Trẻ bị hôi miệng phải làm sao

Miệng hôi sau khi ngủ dậy không chỉ là vấn đề thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé 2 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng hôi miệng kéo dài ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về sức khỏe mà ba mẹ cần phải quan tâm. Vậy bé 2 tuổi ngủ dậy miệng hôi có phải làm sao? Theo chân Monkey tìm hiểu nhé!

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

Nguyên nhân gây hôi miệng khi ngủ dậy ở trẻ 2 tuổi

Một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu trong quá trình nuôi dạy con đó là vấn đề răng miệng. Ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này ở con để có thể dễ dàng khắc phục hơn

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao

Việc bé 2 tuổi ngủ dậy miệng hôi có thể biểu hiện được tình trạng sức khỏe của con, một trong số đó có những nguyên nhân sau:

  • Khô miệng: Việc uống ít nước khiến cho khoang miệng của trẻ thường xuyên bị khô, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra tình trạng bé 2 tuổi ngủ dậy miệng hôi.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nhiều trẻ trong lúc vệ sinh răng miệng không có sự giám sát của người lớn thường chỉ đánh qua loa cho có, thường là trẻ không thể luồn lách bàn chải vào bên trong răng số 7, số 8. Lâu dần có thể khiến răng bị sâu và gây ra tình trạng hôi miệng.

  • Bệnh lý về răng: Đi kèm với việc trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ gây ra các bệnh lý về răng như viêm lợi, viêm tủy răng, sưng chân răng… từ đó gây ra mùi hôi trong khoang miệng bé.

  • Dị vật ở mũi: Nhiều trẻ trong khi chơi thường nhét dị vật vào mũi như thức ăn, cúc áo…Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho bé mà còn làm tổn thương niêm mạc mũi gây bội nhiễm khiến mũi và miệng của trẻ có mùi hôi rất khó chịu.

  • Trẻ ăn món ăn có mùi

  • Hút thuốc lá thụ động

  • Các bệnh viêm nhiễm cấp và mãn tính vùng tai mũi họng: viêm xoang, viêm amidan hay dị ứng theo mùa 

  • Bệnh dạ dày - ruột: trào ngược dạ dày thực quản hoặc hay nôn trớ, đây là một trong những bệnh lý liên quan đến sức khỏe của trẻ gây ra tình trạng bé 2 tuổi ngủ dậy miệng hôi. 

Nên làm gì khi bé 2 tuổi bị hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao

Để cho con có được hơi thở thơm lâu, bạn cần hướng dẫn cho con vệ sinh với nước trước khi đi ngủ để loại bỏ những mảng bám thức ăn thừa ra khỏi răng, miệng và lưỡi. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé sử dụng kem đánh răng và bàn chải dành cho trẻ em, điều này có thể khiến bé cảm thấy thích thú hơn trong việc vệ sinh răng miệng bởi vị ngọt có trong kem đánh răng.

Đối với những bé vẫn giữ thói quen hay ngậm tay và vú giả thì rất dễ bị hôi miệng bởi vi khuẩn sẽ gián tiếp tấn công vào bên trong và tạo ra mùi hôi. Vì vậy, mẹ cần phải vệ sinh và khử trùng những đồ vật bé hay ngậm.

Nếu tình trạng hơi thở của bé vẫn có mùi trong một thời gian dài, mà vệ sinh sạch sẽ vẫn không hết thì ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ vì có thể bé đã mắc bệnh viêm xoang, hoặc là do trào ngược dạ dày.

Xem thêm: Cần làm gì khi trẻ 2 tuổi ngủ dậy hay khóc

Khi nào nên cho bé đi khám nha khoa

Bạn nên cho trẻ đến nha khoa khám răng trong vòng 6 tháng hoặc muộn hơn là 12 tháng. Đây là lời khuyên của các chuyên gia nha khoa, bởi khi đưa bé đến nha khoa bạn sẽ được các nha sĩ cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng sâu răng, được hướng dẫn cách làm sạch vệ sinh răng miệng cho bé khi xuất hiện chứng bé 2 tuổi ngủ dậy miệng hôi. 

Việc dẫn bé đến nha khoa sớm cũng làm cho bé quen dần với chiếc ghế nha khoa, giúp đem lại sự thoải mái cho trẻ với nha sĩ. Nếu có nhiều thời gian, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa ở những địa chỉ tin cậy và uy tín để được tư vấn và chăm sóc kỹ càng. Ở đây, các nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng cho trẻ để có liệu pháp điều trị triệt để vấn đề hôi miệng ở trẻ 2 tuổi.

Những lưu ý cho mẹ khi chăm bé 2 tuổi ngủ dậy hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao

Vấn đề bé 2 tuổi ngủ dậy miệng hôi luôn là điều được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt của con. Sau đây là một vài lưu ý cho mẹ khi chăm bé 2 tuổi ngủ dậy hôi miệng:

  • Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ đều đặn 2 lần/1 ngày

  • Hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em, nên lựa chọn đầu bàn chải bằng lông mềm, nhỏ và khi dùng chỉ nên lấy một lượng ít kem đánh răng. Bên cạnh đó, hướng dẫn cho trẻ cách đánh răng và nhổ kem sau khi đánh như thế nào cho hợp lý.

  • Nếu bé có thói quen uống sữa bình, sữa hộp trước khi đi ngủ thì ba mẹ nên cho con uống sữa rồi mới bắt đầu đánh răng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa sẽ gây ra mùi hôi trong khoang miệng của bé.

  • Hạn chế cho bé ăn các thức ăn và đồ uống làm tăng khả năng sâu răng như ăn kẹo, uống nước ngọt… Bạn nên cho trẻ ăn trái cây sẽ tốt hơn là uống nước trái cây hoặc nước ngọt. Đặc biệt là các loại quả như táo, thơm có chứa chất xơ sẽ có xu hướng làm sạch răng cho trẻ.

Monkey đã chia sẻ cho quý vị và các bạn những thông tin bổ ích về bé 2 tuổi ngủ dậy miệng hôi, hy vọng đã có thể giúp cho ba mẹ đồng hành cùng con trên bước đường đời một cách dễ dàng nhất!