại trường mà cả thời gian trẻ sinh hoạt tại gia đình.

Tổng kết các ý kiến của đại biểu, ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội, Hội đồng nhân dân thành phố đánh giá cao nỗ lực của các thầy, cô giáo, nhà trường cũng như công tác phối hợp giữa Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai hoạt động dạy-học trực tiếp cho học sinh. Thực tế kiểm tra tại một số trường học, cơ sở giáo dục mầm non cho thấy, thời gian tới, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa hai ngành, giữa nhà trường và địa phương, giữa thầy cô giáo và phụ huynh học sinh để tạo sự thống nhất hành động, sự đồng thuận của xã hội, vừa đảm bảo nhu cầu học tập trực tuyến của học sinh vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu về vấn đề nâng cao chất lượng y tế học đường, ông Cao Thanh Bình cho rằng, Sở Y tế cần phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng đề án đánh giá tổng hợp về công tác y tế học đường, tham mưu, đề xuất chính sách, chế độ phù hợp cho lực lượng cán bộ y tế làm việc tại các nhà trường; đồng thời, đề nghị đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội đối với việc tiêm vaccine cho học sinh cũng như thực hiện nghiêm yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh trong thời gian tại trường cũng như sinh hoạt tại gia đình.

Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Hà, đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội [MB Bank] Chi nhánh TPHồ Chí Minh cho biết, Ngân hàng cam kết hỗ trợ không hạn chế bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 đảm bảo yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn của ngành Y tế cho tất cả các trường học, cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố. MB Bank sẵn sàng xem xét yêu cầu hỗ trợ dung dịch khử khuẩn, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các nhà trường.

Xuân Khu [TTXVN]

Nghệ An: Khó khăn trong bố trí nhân lực, chi trả kinh phí cho y tế học đường

Công tác y tế học đường tại các nhà trường ở Nghệ An chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc bố trí con người và có nhiều vướng mắc trong quá trình chi trả kinh phí cho y tế học đường theo quy định.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Y tế học đường,
  • học sinh,
  • TP Hồ Chí Minh,

Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Cho tới nay, đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [4], [5], [6], [7], [28], [47], [49], [51]. Công tác y tế trường học đã và đang được các ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. Đặc biệt bên cạnh đó, nhiều tổ chức quan tâm đã và đang có các chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao sức khỏe trường học như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc [UNICEF], Tổ chức y tế thế giới [WHO], Ngân hàng thế giới [WB], tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ chức mắt hột quốc tế v.v. [49]

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu’. Phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm không phải của riêng một cá nhân nào mà là của toàn xã hội. Bên cạnh việc cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất [trường lớp, bàn ghế…], cung cấp trang thiết bị phù hợp theo lứa tuổi học sinh cho các trường học. Tuy nhiên, cho đến nay y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [49], [51].

Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [51]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện. Các hoạt động y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng cũng chỉ đạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh [51]

Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động YTTH chưa được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành [Y tế và Giáo dục] chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn đề này đã và  đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của từng địa phương và cả nước [47], [49], [51].

Theo tài liệu vệ sinh học đường của Bộ Y tế năm 2002, y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường [chăm sóc vệ sinh răng miệng] và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng nhất và nhiều bất cập [49], [51]. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe trường học, vệ sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [10], [11], [12], [14], Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], [2], Nguyễn Bích Diệp [18], [19], Đặng Anh Ngọc [37], [38], [39], Hoàng Văn Tiến [37], [38] nhưng nghiên cứu về các hoạt động YTTH cụ thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thì còn chưa được đầy đủ [29].

Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế

trường học tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Nhiệm vụ này đã có một đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong ha năm 2007 – 2009 tại ba tỉnh [Phú Thọ Quảng Bình, Đồng Nai] thuộc ba miền của đất nước.

Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi của một tỉnh trung du Bắc Bộ. Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào tại huyện về thực trạng hoạt động về y tế trường học ra sao, có những khó khăn nào ảnh hưởng tới hoạt động y tế trường học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài «Nghiên cứu thực trạng y tế trường phổ thông tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ năm học 2007-2008», là một phần trong đề tài cấp Bộ, với các mục tiêu sau đây :

1. tả thực trạng hoạt động về y tế trường học tại các trường phổ

thông tại huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ trong năm học 2007 –

2008

2. Mô tả một số khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động y tế trường học tại các trường phổ thông tại huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ trong năm học 2007- 2008

Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp can thiệp đẩy mạnh hoạt động YTTH tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 : TỔNG QUAN 3

1.1. Tổng quan về y tế trường học 3

1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học 7

1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học 9

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1. Địa điểm nghiên cứu 12

2.2. Đối tượng nghiên cứu 12

2.3. Phương pháp nghiên cứu 12

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 20

3.2. Hoạt động y tế trường học phổ thông huyện Tam Nông – Phú

Thọ năm học 2007 – 2008 22

3.3. Một số khó khăn có ảnh hưởng đến triển khai các hoạt động

YTTH phổ thông huyện Tam Nông năm học 2007 – 2008 32

Chương 4 : BÀN LUẬN 40

4.1. Thực trạng hoạt động y tế trường học phổ thông tại huyện Tam

Nông – Phú Thọ trong năm học 2007 – 2008 40

4.2. Một số những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động y tế

trường học phổ thông tại huyện Tam Nông năm học 2007 – 2008…. 49

4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 55

KẾT LUẬN 56

1. Thực trạng hoạt động YTTH tại Tam Nông – Phú Thọ năm học

2007 – 2008 56

2. Khó khăn trong việc triển khai các hoạt động YTTH tại huyện

Tam Nông – Phú Thọ năm học 2007 – 2008 57

KIẾN NGHỊ 58 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề