Trò chơi môn tiếng việt lớp 3

Trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 3 đang là từ khóa được rất nhiều bạn đọc tìm kiếm. Vậy nên hôm nay Trường Online xin đưa đến các bạn chủ đề Trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 3 | Trò chơi khởi động tiết học/ Warm up game. thông qua video và nội dung dưới đây:

Mua khóa học này trên Unica: Mua Ngay

Mua khóa học này trên Kyna: Mua Ngay

Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài. #HuỳnhQuangTỉnh Tag: Trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 3, Trò chơi con muỗ, học sinh, tro choi khoi đong, giao vien, huynh quang tinh, Truong tieu hoc nghị đuc 2, Để tạo hứng thú cho học sinh, Trò chơi khởi động, Warm up game, hoc sinh, phuong phap day hoc moi, thao giang, dụ giờ, 18 Trò chơi khởi động đầu tiết học hay và thú vị nhất cho học sinh tiểu học, trò chơi học sinh, trò chơi học sinh, tro choi Alibaba, trò chơi khởi đầu tiết học

Cảm ơn các bạn đã theo dõi chủ đề Trò chơi học tập môn tiếng việt lớp 3 | Trò chơi khởi động tiết học/ Warm up game.. Trường Online hy vọng đã giúp được bạn giải đáp được vấn đề, mọi thắc mắc hay comment xuống phía dưới.

Xem thêm: https://truongonline.net/category/khoa-hoc

  • Trò chơi: Nghe đọc đoạn đoán tên bài

Mục đích: Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng một đoạn văn trong bài đã học Luyện kĩ năng nghe hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học.
Chuẩn bị: 
Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại các bài tập đọc đã học ở môn Tiếng Việt nhằm phục vụ cho các tiết ôn tập. Cách tiến hành: 

  • Giáo viên sắp xếp học sinh và chia thành 2 nhóm tham gia chơi, ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành chung cả nhóm, bốc thăm để chọn nhóm đọc trước.
  • Nhóm bốc được chọn đọc trước được mở sách giáo khoa để chọn đoạn đọc (trong một số bài tập đọc đã nêu ra), nhóm còn lại nghe để đoán tên bài tập đọc đã học. Sau khi đã đoán xong thì nhóm 2 lại thực hiện đọc đoạn văn đã chọn và nhóm 1 lại đoán tên bài tập đọc đã học, mỗi nhóm được thực hiện 3 lần đoán tên bài và đọc. 
  • 2 nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ chọn nhóm nào được nhiều điểm hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc.

Lưu ý: khi đoán tên bài cả hai nhóm đều không được mở SGK, nhóm 2 có thể lấy nội dung của bài tập đọc mà nhóm 1 đọc nhưng cần chọn đoạn văn khác trong bài, đoạn văn nên ngắn gọn không quá dài.

  • Trò chơi thi đọc tiếp sức

Mục đích: Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh bài Tập đọc, luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp.

Thời gian chơi: 5 – 7 phút 

Chuẩn bị: 

- Một đồng hồ (bấm thời gian chơi) 

- Chọn một học sinh làm trọng tài 

Chọn đội chơi: Chọn 3 đội chơi, mỗi đội có 5 em

Tổ chức chơi: 12 - 3 đội chơi lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang, quay mặt về phía các bạn; mỗi thành viên trong đội chơi cầm một quyển SGK đã mở sẵn (bài quy định sẽ đọc).

- Khi nghe lệnh trọng tài hô “bắt đầu”, người số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 (cạnh vị trí của người số 1) mới được đọc tiếp câu thứ 2 …cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chư chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến người số 1 đọc – người số 2 đọc…cho đến hết bài thì dừng lại. 

Trọng tài tính thời gian và ghi số phút đọc xong toàn bài của từng nhóm. Trọng tài cùng các nhóm theo dõi bạn đọc cùng nhận xét và tính điểm “thi tiếp sức” như sau: mỗi câu văn đọc chính xác, đúng quy định được 1 điểm; không được tính điểm nếu vi phạm một rong các trường hợp sau: 

+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu. 

+ Đọc tiếp câu sau khi người đọc câu trước chưa xong. 

+ Đọc liền hai câu trở lên. 

- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả về thời gian đọc và điểm số của từng nhóm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất (ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm đó giành phần thắng trong cuộc thi “đọc tiếp sức” theo sách. 

Thưởng – phạt: 

- Đội thắng: Được giáo viên tuyên dương trước lớp bằng một tràng pháo tay. 
- Đội thua: Xếp thành hàng, bắt chước tiếng kêu của các loài động vật: mèo, gà, lợn… 

Lưu ý: 

- Trong khi chơi, nếu người đọc câu trước lỡ đọc sang câu sau một vài tiếng rồi mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc lại từ đầu câu mà mình phải đọc, cả nhóm sẽ bị kéo dài thêm về mặt thời gian. 

- Trò chơi được sử dụng ở tất cả các tiết Tập đọc. Giáo viên có thể thay đổi các bài Tập đọc khác nhau để tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung và đối tượng Học sinh.

Trò chơi môn tiếng việt lớp 3

Trò chơi củng cố kiến thức môn Tiếng Việt đọc

Sau khi học xong một chủ điểm nào đó, để củng cố lại kiến thức vừa học, giáo viên đưa ra ô chữ mà các từ ngữ trong đó có liên quan đến chủ điểm vừa học. Giáo viên chọn từ hàng dọc là những từ ngữ có nghĩa hoặc gần nghĩa với chủ điểm, trên cơ sở đó chọn các từ hàng ngang với những gợi ý về các từ đó. Các gợi ý có thể là nghĩa của các từ, cũng có thể là các hoạt động tương ứng của các sự vật.

Chẳng hạn đối với Chủ điểm măng non:

Ô chữ: Măng non

Chuẩn bị:

Phần mềm PowerPoint để trình chiếu ô chữ

Hoặc: Kẻ trên giấy rồi loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng học sinh. (Phần chuẩn bị để thực hiện giải các ô chữ giống nhau)

Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang, mỗi hàng ngang là từ chỉ đức tính tốt của trẻ em. Gợi ý: Các từ ở hàng ngang số 1, 4, 6 được ghi trong "5 điều Bác Hồ dạy". Nếu học sinh gặp khó khăn khi giải ô chữ, giáo viên có thể gợi ý bằng chữ cái.

1: m

2: ă

3: n

4: g

5: n

6: o

7: n

Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: khiêm tốn, chăm chỉ, siêng năng, dũng cảm, ngoan ngoãn, đoàn kết, cần cù.

Trò chơi môn tiếng việt lớp 3
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

. Trò chơi chơi theo hình thức “Tiếp sức”

*Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng, được vận động nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ.

* Số lượng : Chia lớp thành 2-3 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện 3-5 bạn.

* Địa điểm : Trong phòng học.

* Thời gian: 2 - 4 phút

*Cách chơi :

Tìm hiểu và nắm vững yêu cầu cầu bài.

Giáo viên chuyển hoạt động trình bày kết quả thành luật chơi, học sinh được bàn bạc, trao đổi tìm cách hoàn thanh trò chơi trước khi cử đại diện lên trình bày kết quả bằng hình thức tiếp sức. Nghĩa là bạn thứ nhất điền kết quả đến lượt bạn thứ 2 … Kết quả được tính dựa trên tiêu trí đúng, nhanh, trình bày hợp lí …

Những bài tập có dạng điền khuyết, nối cặp đôi, tìm từ giáo viên có thể áp dụng để chuyển thành trò chơi dạng này.

Chú ý : Dạng chơi này học sinh hay hưng phấn gây ồn ào thái quá khi chơi.

2. Trò chơi "Giành cờ chiến thắng"

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu đề bài, suy nghĩ trao đổi cách làm… như bình thường chỉ khác ở chỗ khi cho học sinh trình bày bảng thì tổ chức dưới hình thức trò chơi “Giành cờ chiến thắng”

Cách chơi : Chia lớp thành 2 (hoặc 3 nhóm), điểm số từ 1 đến hết, chia phần bảng cho mỗi nhóm. Yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm phải nhớ số của mình.

Khi giáo viên (hoặc quản trò) gọi “số 1” nghĩa là các em mang số 1 ở các nhóm tập tức lên bảng làm bài. Khi lệnh “số 1 về, số 3 lên” thì em số 1 về chỗ ngồi (dù làm xong hay chưa xong một phần của bài tập) em số 3 lên bảng làm tiếp vào chỗ còn lại. Cứ tương tự như vậy cho đến khi học sinh làm xong bài toán mới thôi. Nhóm nào làm đúng và xong bài  trước tiên thì nhóm đó giành được cờ chiến thắng (cờ chiến thắng có thể là điểm 10, lời khen hay một vật gì đó tường trưng) Với cách này, học sinh rất hứng thú trong học tập, em nào cũng tích cực cố gắng để khẳng định mình, ngoài ra các em còn tự biết tương trợ nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình làm bài (Em chưa hiểu sẽ được bạn giảng giải cho cách làm vì chỉ cần một thành viên trong nhóm không hiểu và không làm được bài thì nhóm đó sẽ có nguy cơ bị thua nên học sinh sẽ tích cực hỗ trợ nhau vì không em nào muốn nhóm mình thua cả).

Như vậy ngay cả một trò chơi dân gian sau khi thay đổi đôi chút sẽ giúp học sinh tiếp cận bài học một cách hứng thú và tích cực hơn thông qua đó mà rất nhiều kĩ năng khác cũng được hình thành củng cố và phát triển qua trò chơi như trên đã phân tích.

3.  Trò chơi “ HÁI HOA”     

* Mục đích:

- Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong chương trình.

- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc .

* Chuẩn bị:

- Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi  bông hoa ghi tên 1 bài hoặc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình.

*Cách tổ chức:

- Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi (khoảng từ 10- 12 em chơi).

- Thời gian chơi: 20- 25 phút.

- Cách chơi: 

+ Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.

 + Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi trên phiếu.

 +  Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của bạn

-  Giáo viên nhận xét đánh giá.

 +  Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng- Tuyên dương trước lớp.

Với trò chơi này thường tổ chức trong các bài Ôn tập.

4. Trò chơi “ GHÉP CHỮ”

* Mục đích:

- Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng để tạo thành từ ngữ

- Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt.

* Chuẩn bị: Bảng nhóm và thẻ tiếng

*Cách tổ chức:

Ví dụ:

1. Tìm các tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau để tạo từ ngữ.

          - xét, sét.

            xào, sào.

           xinh, sinh.

 - Số đội chơi: 6 đội. Mỗi đội gồm 3 em tham gia. (HS cả lớp cổ vũ và làm trọng tài)

-Thời gian chơi từ 3-5 phút

- Cách chơi:

+Mỗi đội chơi có một bảng nhóm và thẻ tiếng.

+ Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh  và tìm tiếng ghép thích hợp để tạo từ ngữ. Sau đó mỗi đội cử 3 bạn lên chơi. Em đầu tiên lên viết từ theo dòng một  rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nối cho đến em cuối cùng.Trong thời gian như nhau,đội nào xác định  được đúng nhiều từ nhất thì đội đó thắng cuộc.Căn cứ vào số lượng từ ghép để phân loại thắng hay thua, các đội phải tìm được các từ. Chẳng hạn( xem xét, sấm sét- xào rau, cây sào- xinh xắn, sinh sôi). Đội nào được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.

         Với trò chơi này vận dụng vào các bài tập chính tả ghép với tiếng cho sẵn.

  Trò chơi “ Thi tìm từ nhanh;  Trò chơi  “ Thi xếp từ thành nhóm”

5.Trò chơi :“TRẮC NGHIỆM

* Mục đích:

- Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.

- Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội.

*Chuẩn bị:  - Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.

        -  Học sinh: thẻ đúng , sai.

*Cách tổ chức: Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài.

- Cách 1: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, sinh học sử dụng bảng nhận xét để trả lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời sai ít hơn đội đó thắng cuộc.

- Cách 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, học sinh kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng kết.

+ Với trò chơi này tôi sử dụng trong các bài : Ôn tập

         Trò chơi này giúp học sinh biết đánh giá bài làm của mình, giáo viên kiểm tra bài làm của  học sinh một cách nhanh gọn hơn.

6.Trò chơi: “ NHÂN HÓA”:

*Mục đích:

 Luyện phát hiện nhanh biện pháp nhân hoá và tạo nhanh cụm từ có dùng biện pháp nhân hoá, luyện khả năng tưởng tượng, rèn phản ứng nhanh.

* Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ gọi tên các đối tượng có thể nhân hóa và một số cách nhân hóa các đối tượng này (gọi tên như người, có hành động, đặc điểm như người, được gọi tên để chuyện trò như người).

*Cách tổ chức:

- Chia lớp thành hai đội (A, B), giáo viên (hoặc mời 2 HS) làm trọng tài.

- 1học sinh đội A hô, 1HS đội B đáp và ngược lại.

-  Lưu ý mỗi đội chỉ được một lần hô hoặc đáp. Mỗi lần hô và đáp đúng sẽ đạt được nhận được một bông hoa (hoặc cờ).

-  Hết giờ chơi quy định, đội nào có nhiều hoa (cờ) hơn đội đó tài hơn và thắng cuộc.

7. Trò chơi: “ GIẢI Ô CHỮ”

* Mục đích:

- Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.

- Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở bằng các ô chữ cụ thể.

 * Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo tùng chủ đề và nội dung kiến thức mỗi bài học.

 * Cách tổ chức:

- Giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức thi đoán ô chữ như chia lớp thành các đội chơi hoặc cho học sinh chơi cá nhân.

- Giáo viên gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì.

- Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời .

- Sau khi người chơi trả lời được thi ô chữ đó sẽ xuât hiện và cứ lần lượt như vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện.

- Giáo viên tuyên dương cho người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ.

8.  Trò chơi: “XẾP ĐÚNG TRANH”

*Mục đích:

- HS xếp được đúng các tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện.

* Chuẩn bị :

- Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện.

* Cách tổ chức:

- Thời gian chơi: 3-5 phút.

- Cách chơi:

+  Nhóm trưởng nhận bảng nhóm và bộ tranh rời từ góc học tập.

+ Cho các bạn trong nhóm  quan sát nhanh và nêu được tranh đó ứng với nội dung của đoạn nào trong câu chuyện đã học.

+  Xếp tranh và đoạn  ứng với nội dung câu chuyện.

+ Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô.

+ Cách đánh giá hoàn thành: nhóm nào dán nhanh và đúng với thứ tự nội dung câu chuyện nhóm đó sẽ nhận được 3 tràng pháo tay khen ngợi.

-Với trò chơi này có thể áp dụng trong các bài Tập đọc – kể chuyện của lớp 3.

                                                                Nguồn: Internet