Vay tài sản không có biện pháp bảo đảm ở đâu? Bằng cách nào?

Hợp đồng cho vay tài sản là gì? Hợp đồng cho vay tài sản không có biện pháp bảo đảm là gì? Mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm 2021? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng không có biện pháp bảo đảm?

Khi có nhu cầu vay tài sản để thực hiện mục đích của cá nhân thì các bên cần phải thực hiện ký kết hợp đồng vay tài sản có thể có biện pháp bảo đảm hoặc không có biện pháp bảo đảm. Vậy hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm là gì? Khi tham gia ký kết hợp đồng thì các bên phải chú ý đến những vấn đề gì? Có những vấn đề pháp lý gì xung quanh hợp đồng? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn củng cố thêm một số kiến thức về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015.

1. Hợp đồng vay tài sản là gì?

Theo Điều 463, Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

2. Hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm là gì?

Điều 292, Bộ Luật Dân sự 2015 có liệt kê ra những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

Xem thêm: Cách tính lãi khi vay tiền, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

Các biện pháp bảo đảm ở bên trên mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính và phải đảm bảo không vượt quá phạm vi nghĩa vụ chính. Biện pháp đảm bảo giúp nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chính và được thực hiện chỉ khi có sự vi phạm nghĩa vụ chính.

Như vậy thì hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm là sự thỏa thuận giữa một bên cho vay và bên vay, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng được lập ra để xác nhận việc ký kết hợp đồng giữa hai bên về việc cho vay tài sản mà không có biện pháp bảo đảm nào. Hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm cũng chính là căn cứ pháp lý cao nhất để ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Nội dung chính trong hợp đồng bao gồm:

– Phần thông tin của các bên tham gia hợp đồng

Xem thêm: Hợp đồng vay tài sản

– Tài sản vay, kỳ hạn vay, lãi suất vay, mục đích vay

– Địa điểm, phương thức giao tài sản vay

– Địa điểm, Phương thức trả nợ

– Quyền sở hữu đối với tài sản vay

3. Mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN KHÔNG CÓ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Tại Phòng Công chứng số …….. thành phố ……… (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi là:

Xem thêm: Điểm nổi bật của hợp đồng vay tài sản

Bên cho vay (sau đây gọi là Bên A):………..

Ông (Bà): ……

Sinh ngày: …..

Chứng minh nhân dân số: ……..cấp ngày ….. tại …….

Hộ khẩu thường trú (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

1. Chủ thể là vợ chồng:

Ông: …………..

Xem thêm: Đặc điểm pháp lý và ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản

Sinh ngày: ………..

Chứng minh nhân dân số: ……..cấp ngày ……. tại …..

Hộ khẩu thường trú: ……

Cùng vợ là bà: ……………

Sinh ngày: ……….

Chứng minh nhân dân số: ……cấp ngày …….tại……………..

Hộ khẩu thường trú:…….

(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người)

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản

2. Chủ thể là hộ gia đình:

Họ và tên chủ hộ: …..

Sinh ngày: ………

Chứng minh nhân dân số: ………..cấp ngày ……. tại ………

Hộ khẩu thường trú: ………

Các thành viên của hộ gia đình:

– Họ và tên: …………

Sinh ngày: …………..

Xem thêm: Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng vay tài sản

Chứng minh nhân dân số: …………..cấp ngày ……………….. tại ……………….

Hộ khẩu thường trú: …………….

* Trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:

Họ và tên người đại diện: ……..

Sinh ngày: …………….

Chứng minh nhân dân số: …………cấp ngày …….. tại ……….

Hộ khẩu thường trú: ……………

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ……..

Xem thêm: Một số khó khăn trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản

ngày …. do ……….. lập.

3. Chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: ……..

Trụ sở: ……..

Quyết định thành lập số: … ngày …. tháng …… năm …., do…………. cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:………..ngày…….tháng……..năm…

do …………… cấp.

Số Fax: …….Số điện thoại: ……

Xem thêm: Ưu điểm và hạn chế trong việc áp dụng các quy định về hợp đồng vay tài sản

Họ và tên người đại diện: …..

Chức vụ: ………….

Sinh ngày: ……….

Chứng minh nhân dân số: ………cấp ngày ………………. tại …………….

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …….. ngày ………………. do …….. lập.

Bên vay (sau đây gọi là Bên B):

(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)

……….

Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Hai bên đồng ý thực hiện việc vay tài sản với các thỏa thuận sau đây:

……….

ĐIỀU 1. TÀI SẢN VAY

Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản vay. (Nếu tài sản là vật phải nêu rõ số lượng, chất lượng, chủng loại, trị giá…)

………….

ĐIỀU 2. KỲ HẠN VAY

Kỳ hạn vay là: …… kể từ ngày …..

Việc vay có thể có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn, nếu không có kỳ hạn thì ghi rõ không có kỳ hạn.

Xem thêm: Quy định về thỏa thuận trong hợp đồng lao động

ĐIỀU 3. LÃI SUẤT VAY

Lãi suất vay là (Do các bên thỏa thuận, có thể không có lãi hoặc có lãi, nếu có thì lãi suất không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng):

………….

ĐIỀU 4. MỤC ĐÍCH VAY VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN VAY

Mục đích vay là (Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên A có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi tài sản vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên B vẫn sử dụng tài sản trái mục đích):

………….

ĐIỀU 5. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC GIAO TÀI SẢN VAY

Ghi rõ nghĩa vụ của bên A liên quan đến việc giao tài sản vay (số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm….)

Xem thêm: Người đứng đầu chi nhánh có được ký hợp đồng vay vốn không?

………….

ĐIỀU 6. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC TRẢ NỢ

Ghi rõ các thỏa thuận về nghĩa vụ của bên B liên quan đến việc trả nợ như trả bằng tiền hay bằng vật; trường hợp không thể trả vật; trường hợp đến hạn không trả được nợ hoặc trả không đủ; trường hợp trả nợ trước thời hạn; trường hợp đòi lại tài sản đối với hợp đồng vay không kỳ hạn có lãi hoặc không có lãi…

ĐIỀU 7. QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN VAY

Bên B trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

ĐIỀU 8. VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

Lệ phí công chứng Hợp đồng này do bên ……. chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 9. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Xem thêm: Thời hạn vay và lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 10. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

a. Những thông tin về nhân thân, về tài sản vay đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

c. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

d. Các cam đoan khác:…

Xem thêm: Hỏi về việc giao kết hợp đồng vay tài sản mà không có chữ ký của người trong hộ gia đình

2. Bên B cam đoan:

a. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản vay;

c. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

đ. Các cam đoan khác:…

ĐIỀU 11. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Xem thêm: Cho vay tiền bằng chuyển khoản ngân hàng có đòi lại được không?

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

Xem thêm: Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản

– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ………

Bên A

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm

Phần thông tin của các bên trong hợp đồng cần ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin về tên, số chứng minh nhân dân( Số căn cước công dân), số điện thoại, địa chỉ,.. các thông tin cần chi tiết càng tốt và phải giống như những giấy tờ bản gốc.

Xem thêm: Quy định mới lãi suất trong hợp đồng vay tài sản trong Bộ Luật Dân sự 2015

Điều 1. Tài sản cho vay: Mô tả cụ thể các chi tiết vè tài sản cho vay như só lượng, chất lượng, trị giá, chủng loại,…

Điều 2. Kỳ hạn vay tài sản: ghi rõ được bắt đầu từ thời điểm nào và kết thúc từ thời điểm nào, nếu như không có ký hạn thì cần phải ghi là không có kỳ hạn.

Điều 3. Lãi suất cho vay: Hai bên thỏa thuận có thể có lãi hoặc không có lại. Nếu như có lãi thì không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với các loại cho vay tương ứng.

Điều 4. Mục đích cho vay và sử dụng tài sản cho vay: Tài sản cho vay phải được dùng vào đúng mục đích sử dụng nếu như không đúng thì bên cho vay có thể đòi lại tài sản trước thời hạn kết thúc hợp đồng.

Điều 5, Điều 6: ghi rõ địa điểm giao tài sản và địa điểm nhận tài sản, trả nợ của bên vay cùng phương thức giao tài sản. Hai bên sẽ thỏa thuận về hình thức trả nợ của bên vay là trả bằng tiền hay bằng vật.

Điều 7. Quyền sở hữu đối với tài sản cho vay: Sau khi nhận được tài sản thì bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản cho vay.

Điều 8. Việc nộp lệ phí công chứng thì hai bên sẽ thỏa thuận và ghi rõ vào hợp đồng là bên nào trả cùng với hóa đơn thanh toán.

Điều 9. Phương thức giải quyết tranh chấp: Điều này cũng sẽ do sự thỏa thuận của các bên có thể tự hòa giải hoặc nếu không thể tự hòa giải thì có thể đưa tranh chấp ra Tòa để giải quyết.

Xem thêm: Khái niệm hợp đồng vay tài sản

Sau khi đọc lại hợp đồng ( hoặc do công chứng viên đọc) thì các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và thống nhất thời gian hợp đồng có hiệu lực. Các bên sẽ cam kết thực hiện hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm trên tinh thần tôn trọng những quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện. Khi soạn thảo hợp đồng cần phải chú ý đúng hình thức và nội dung phải đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong hợp đồng các câu từ cần ngắn gọn, xúc tích tránh dài dòng và khó hiểu. Đồng thời các bên cũng cần phải cam kết nhưng thông tin có trong hợp đồng phải hoàn toàn chính xác.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

Tổng số bài viết: 9.896 bài viết

Tải văn bản tại đây

Gọi luật sư ngay

Tư vấn luật qua Email

Báo giá trọn gói vụ việc

Đặt lịch hẹn luật sư

Đặt câu hỏi tại đây