Ung thư vú kéo dài bao lâu

Nếu có một điều ước, chắc hẳn chúng ta đều mong muốn rằng những người bệnh ung thư, trong đó có bệnh nhân ung thư vú sẽ càng sống lâu càng tốt. Đó cũng chính là mối quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia y tế và những người thân của bệnh nhân. Vậy cụ thể người bệnh ung thư vú sống được bao lâu? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

Có nhiều yếu tố quyết định tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú mà bạn cần biết, dưới đây là thông tin cụ thể về những yếu tố này:

- Phát hiện bệnh ở giai đoạn nào:

Thông thường, khi người bệnh ung thư vú phát hiện được bệnh càng sớm thì càng tốt. Như vậy thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng, kết quả điều trị sẽ tốt hơn, bệnh nhân ít đau đớn hơn và thời gian sống của bệnh nhân sẽ càng kéo dài hơn.

Sở dĩ có điều này là do các nguyên nhân sau:

  • Kích thước khối u trong giai đoạn đầu còn nhỏ, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị.
  • Mức độ xâm lấn hay di căn của các khối u còn ít, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan khác. Chính vì thế, sức khỏe của người bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều.

- Loại ung thư vú mà người bệnh mắc phải:

+ Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ:

Đây là dạng ung thư biểu mô không xâm lấn thường gặp, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ chuyển thành dạng ung thư xâm lấn.

Hầu hết những người phụ nữ bị mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ đều được chữa lành và thời gian sống được thường kéo dài hơn. Nguy cơ tái mắc bệnh sau khi chữa trị là dưới 30%.

+ Ung thư biểu mô tiểu thùy tạ chỗ: đây là loại u lành tính, thường có ít triệu chứng. Loại ung thư này thường được phát hiện ở phụ nữ trước mãn kinh trong độ tuổi từ 40 – 50 tuổi.

Những người bị ung thư vú dạng thuộc 2 dạng nói trên thường có thời gian sống kéo dài nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu 2 loại ung thư trên bước vào giai đoạn xâm lấn thì sẽ thời gian sống sẽ rút ngắn lại. Như vậy là rất đáng tiếc.

- Nồng độ của một số loại protein và hormone có trong cơ thể của bệnh nhân: Nồng độ protein HER2 quá cao trong cơ thể người bệnh ung thư vú có thể làm tăng nguy cơ ung thư lan rộng, phát triển hoặc tái phát. Chính vì điều này có thể làm thời gian sống của người bệnh giảm bớt và rút ngắn thêm.

- Khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân

Có những bệnh nhân có khả năng đáp ứng điều trị rất tốt và thu được kết quả điều trị khả quan. Do vậy, thời gian sống của họ sẽ tăng thêm hơn so với những người không đáp ứng điều trị.

Để có được kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần trao đổi chi tiết với bác sỹ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, giảm những biến chứng có thể gặp trong quá trình điều trị.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú

2. Ung thư vú sống được bao lâu?

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ có xác định tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư vú theo các giai đoạn như sau:

Ung thư vú trong giai đoạn đầu

Trong giai đoạn này, tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện tại chỗ, chưa có sự xâm lấn: Theo thống kê có khoảng 99% cơ hội sống ít nhất 5 năm nữa nếu người đó được chẩn đoán trước khi ung thư lan rộng.

Và cũng rất may mắn rằng, theo số liệu thống kê thì có khoảng 62% số người bệnh được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn này.

Ung thư vú giai đoạn 2 và giai đoạn 3

Khi người bệnh ung thư vú đang ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3, lúc này các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các mô lân cận khác thì cơ hội sống thêm 5 năm trở lên của người bệnh là 85%.

Ung thư vú giai đoạn cuối [di căn]

Khi ung thư vú đã di căn hoặc lan sang các cơ quan khác, chẳng hạn như phổi hoặc gan thì người bệnh có 27% cơ hội sống ít nhất 5 năm nữa.

Đây là những con số thống kê trên những bệnh nhân ung thư vú là phụ nữ, còn đối với bệnh nhân ung thư vú thì tỷ lệ sống thêm 5 năm nữa thường ít hơn so với phụ nữ. Trung bình tỷ lệ sống thêm 5 năm nữa đối với những người bệnh ung thư vú là nam giới khoảng 84%.

3. Biện pháp kiểm soát, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú

 Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại thì càng ngày càng có nhiều bệnh nhân ung thư vú được cứu thỏi khỏi tay “thần chết”. Vậy nên, tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sỹ chính là chìa khóa giúp người bệnh chữa trị thành công căn bệnh này. Bên cạnh đó, vẫn có một số biện pháp giúp người bệnh sống lâu hơn, vui khỏe hơn:

- Loại bỏ những cảm xúc không tốt, tiêu cực

Vòng một là một trong những nét đẹp hấp dẫn của người phụ nữ. Do đó, khi điều trị các bệnh về bộ phận nhạy cảm này thì nhiều chị em còn tỏ vẻ e ngại, cảm thấy lo sợ vì ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Không những vậy, những vướng mắc, gánh nặng kinh tế trong suốt quá trình điều trị ung thư vú có thể làm tâm lý người bệnh không tốt và ảnh hưởng tới kết quả điều trị

Chính vì thế, hãy quẳng gánh lo đi và vui sống bạn nhé. Nếu có thể, bạn nên nói chuyện với những người đồng cảnh ngộ với mình để có thể cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thử thách. Và bạn sẽ thấy rằng mình không cô đơn trên cuộc chiến này đâu nhé.

- Thay đổi chế độ sinh hoạt

Giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể của bạn. Hơn thế nữa, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn để vượt qua.

>>> Mời bạn cùng xem thêm bài viết: Ung thư vú nên ăn gì?

- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe

Để hỗ trợ điều trị ung thư vú hiệu quả, bạn có thể sử dụng sản phẩm King Fucoidan & Agaricus 

King Fucoidan & Agaricus là sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. 

Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial [Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản] chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:

  • Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
  • Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
  • Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
  • Đặc biệt, khi phối hợp với hóa – xạ trị, giúp người bệnh giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.

Do vậy, đây là sản phẩm thích hợp dùng cho người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, để được hướng dẫn cụ thể. 

Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Ung thư vú sống được bao lâu. Chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn và gia đình.

Dược sỹ: Nguyễn Ngọc Bích

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú và khoảng người 600.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Theo TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương [Hà Nội], trong số các bệnh ung thư ở nữ, ung thư vú chiếm tới 35%. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Bệnh có thể chữa khỏi 100% nếu được phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm giảm dần khi bệnh được phát hiện và điều trị muộn hơn. 

Ung thư vú được xếp vào nhóm ung thư có thể phát hiện được ở giai đoạn sớm.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư vú

Ung thư vú có thời kỳ "tiền lâm sàng" kéo dài tới 8-10 năm. Đây là khoảng thời gian để một tế bào ung thư vú đầu tiên trở thành khối u có đường kính 1cm [tương đương 1 tỷ tế bào] để có thể sờ thấy. Thời kỳ này thường phải khám sàng lọc mới phát hiện được. 

Từ 1cm thành khối u có đường kính 2cm chỉ cần 4 tháng, đây là thời gian cả bệnh nhân và thầy thuốc có thể phát hiện được bằng sờ nắn, khám tuyến vú đúng quy cách.

Từ khối u có đường kính 2cm phát triển thành 4cm cần thời gian ngắn hơn nữa, tùy thuộc có bao nhiêu % tế bào ung thư tham gia vào quá trình phân chia [quá trình nhân đôi]. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, tế bào ung thư phân chia theo hàm số mũ. 80-90% bệnh nhân ung thư vú phát hiện có u. Khi khối u to xâm lấn xuống sâu vào cơ thành ngực, thành ngực làm khối u cố định không di động được khi thăm khám. Khối u ở xung quanh núm vú sẽ kéo tụt núm vú. Khối u xâm lấn ra ngoài da dính vào da làm da thay đổi màu da hoặc hình "sần da cam". 

Ung thư vú có thể viêm gây tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau một vùng hay toàn bộ tuyến vú. Thể này có tiên lượng rất nặng, có thể tử vong trong vòng một vài tháng nếu không được điều trị đúng phương pháp. 

Ngoài ra, rất có thể phát hiện tình trạng chảy dịch núm vú, đặc biệt dịch màu hồng hoặc dịch máu. 

Trong một số trường hợp xuất hiện hạch ở nách. Có một số trường hợp u vú có thể nhỏ nhưng hạch nách khá to gây chèn ép thần kinh, gây đau dọc mặt trong cánh tay lan xuống ngón tay. Có trường hợp sờ thấy hạch dọc mặt trong cánh tay. 

Những trường hợp đến muộn, khối u xâm lấn da gây ỡ, chảy dịch, máu ra ngoài.

Có một số trường hợp di căn xương [gây đau xương vùng di căn], di căn phổi [ho máu, tức ngực…]. 

Nói chung khi phát hiện ung thư vú với các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn thì tiên lượng tốt hơn khi các triệu chứng lâm sàng đầy đủ và phong phú. 

Nguyên nhân gây ung thư vú

Theo bác sĩ khoa Nội 6, Bệnh viện K Trung ương [Hà Nội], bệnh ung thư vú sinh ra do các đột biến gen làm tế bào sinh sản không kiểm soát được. Có nhiều lý do mà cơ thể có các đột biến gen, trong đó khoảng 5-7% trường hợp có nguyên nhân di truyền, còn lại hơn 90% trường hợp chịu tác động của các yếu tố môi trường và lối sống.

Di truyền

Có khoảng 5-7% các trường hợp ung thư vú do các đột biến gen. Các đột biến gen BRCA1/2 di truyền này, gặp cả ở nữ giới và nam giới, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác.

Những đột biến di truyền này có từ ngay khi sinh ra, và chúng ta không thay đổi được nó. Ngoài gen BRCA, thì còn một số đột biến gen khác nữa [p53, PTEN…] cũng tác động vào quá trình hình thành khối u tuyến vú.

Môi trường

Những tác nhân từ môi trường như tia tử ngoại, tia X, hóa chất, khói xe, vi sinh vật… được gọi là các tác nhân sinh ung và được chứng minh có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Những tác nhân này làm cho các gen dễ bị đứt gãy trong quá trình sao chép, là điều kiện để các đột biến xuất hiện.

Lối sống

Ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc và ít vận động. Do các tế bào tuyến vú hoạt động phụ thuộc vào nội tiết tố estrogen, nên các nguyên nhân làm tăng estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia, sử dụng liệu pháp hormone estrogen thay thế… làm cơ thể phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn và do đó kích thích tế bào tuyến vú tăng sinh - một điều kiện để các đột biến sinh ung xuất hiện. Thừa cân và ít vận động còn có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát ở những người đã mắc ung thư vú.

Khả năng miễn dịch của cơ thể

Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm và tiêu diệt các vật thể lạ trong cơ thể, bao gồm các tế bào ung thư. Một khối u ác tính chỉ có thể được hình thành nếu nó vượt qua được hết các chặng kiểm soát của hệ miễn dịch - một tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng các đột biến gen xảy ra. Như vậy, về mặt nguyên tắc, nếu có một hệ miễn dịch khỏe và hoạt động tốt thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ ít hơn, trong đó bao gồm cả ung thư vú.

Như vậy, hầu hết các trường hợp ung thư vú đều không xác định được một nguyên nhân cụ thể. Những yếu tố về vật lý, phóng xạ, hóa chất, suy giảm miễn dịch, lối sống… mà chúng ta nói ở trên được gọi là các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Có nghĩa là việc tiếp xúc với các yếu tố đó không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư vú, nhưng sẽ làm nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với không tiếp xúc. Hơn nữa, tác động của các yếu tố nguy cơ này có tính chất cộng gộp, nghĩa là càng tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ và trong thời gian càng dài thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao.

Cách tự khám vú

Tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.

Các chị em nên tự khám vú sau kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất; cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua tuổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao [trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2; có kinh sớm; không sinh con...], nên đi khám, tầm soát ở lứa tuổi sớm hơn.

Hà An

Video liên quan

Chủ Đề