Trẻ sơ sinh bao lâu thì được rơ lưỡi

Rơ lưỡi hay làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh là cách vệ sinh khoang miệng thường gặp khi thấy lưỡi của trẻ xuất hiện các cặn sữa, mảng trắng bẩn. Cặn sữa ở lưỡi lâu ngày có thể gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất mà mẹ nên biết.

Rơ lưỡi hay làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh là cách vệ sinh khoang miệng thường gặp khi thấy lưỡi của trẻ xuất hiện các cặn sữa, mảng trắng bẩn được gọi là bựa lưỡi.

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ nhiễm virus, vi khuẩn và các loại nấm có hại do sức đề kháng của trẻ còn kém, các cơ quan như hệ miễn dịch, hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa tự vệ sinh cá nhân cho mình. Mỗi khi trẻ bú hay ăn xong, các cặn sữa, cặn thức ăn có thể đọng lại trên lưỡi và khoang miệng, lâu ngày gây bệnh nấm lưỡi.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém, chưa tự vệ sinh cá nhân nên các cặn sữa và thức ăn sẽ dễ đọng lại trên lưỡi nếu không được vệ sinh hay rơ lưỡi thường xuyên.

2. Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Sau đây là cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Mẹ cần lưu ý thực hiện đúng các cách sau.

2.1 Chuẩn bị

– Một miếng gạc thanh trùng.

– Nước muối sinh lý [0,9% Natriclorid].

– Nước lọc và 2 chén nhỏ.

2.2 Cách làm:

– Mẹ rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé.

– Đổ nước muối sinh lý ra chén nhỏ, sau đó luồn miếng gạc để rơ lưỡi vào ngón tay trỏ rồi chấm vào chén nước muối sinh lý đã chuẩn bị. Lưu ý, chấm ướt 2/3 ngón tay trỏ.

– Một tay mẹ bế bé ngửa vào lòng chắc chắn, đưa ngón tay có đeo gạc đặt vào miệng trẻ. Lưu ý có thể nói chuyện cho bé cười để dễ đưa ngón tay đeo gạc vào miệng bé hơn.

– Sau đó dùng ngón tay trỏ đã đeo gạc mềm mại rơ lưỡi cho trẻ từ hai bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.

– Mẹ nên thường xuyên đưa ngón tay đeo gạc ra ngoài chấm vào chén nước lọc để các mảng bám bẩn trên gạc trôi ra ngoài sau đó chấm tiếp vào chén nước muối sinh lý rồi đưa vào miệng rơ tiếp cho trẻ.

2.3 Lưu ý

– Nên rơ trong khoảng 1-2 phút tránh rơ lâu sẽ khiến lưỡi trẻ bị rát. Thực hiện rơ lưỡi cho trẻ từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để giữ vệ sinh miệng thật sạch cho bé.

– Mẹ không nên rơ lưỡi khi trẻ vừa ăn no, nên rơ lưỡi khi trẻ đang đói, tốt nhất là trước khi bé bú khoảng 10 phút để tránh trẻ bị nôn trớ.

– Trong lúc rơ lưỡi, bé có thể khó chịu, la khóc, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, nhanh tay, đồng thời nên trò chuyện với trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn, quên đau.

– Trẻ có thể muốn nôn ọe khi rơ lưỡi khi đó mẹ không nên quá lo lắng mà không nên rơ sâu vào gốc lưỡi vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị nôn, trớ.

– Nếu mẹ thấy việc rơ lưỡi giúp trẻ làm sạch khoang miệng, sạch các khoảng trắng, bẩn bám trên lưỡi mà không gây đau rát hay ảnh hưởng đến lưỡi trẻ thì nên tiếp tục rơ lưỡi cho bé.

– Nếu thấy các mảng trắng, bám trên lưỡi khó đi mẹ tuyệt đối không nên tìm cách cạo ra vì có thể tổn thương khiến lưỡi bị chảy máu gây ra nhiễm trùng. Khi đó mẹ nên cho trẻ đến khám chuyên khoa Nhi tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị cho trẻ vì rất có thể trẻ bị nấm lưỡi, việc rơ không sẽ không khỏi.

3. Có nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ?

Không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vì mật ong có chứa nhiều độc tố dễ khiến trẻ bị ngộ độc nặng, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ

Rất nhiều mẹ truyền tai nhau khi thấy trẻ có cặn ở lưỡi hay các mảng trắng trên lưỡi thì nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – mẹ KHÔNG NÊN rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì các lý do sau đây:

– Mật ong có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn tốt nhưng trong mật ong cũng chứa các độc tố gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ.

– Đặc biệt, độc tố từ mật ong có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng bị ngộ độc nặng, nguy hiểm đến sự an toàn và tính mạng của trẻ. Đã có trường hợp trẻ bị tử vong do mẹ dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ, do đó ba mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách này.

4. Tần suất rơ lưỡi cho trẻ

4.1 Đối với trẻ chỉ bú mẹ

Khi trẻ vẫn đang bú mẹ hoặc bú sữa mẹ qua bình  thì không cần thiết đánh rơ lưỡi hàng ngày. Nguyên nhân là do khi bú, lưỡi bé cọ sát với núm ti nên rất hiếm khi đọng cắn sữa. Tần suất hợp lý cho giai đoạn này là 2 – 3 lần 1 ngày.

4.2 Đối với trẻ bú mẹ và ăn thêm sữa ngoài

Với những bé vừa bú mẹ và vừa bổ sung ăn sữa ngoài thì cần rơ lưỡi mỗi ngày mộtt lần. Thêm vào đó, khi nào trẻ ăn sữa xong, mẹ nên cho trẻ uống 1 – 2 thìa nước ấm để tráng miệng cho con.

4.3 Đối với trẻ chỉ bú ngoài

Do khi bú ngoài, lưỡi trẻ bị đóng cặn dẫn đến hiện tượng tưa lưỡi hay đen lưỡi nên mẹ cần đánh rơ lưỡi 2 lần/ngày sau khi đã tráng miệng bằng 1 – 2 thìa nước ấm.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ vào khoảng thời gian sau ăn sáng 2 tiếng. Nếu rơ lưỡi ngay sau khi ăn sẽ khiến bé gặp hiện tượng nôn trớ, còn nếu rơ trước 2 tiếng sẽ khiến bé bị nôn khan.

Qua bài viết trên, hi vọng rằng chúng tôi đã cung cấp cho các mẹ thông tin về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Khi thấy lưỡi trẻ có các mảng trắng nhiều hay việc dùng gạc để tưa lưỡi cho trẻ không có hiệu quả, mẹ nên đưa con đến đi khám tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả cho trẻ.

Mẹ có từng nghĩ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có quan trọng không? Liệu có ảnh hưởng đến vị giác của con không? Để có cái nhìn tổng quát về KIẾN THỨC RƠ LƯỠI CHO BÉ SƠ SINH, mẹ tham khảo bài viết bên dưới. 

Khi nào nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Theo chia sẻ của Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Minh Trác – Bv Phụ sản Trung ương: Trẻ nên được vệ sinh răng miệng ngay từ khi chào đời vì hàng ngày con vẫn bú sữa. Sữa mẹ có 1 lượng nhỏ kháng sinh tự nhiên, tuy nhiên lượng này không đủ để làm sạch khoang miệng bé. Còn với trẻ bú sữa công thức thì chắc chắn phải vệ sinh răng miệng cho bé.”

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng như việc người lớn cần đánh răng, súc miệng mỗi ngày. Khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài, cặn sữa bám lại trên bề mặt lưỡi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển và gây bệnh. Điều này làm bé khó chịu, đau, miệng có mùi hôi thậm chí bỏ ăn, bỏ bú. Chính vì vậy, ngay sau khi em bé chào đời 1-2 ngày, mẹ hãy tập thói quen vệ sinh miệng hàng ngày cho bé nha. 

Lợi ích khi rơ lưỡi cho trẻ từ sớm: 

  • Sạch khoang miệng, miệng bé luôn thơm tho sạch sẽ
  • Bé cảm nhận vị giác tốt hơn, bú ngon hơn
  • Ngăn ngừa các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh như: Tưa lưỡi, cặn sữa, trắng miệng,… 

Tổng kết: Vệ sinh răng miệng ngay từ khi chào đời sẽ giúp làm sạch và bảo vệ răng miệng toàn diện cho bé. Chăm sóc răng miệng đúng cách không ảnh hưởng đến gai vị giác của trẻ. 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần

Số lần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào số tháng tuổi và “thực đơn” ăn uống của con. 

  • Với trẻ chỉ bú sữa mẹ: Vệ sinh 1 lần/ ngày 
  • Với trẻ có bú thêm sữa ngoài: Vệ sinh 2 lần/ ngày
  • Với trẻ mọc răng, ăn dặm: Vệ sinh 2 lần/ ngày 
  • Với trẻ gặp vấn đề răng miệng: Vệ sinh 3 -4 lần/ ngày
Mẹ nên rơ lưỡi cho bé ít nhất 1 lần/ngày

Thời điểm vàng rơ lưỡi cho bé trong ngày

Chắc hẳn mẹ sẽ có những băn khoăn nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào trong ngày sẽ phù hợp đúng không? Tất cả những lưu ý về vấn đề này đã được tổng hợp ngay bên dưới mẹ nha!

2 thời điểm rơ lưỡi cho bé thích hợp nhất trong ngày:

  • Sau khi bé bú sữa sáng khoảng 1 tiếng: Sau 1 đêm dài và bữa sáng, khoang miệng bé đã “bẩn” và cần được vệ sinh răng miệng đó. Mẹ có thắc mắc tại sao phải sau ăn 2 tiếng không, vì thời điểm này bé không bị no và không gây nôn trớ sữa đó. 
  • Trước khi bé đi ngủ buổi tối: Rơ lưỡi trước lúc bé đi ngủ giúp làm sạch cặn sữa, mảng bám suốt cả ngày. Thời điểm này mẹ cũng “rảnh” hơn và có thời gian chăm sóc răng miệng cho bé kỹ càng hơn. 

Trong 1 số trường hợp mẹ quên rơ lưỡi hoặc 2 thời điểm trên mẹ bận rộn không dành thời gian được, mẹ có thể rơ lưỡi cho bé BẤT CỨ KHI NÀO MẸ  CHUẨN BỊ THỜI GIAN với 3 lưu ý sau:

  • Không rơ lưỡi cho bé khi no vì mẹ đưa vật lạ vào miệng sẽ dễ gây nôn trớ.
  • Không rơ lưỡi cho bé trước khi bú sữa hoặc ăn vì sữa, thức ăn sẽ rửa trôi ngay những chất có tác dụng.
  • Không rơ lưỡi cho bé khi bé đang gắt ngủ, quấy khóc vì con khó chịu và không hợp tác đâu. 

Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt 

Lựa chọn gạc rơ lưỡi là bước cực kỳ quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả việc rơ lưỡi cho bé. 2 Loại gạc được mẹ sử dụng nhiều nhất hiện nay là gạc khô và gạc đã tẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm.

Bảng so sánh 2 loại gạc giúp mẹ hiểu hơn về 2 loại gạc này: 

Gạc khô Gạc tẩm ẩm
Đặc điểm  Chưa tẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm 

Gạc hình ống xỏ ngón, chất liệu từ polyester hoặc cotton

Là gạc đã tẩm ẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm

Hình ống xỏ ngón, chất liệu chủ yếu từ polyester 

Cách sử dụng  Lâu hơn vì mẹ cần chuẩn bị thêm dịch chiết hoặc nước muối sinh lý  Nhanh hơn vì dã có sẵn dịch, mẹ rơ miệng bé được ngay trong 1-2 phút
Hiệu quả  Kém hơn do dịch sử dụng thêm chủ yếu từ 1 loại ví dụ nước muối, lá hẹ, lá rau ngót,… Cao hơn do dịch tẩm ẩm kết hợp từ nhiều thành phần có tác dụng bảo vệ răng miệng bé tối đa 
Ưu điểm  Giá thành rẻ giao động từ 300 – 550 đồng/ 1 gạc.Tuy nhiên, mẹ cần tốn thêm tiền và thời gian chuẩn bị nước muối, dịch chiết thảo dược,…  Tiện lợi 

Hiệu quả vượt trội

Bé hợp tác vì chất liệu mềm, có mùi vị dễ chịu 

Nhược điểm  Bất tiện 

Không hiệu quả

Gây đau cho bé vì chất liệu thô cứng, mùi vị khó chịu 

Giá thành cao hơn thường từ 3.000 đ- 4.000 đồng/ gạc 
Gạc tẩm ẩm sẵn vừa tiện lợi vừa an toàn hơn gạc khô

Gạc rơ lưỡi tẩm ẩm sẵn là lựa chọn tốt nhất cho bé với những ưu điểm vượt trội. Hầu hết các loại gạc rơ lưỡi đều có công thức dịch tẩm ẩm đạt chuẩn, được nghiên cứu khoa học và hấp tiệt trùng đảm bảo vô khuẩn. Ngược lại, khi sử dụng gạc khô với dịch chiết không đảm bảo khoa học, nước muối sử dụng nhiều ngày có thể nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tiêu hóa của bé. 

Mặc dù gạc rơ lưỡi tẩm ẩm có giá thành cao hơn, tuy nhiên với sản phẩm vệ sinh răng miệng cho bé chỉ 1-2 gạc/ ngày thì mức giá này là hoàn toàn hợp lý. Ba mẹ nên ưu tiên để sử dụng cho con nha!

Gạc rơ lưỡi đã tẩm ẩm Dr.Papie là trang thiết bị y tế loại A, do Bộ Y Tế cấp phép là lựa chọn ưu tiên nhất của mẹ Việt hiện nay. Theo đánh giá, Dr.Papie là sản phẩm gạc răng miệng tẩm ẩm đầu tiên tại Việt Nam, có đầy đủ nghiên cứu khoa học và đã được cấp bằng sáng chế độc quyền. Dr.Papie thuộc TOP sản phẩm sáng chế bán chạy nhất thị trường gạc răng miệng hiện nay. 

Mẹ tìm hiểu thêm: Gạc rơ lưỡi cho bé sơ sinh AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG chuẩn Bộ Y Tế 

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ kiến thức “nền” và bây giờ mẹ học cách rơ lưỡi cho bé chính xác nha. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh quan trọng, không chỉ giúp bé hợp tác mà hiệu quả rơ lưỡi cũng cao hơn đó. 

  • Trước khi rơ lưỡi: Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh để chất bẩn vi khuẩn từ tay lây ngược sang gạc và khoang miệng bé. Nếu mẹ sử dụng gạc khô thì nên chuẩn bị thêm dịch tẩm ẩm như nước muối hoặc lá hẹ.
  • Trong quá trình rơ: Rơ nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc các vị trí khoang miệng, nướu, lưỡi. Nên rơ trong vòng 1-2 phút để làm sạch hết các “ngóc ngách” trong khoang miệng bé. 

Lưu ý: Không rơ mạnh tay vì sẽ gây đau, không rơ vào sâu trong miệng vì dễ gây nôn trớ. 

  • Sau khi rơ: Mẹ vứt bỏ gạc rơ lưỡi vào thùng rác cẩn thận, tránh để bé ngậm hoặc cắn. 

Lưu ý: Không cho bé bú, ăn uống sau khi rơ ít nhất 20 phút. 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh quan trọng nên được thực hiện hàng ngày từ khi bé chào đời. Mẹ lưu ý về thời điểm rơ lưỡi, lựa chọn gạc răng miệng và cách rơ lưỡi cho bé đúng cách nha! Nếu còn băn khoăn cần tư vấn, mẹ liên hệ hotline 0911225336 hoặc bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn miễn phí. 

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bé. Hiện đang đảm nhiệm vị trí Dược sĩ chuyên môn tại nhãn hàng Dr.Papie

Video liên quan

Chủ Đề