Trẻ sơ sinh có nên ngủ chung với bố mẹ

Đồng thời, lại có nhiều phong tục truyền thống khuyến khích người mẹ ngủ bên cạnh đứa con mới chào đời. Với những ý kiến trái chiều, đây hẳn là một lựa chọn rất khó khăn cho hầu hết các bậc cha mẹ.

Sau đây là những ưu và nhược điểm của việc ngủ chung với bé. Điều này sẽ giúp các bà mẹ trẻ đưa ra lựa chọn tốt hơn và sáng suốt hơn trong việc ngủ chung với bé hay không, theo The Health Site.

Mặt trái của việc ngủ chung

Khi các chuyên gia khuyên không nên ngủ chung với bé, điều đó không hoàn toàn sai, vì những lý do sau:

• Có thể gây nguy hiểm cho bé

Ngủ chung có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh - hội chứng gây tử vong ở trẻ từ 1 tháng đến 1 năm tuổi. Nên cho bé ngủ trong nôi bên cạnh giường ngủ. Bằng cách này, mẹ có thể liên tục quan sát bé mà không cần ngủ chung, theo The Health Site.

• Mẹ có thể thiếu ngủ

Việc ngủ chung với bé có thể khiến mẹ thức dậy nhiều lần và ngủ không ngon giấc. Người mẹ thường tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chăm con cho nên rất cần phải ngủ đủ giấc. Vì vậy, ngủ riêng là lựa chọn hợp lý hơn.

• Có thể xảy ra tai nạn bất ngờ

Tai nạn thường xảy ra bất ngờ. Mẹ có thể nghĩ rằng bi kịch như thế sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng nếu người mẹ lăn qua đè phải con thì sao? Hoặc điều gì xảy ra nếu mền gối làm bé nghẹt thở? Đây là một lý do mẹ không nên ngủ chung với bé, theo The Health Site.

Lợi ích của việc ngủ chung

Rất nhiều bà mẹ ngủ chung với con. Ngủ với con có thể có lợi cho cả mẹ và con. Đó là:

• Tăng cường các giác quan của bé

Ngủ với bé có thể thúc đẩy sự phát triển giác quan của bé. Khiến chúng có khả năng tốt hơn trong việc xác định mùi, cảm nhận những chuyển động, âm thanh, sự vuốt ve và hơi ấm.

• Tạo mối liên kết tình cảm gắn bó hơn giữa mẹ và bé

Ngủ chung có thể mang mẹ đến gần bé hơn. Bé sẽ học cách nhận ra mẹ thông qua thân nhiệt và giọng nói. Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn. Sau này lớn lên, bé sẽ trở thành đứa trẻ hạnh phúc hơn, theo The Health Site.

Tin liên quan

Lợi ích khi bố mẹ ngủ chung giường với trẻ sơ sinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ cùng bố mẹ nhịp tim đập bình thường trong khi đó hầu hết trẻ sơ sinh ngủ một mình thì nhịp tim của bé đập nhanh gấp 3 lần. Điều này đồng nghĩa với việc tim của các bé ngủ riêng với bố mẹ phải chịu sức ép cao gấp 3 lần so với đứa trẻ ngủ cùng bố mẹ.

Mối dây liên kết tình thân giữa bố mẹ và con cái sẽ bền chặt hơn nếu bố mẹ ngủ chung với với bé ngay từ khi bé vừa chào đời. Bằng cách này, bố mẹ có thể vui chơi cùng trẻ, cùng thực hiện những thói quen như nghe nhạc, đọc truyện cổ tích như khi còn thai giáo. Dù trẻ còn nhỏ nhưng chính những hành động ý nghĩa này của bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Chưa kể là ngủ cùng giường với trẻ giúp bố mẹ có thêm nhiều kỷ niệm với bé con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Khi trẻ sơ sinh được ngủ chung giường với bố mẹ, khả năng xây dựng lòng tin cũng như tính tự lập ở trẻ lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Ngủ cùng bố mẹ thì những giấc mơ đáng ghét khiến bé sợ hãi hay bóng tối đáng sợ cũng không còn làm bé con phải hoảng hốt giữa đêm. Chính vì vậy mà trong tiềm thức non nớt của trẻ, tình cảm gia đình luôn êm đềm và không gì có thể thay thế được.

Sự vỗ về, dỗ dành của bố mẹ khi cùng ngủ chung với nhau như thế giúp bé không gặp quá nhiều vấn đề về hành vi, thái độ cũng như giúp trẻ sau này khi trưởng thành có cuộc sống vui vẻ, thỏa mãn và phát triển tự tin hơn.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố và mẹ?

Nhiều bà mẹ luôn tin rằng, trẻ sơ sinh nên được tiếp xúc nhiều nhất có thể với cả bố lẫn mẹ ngay cả lúc ngủ để gia tăng mối dây liên kết tình mẫu tử, phụ tử. Có người cho rằng nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ để con không bị lăn xuống giường, có người lại nghĩ nên cho nằm ngoài gần mẹ để con đỡ nóng bức, chật trội.

Thực tế cho thấy, việc cho bé nằm ngủ giữa bố và mẹ sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hơn là lợi ích vì:

- Bố mẹ có thể nằm đè lên bé :

Trong lúc ngủ không ai có thể đảm bảo việc mình ngủ chỉ nằm nguyên một tư thế. Chưa kể đến, nếu bố mẹ nào ngủ hay có thói quen quơ gác chân tay có thể sẽ va đập vào người bé. Nhất là những khi bố mẹ mệt, ngủ sâu giấc hay người bố lại uống rượu, hút thuốc lá,… đều ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của con.

- Có nguy cơ khiến trẻ bị ngộp:

Trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ nguy cơ bị ngộp khá cao. Nguyên nhân là bố mẹ đều sử dụng gối to và dày đến vượt mặt bé. Trẻ sơ sinh lại quá nhỏ, nằm thọt lỏm ở giữa sẽ bị bí bách, thiếu oxi và thừa CO2 do hệ hô hấp của người trưởng thành và mạnh mẽ hơn của trẻ sơ sinh, khiến trẻ không hô hấp kịp.

Không những thế, nếu nửa đêm trời lạnh, bố mẹ vô thức kéo chăn đắp không để ý đến con đang nằm giữa có thể trùm kín chăn lên mặt con khiến con bị ngạt. Vì thế, không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ.

- Khiến bé cảm thấy nóng bức, khó chịu:

Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn nên thực ra rất dễ bị nóng. Đông thời, bố mẹ mỗi người một bên, thân nhiệt cũng khá cao. Bé mà nằm giữa vừa thiếu oxy lại vừa chật chội, nóng bức.

Nếu như mùa đông bố mẹ còn mặc nhiều quần áo cho bé vì sợ lạnh khi ngủ thì càng nguy hiểm. Nó sẽ có tác dụng ngược lại là mồ hôi ra nhiều ngấm vào quần áo để lâu rất dễ khiến con bị cảm lạnh. Cha mẹ ngủ say mà không để ý rất dễ gây nguy hiểm cho bé. Vì thế, dù mùa đông hay mùa hè, khi đi ngủ cũng chỉ nên cho bé mặc một bộ đồ thoáng mát, sau đó đắp chăn nằm gần bé là được.

Lưu ý khi cho trẻ ngủ cùng bố mẹ thế nào mới an toàn?

Việc cho trẻ sơ sinh ngủ cùng bố mẹ mang lại nhiều lợi ích cho con mà mẹ cũng an tâm hơn. Tuy nhiên không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ vậy cho trẻ sơ sinh ngủ cùng giường nhưng cần lưu ý những điều sau:

- Nên cho bé nằm ngoài cạnh mẹ: Không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ mà cho bé nằm ngoài cạnh mẹ để tiện cho việc bú mẹ và chăm sóc con. Ngoài ra, nằm ngoài bé sẽ có nhiều oxi hơn, rộng rãi hơn.

- Sử dụng gối chèn hông nhẹ đẻ khi ngủ trẻ tránh giật mình hay bị phá giấc ngủ, đồng thời cũng để trở đỡ bị lăn ra khỏi giường.

- Tạo khoảng trống cho bé rộng rãi: Không cho con nằm ở giữa vì ở giữa khá chật chội, mẹ cho con nằm ngoài nên tạo khoảng trống cho con. Mẹ nên cho con nằm cách mép giường khoảng 1 mét.

- Giường không nên để quá nhiều chăn gối vì sẽ chật chội.

  • - Cho bé ngủ trên đệm cứng, mặt phẳng là cần thiết để giữ xương trẻ được thẳng.

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Tin buồn cho các ông bố, bởi các sĩ khuyên rằng, trẻ nên ngủ chung với mẹ cho tới ít nhất là 3 tuổi.

Lời khuyên gây nhiều tranh cãi này vừa được Tiễn sĩ Nils Bergman của Đại học Cape Town, Nam Phi đưa ra hôm qua trên Daily Mail. Bergman cho rằng, những em bé 2 ngày tuổi khi ngủ một mình trong cũi sẽ không thể ngủ sâu và ngon giấc như những em bé được nằm cạnh mẹ.“Tim của em bé sẽ chịu áp lực lớn hơn”, ông cho biết.

Hơn nữa, việc ngủ riêng ngay từ lúc mới chào đời sẽ khiến cho hai mẹ con khó gắn kết với nhau hơn. Nó cũng gây tổn thương đến sự phát triển của não bộ, dễ gây ra những hành vi không tốt khi trẻ lớn lên.

Chính vì thế, Tiến sĩ Bergman tin rằng, trẻ sơ sinh nên ngủ trên ngực mẹ trong ít nhất là vài tuần đầu tiên. Sau đó, chúng nên ngủ chung giường với mẹ cho đến khi được 3 hoặc 4 tuổi.

Tuy nhiên, lời khuyên này đi ngược lại với tâm lý nuôi con truyền thống của phương Tây về việc rèn luyện tính tự lập cho con trẻ ngay từ bé. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trước đây về việc nằm chung giường với bố mẹ sẽ làm gia tăng nguy cơ chết ngạt ở trẻ [do chăn bố mẹ chùm trên mặt bé, hay bố mẹ vô tình đè lên người con trong lúc ngủ say...] cũng chống lại quan điểm của Tiến sĩ Bergman.

Mới đây nhất, một nghiên cứu tại Anh cho thấy, hai phần ba số ca tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh xảy ra khi trẻ nằm chung với bố mẹ.

Stress hơn?

Nhưng Tiến sĩ Bergman vẫn bảo lưu quan điểm của mình. “Với những em bé không may bị chết ngạt, nguyên nhân không phải do sự hiện diện của người mẹ. Nó có thể xuất phát từ hương thơm quá nồng, từ khói thuốc lá, chất cồn, gối quá to hay những món đồ chơi nguy hiểm”.

Ông cho biết đã theo dõi 16 trẻ sơ sinh ngủ trên ngực mẹ và ngủ trong cũi, với cũi được kê sát giường mẹ. Kết quả cho thấy, tim của những em bé ngủ một mình đập nhanh gấp 3 lần, đồng nghĩa với việc tim phải chịu sức ép cao gấp 3 lần.

Ngoài ra, chỉ có 6/16 trẻ ngủ sâu và không “ọ ẹ” giữa giấc. Việc trẻ không thể ngủ sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não sau này, Tiến sĩ Bergman phân tích.

“Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra mối quan hệ giữa stress và thiếu ngủ với những hành vi khác thường trong năm tháng niên thiếu. Tương tự, ở người, việc stress và thiếu ngủ còn khiến cho tình mẫu tử khó gắn kết hơn”.

Tuy vậy, giáo sư George Haycock của Quỹ Nghiên cứu Trẻ sơ sinh tử vong [FSID] cho rằng, nơi an toàn nhất vẫn là trong cũi đặt trong phòng bố mẹ, và rằng việc ngủ chung giường chỉ nên tiến hành khi bố mẹ không hút thuốc, không uống rượu, không dùng thuốc và cả hai đều không bị béo phì, không ốm đau hay kiệt sức.

Theo Khoa học

Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ sơ sinh ngủ chung với bố mẹ chiếm đa số. Thậm chí, có nhiều trường hợp gia đình cho con ngủ cùng đến tận 6 - 9 tuổi. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu điều tra tại phương Tây, chỉ có khoảng 6% trẻ em ngủ chung cùng bố mẹ, Nhật Bản là 26%.

Có thể thấy, việc có nên cho trẻ sơ sinh ngủ chung giường với bố mẹ hay không là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Song, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ [CPSC] vẫn khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ ngủ chung giường với người lớn. Họ cho rằng việc làm này sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị ngạt thở.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] cũng khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ ngủ chung phòng với mình thay vì ngủ chung giường.

Thực tế, trên thế giới không hiếm có những trường hợp trẻ sơ sinh tử vong vì bị ngạt thở do ngủ cùng cha mẹ. Tại Việt Nam cách đây 2 năm, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 [TP.HCM] cũng đã xảy ra một tai nạn hy hữu. Theo đó, một bé sơ sinh 1 tháng tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngưng thở. Nguyên nhân vì người bố ngủ say nên gác tay lên mũi con mà không biết.

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh ngủ cùng giường bố mẹ [Ảnh minh họa: Internet]

Theo Bác sĩ Nguyễn Đức Thường, khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng ngủ chung với người lớn vì:

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên ngủ trong giường, cũi cạnh giường bố mẹ là giải pháp an toàn nhất. Nếu trẻ ngủ cùng cha mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS: Sudden infant dead syndrome], hội chứng này được chuẩn đoán khi một đứa trẻ khỏe mạnh tử vong mà không có dấu hiệu cảnh báo hay lý do rõ ràng. SIDS hiếm gặp nhưng nó vẫn có khả năng cao gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến hội chứng SIDS, bác sĩ Thường cho rằng, dù nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có thể do chăn, nệm, thú nhồi bông,… che mũi hoặc miệng của trẻ, hoặc do giường ngủ quá kín và nóng làm tăng nguy cơ SIDS.

Có rất nhiều tình huống, nguy cơ có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi ngủ cùng với bố mẹ. Bố mẹ tuyệt đối không ngủ cùng trẻ trong những trường hợp sau:

- Bố hoặc mẹ hút thuốc lá.

- Trẻ sinh non hoặc không đủ cân nặng.

- Bố, mẹ uống rượu hoặc sử dụng thuốc điều trị, chất kích thích. Điều này có thể ảnh hưởng tới trí nhớ và làm bố mẹ quên rằng con nhỏ đang ngủ trên giường, bố mẹ ngủ say, ôm trẻ quá chặt khiến trẻ ngạt thở.

- Người mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, hay mơ sâu, có thể khiến bố mẹ ngủ say và không kiểm soát được hành vi của mình.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thường cho rằng tất cả các nguy cơ trên đều có thể được hạn chế bằng cách đặt trẻ nằm ở cũi, nôi riêng ở bên cạnh giường bố mẹ. Bố mẹ nên mua những chiếc nôi mở một bên có thể gắn vào giường mình để có thể gần trẻ và loại trừ khả năng đè lên trẻ khi ngủ.

- Đảm bảo giường, cũi của trẻ không có quá nhiều loại thú nhồi bông, đồ chơi, chăn đệm lộn xộn vì chúng có thể khiến trẻ dễ bị ngạt do không thể xoay đầu khi có vật đè trên mặt. Đầu và chân giường, cũi của trẻ không có kẽ hở có thể làm kẹt đầu trẻ.

- Bố trí phòng ngủ của trẻ thoáng khí. Không cho trẻ nằm trên gối hoặc để đầu của trẻ bị che phủ trong khi ngủ.

- Luôn cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Đặt trẻ ngủ trong tình trạng tay và chân được thoải mái, và tạo một khoảng rộng để trẻ có thể chuyển động xung quanh.

- Thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của trẻ trong đêm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Nhữ Trang

Video liên quan

Chủ Đề