Tính công của tài sản trí tuệ là gì

  • Tài sản trí tuệ là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động sáng tạo, bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; phần mềm máy tính; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới và các sản phẩm trí tuệ có giá trị khác.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Skip to content

1. Khái niệm về Tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ [TSTT] là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính…

2. Các loại tài sản trí tuệ

TSTT được chia thành các nhánh:

+ Quyền tác giả và quyền liên quan

Đối với quyền tác giả, TSTT luôn được định hình dưới dáng một tác phẩm. Tức là quyền tác giả không bảo hộ cho ý tưởng mà chỉ bảo vệ cách thức thể hiện của tư duy.

Đối với quyền liên quan, TSTT là chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát thanh, truyền hình.

+ Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp bảo vệ các TSTT bao gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, bí mật kinh doanh

+ Quyền đối với giống cây trồng

Dựa và tính chất, có thể chia TSTT thành các nhóm:

+Sáng tạo về văn học – nghệ thuật [tác phẩm văn học, nghệ thuật, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình…

+ Sáng tạo về kỹ thuật – công nghệ [sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí,…]

+Sáng tạo trong hoạt động kinh doanh thương mại [nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…]

Dựa trên thủ tục xác lập quyền, tài sản trí tuệ phân thành các nhóm:

Bảo hộ tự động: Quyền tác giả, quyền liên quan, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Bảo hộ tự động có điều kiện: tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng

Phải đăng ký: Sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng.

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là một tài sản vô hình, tài sản trí tuệ có các đặc điểm nổi bật.

Hình minh họa [Nguồn: The Insight Group].

Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa "Tài sản là của cải vật chất để sản xuất hoặc tiêu dùng".

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản".

"Tài sản trí tuệ là tài sản được hình thành qua quá trình hoạt động trí tuệ của con người. Tài sản trí tuệ là một bộ phận của tài sản vô hình, khác với khả năng không thể hoặc khó có thể tái tạo của tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ lại có khả năng tái tạo".

Đặc điểm của tài sản trí tuệ

- Là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ trong trường hợp này được hiểu là công nghệ có thể chuyển giao độc quyền [ví dụ công nghệ lên men bia] hoặc công nghệ không thể chuyển giao độc quyền [ví dụ công nghệ đào tạo].

- Tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển.

- Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao hơn ở những thời điểm sau đó.

- Tài sản trí tuệ tồn tại ở dạng thông tin và có khả năng lan truyền vô tận, ví dụ một chương trình phát thanh, truyền hình được phát đi ở một quốc gia thì ngay lập tức nó có thể lan truyền đến tất cả mọi quốc gia trên thế giới.

- Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép, ví dụ một tác phẩm văn học có thể bị sao chép thành nhiều bản, chất lượng thông tin của bản sao tương đương với chất lượng thông tin của bản gốc. Đây là đặc điểm đáng lưu ý, nhất là trong thời đại kĩ thuật số, qua đó cho thấy nếu không có cơ chế pháp luật hữu hiệu để bảo hộ tài sản trí tuệ thì không thể kiểm soát được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Trong cùng một thời điểm, tài sản trí tuệ có thể nhiều người cùng sử dụng, mà việc sử dụng của người này có thể không hoặc có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng của người khác.

- Tài sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể được trao đổi trên thị trường, ví dụ có thể mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế thông qua hợp đồng chuyển giao sáng chế, nhà xuất bản có thể mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một tác phẩm văn học.

- Việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. [Theo Giáo trình Pháp luật Sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Khai Hoan Chu

Tài sản trí tuệ là gì? Tài sản trí tuệ bao gồm những đối tượng nào? Đặc điểm của tài sản trí tuệ? Định giá tài sản trí tuệ trong giao dịch dân sự?

Trong suốt thời gian dài lịch sử từ khi bắt đầu có các hoạt động giao thương, tài sản hữu hình luôn chiếm vai trò quan trọng và quyết định. Tuy nhiên, ngày nay tài sản trí tuệ ngày càng quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh dư địa phát triển dựa vào tài nguyên thô và lao động ngày càng bị thu hẹp. Vậy tài sản trí tuệ là gì? Giá trị của tài sản trí tuệ trong giao dịch dân sự được định giá như thế nào, cùng tham khảo bài viết sau.

Cơ sở pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Tài sản trí tuệ là gì?

Có thể hiểu tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; phần mềm máy tính; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới và các sản phẩm trí tuệ có giá trị khác. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Tài sản trí tuệ trong tiếng Anh là “Intellectual Property”.

2. Tài sản trí tuệ bao gồm những đối tượng nào?

Hướng dẫn định giá quốc tế số 4 về Định giá tài sản vô hình định nghĩa:

Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, tạo ra những quyền và ưu thế cho người sở hữu và mang lại những lợi ích kinh tế cho người sở hữu tài sản đó.

Tài sản trí tuệ là một bộ phân của tài sản vô hình. Tài sản trí tuệ là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật;

Tài sản trí tuệ bao gồm:

Xem thêm: Quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp

Thứ nhất, Quyền tác giả và quyền liên quan;

Theo Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả [sau đây gọi là quyền liên quan] là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và thể hiện tác phẩm dưới dạng hình thức nhất định. Thông qua quá trình lao động sáng tạo hoặc một tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ chức, cá nhân đó được xem là chủ thể của quyền tác giả. Vì tài sản trí tuệ luôn được định hình dưới dáng một tác phẩm nên là quyền tác giả không bảo hộ cho ý tưởng mà chỉ bảo vệ cách thức thể hiện của tư duy.

Đối với quyền liên quan, tài sản trí tuệ là chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát thanh, truyền hình.

Thứ hai, Quyền sở hữu công nghiệp.

Quyền sở hữu công nghiệp bảo vệ các tài sản trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.

Xem thêm: Quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản mới nhất

Thứ ba, Quyền đối với giống cây trồng.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

3. Đặc điểm của tài sản trí tuệ:

Thứ nhất, Bản chất vô hình: tài sản trí tuệ là kết quả của các hoạt động trí tuệ.

Thứ hai, Có tính xác định được, kiểm soát được

Thứ ba, Có tính sáng tạo và đổi mới

Thứ tư, Có tính không bị hao mòn, cạn kiệt về vật chất

Thứ năm, Có khả năng sinh thời thông qua hoạt động khai thác và chuyển giao.

Xem thêm: Tạm ứng án phí và định giá tài sản khi ly hôn

Thứ sáu, Không bị giới hạn về phạm vi sử dụng [nhiều lần, nhiều người…] và nhiều người đồng thời sử dụng.

4. Định giá tài sản trí tuệ trong giao dịch dân sự:

Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật quốc tế nào điều chỉnh việc định giá tài sản trí tuệ vì vậy việc định giá tài sản trí tuệ vẫn chủ yếu được thực hiện theo Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình số 4 do Hội đồng định giá quốc tế [IVSC] công bố.

Trên thế giới, phương pháp định giá tài sản trí tuệ được chia thành hai nhóm lớn: phương pháp định giá mang tính chất định lượng và phương pháp định giá mang tính chất định tính.

Thứ nhất, phương pháp định lượng, tài sản trí tuệ được đánh giá trên ba khía cạnh:

+ Định giá các quyền: ví dụ tình trạng đơn đăng ký bảo hộ, thời hạn bảo hộ, đặc điểm của từng đối tượng sở hữu trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu…

+ Định giá khả năng chuyển giao của tài sản trí tuệ: ví dụ sự cần thiết của việc phát triển bổ sung cho việc thương mại hóa tài sản trí tuệ, những hỗ trợ kỹ thuật sau khi chuyển giao công nghệ, các điều kiện li-xăng bắt buộc, nghĩa vụ và sự hợp tác của những người nắm giữ quyền.

+ Định giá tiềm năng kinh doanh: về những cản trở khách quan ví dụ: yêu cầu có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền,.. đóng góp của tài sản trí tuệ đối với hoạt động kinh doanh của công ty, khả năng xuất hiện các công nghệ thay thế,…

Thứ hai, Phương pháp định giá mang tính chất định tính

Xem thêm: Nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản trong tố tụng hình sự

 Phương pháp dựa trên cơ sở đo lường và phân tích dữ liệu để tính giá trị của đối tượng SHTT thành tiền, bao gồm ba phương thức tiếp cận được áp dụng rộng rãi sau đây:

+ Phương thức tiếp cận chi phí là dựa vào chi phí để có được tài sản tài sản trí tuệ thông qua việc nghiên cứu và phát triển nội bộ của công ty hoặc thông qua việc mua lại hoặc được chuyển giao tài trản trí tuệ từ công ty khác. Phương thức này dựa vào việc tính toán các chi phí mô phỏng hoặc thay thế một tài sản trí tuệ.

+ Phương thức tiếp cận thị trường. Đây là phương thức này xác định giá trị của một tài sản trí tuệ bằng việc phân tích các giao dịch thị trường có khả năng so sánh giữa tài sản trí tuệ này với những tài sản trí tuệ tương tự khác. Tính tương tự thể hiện trong việc sử dụng, các đặc điểm về công nghệ, chi tiết, tính năng và các quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ cũng như sự nhận thức của công chúng về tài sản trí tuệ trên thị trường hoặc là tài sản trí tuệ được giao dịch trong những hoàn cảnh tương tự.

Tuy nhiên trên thực tế việc chuyển giao tài sản trí tuệ thiếu sự rõ ràng, minh bạch, thiếu thông tin về đối tượng được giao dịch để làm cơ sở so sánh giá trị. Hoặc là đối tượng được giao dịch là cái duy nhất, nên chúng ta không thể tìm kiếm được một tài sản trí tuệ tương tự để tiến hành so sánh khi định giá.

+ Phương thức tiếp cận theo thu nhập là phương thức này được sử dụng để tính giá trị hiện tại của dòng tiền thu nhập trong tương lai của một tài sản trí tuệ trong suốt thời hạn bảo hộ. Phương pháp chiết khấu dòng tiền cho phép dòng tiền thu nhập trong tương lai được ước tính có thể biến đổi thành giá trị hiện tại bằng việc chiết khấu dòng tiền thu nhập trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Nhưng khó khăn chính là làm thế nào để xác định được tỷ lệ chiết khấu phù hợp? Một số yếu tố rủi ro cần được xem xét khi xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp như rủi ro về công nghệ, thị trường, chính sách, lạm phát, khả năng thanh toán, nạn sao chép bất hợp pháp những tài sản trí tuệ, khả năng đối tượng sở hữu trí tuệ không còn sử dụng được lâu dài,…

Thông thường xác định tỷ lệ chiết khấu dựa trên tỷ lệ sinh lời mà nhà đầu tư mong đợi trên Khoản đầu tư vào tài sản trí tuệ phụ thuộc vào tính chất và các kinh nghiệm liên quan đến xác định rủi ro. Rủi ro càng cao thì tỷ lệ sinh lợi mong đợi càng lớn. Nhược điểm của phương pháp này là thiếu tính khách quan và chính xác trong việc dự báo dòng tiền thu nhập trong tương lai.

Bên cạnh đó, Thời điểm định giá tài sản trí tuệ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định giá tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ đối với một sáng chế có thể được định giá cao hơn nếu thời hạn chuyển nhượng hoặc li-xăng sáng chế đó không trùng với thời điểm giới thiệu một công nghệ bổ sung hoặc công nghệ thay thế có hiệu quả hơn trên thị trường.

Như vậy rõ ràng để biết được giá trị thật của một tài sản trí tuệ cụ thể là không dễ dàng. Các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn thời điểm định giá để có lợi nhất cho họ.

Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Đối với Việt Nam, tuy đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến việc định giá tài sản trí tuệ như: Luật thi hành án dân sự, Luật Doanh nghiệp, nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ vẫn còn khá sơ sài. Các văn bản pháp luật nêu trên hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá tài sản trí tuệ mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán [dựa trên sổ sách] của tài sản vô hình – trong đó bao gồm các tài sản trí tuệ. Ngay cả Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019  và các Nghị định hướng dẫn thi hành là những văn bản pháp lý chuyên ngành về sở hữu trí  cũng chưa có một quy định nào quy định về việc định giá tài sản trí tuệ. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp thường rất lúng túng khi định giá các tài sản, đôi khi việc định giá sai, thấp hơn so với giá trị thực tế đã đem lại những hậu quả đáng tiếc cho các doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề