Ví dụ về dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông

Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông? Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1.  Tội phạm an toàn giao thông

Tội phạm an toàn giao thông là những hành vi phạm tội vi phạm, xâm phạm quy định giao thông với những tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS)

Ví dụ: tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS

2. Dấu hiệu pháp lý là gì?

Dấu hiệu pháp lý là những dấu hiệu dùng làm cơ sở để xem xét hành vi của một người có vi phạm quy định pháp luật hay không.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là những căn cứ xem hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông của một người có phải là hành vi phạm tội hay không. Muốn biết hành vi của một người có phải là tội phạm hay không ta phải xét hành vi đó có thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội danh không

Xem thêm:  Mẫu đơn xin vào Hội cựu chiến binh Việt Nam

3. Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông?

Có 4 dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông như sau:

  • Mặt chủ thể của tội phạm: Là con người cụ thể, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Hai là, mặt chủ quan của tội phạm: Là động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và là lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý)
  • Ba là, mặt khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội mà Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ.
  • Bốn là, mặt khách quan của tội phạm: Là các hành vi của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này, có thể là bằng hành động nhưng cũng có thể là bằng không hành động.
  • Phải có đủ bốn yếu tố này mới cấu thành tội phạm. Thiếu một trong bốn yếu tố này, thì không phải là tội phạm

Ví dụ dấu hiệu pháp lý, cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS:

Chủ thể: Người nào tham gia giao thông đường bộ (có năng lực trách nhiệm hình sự)

Khách thể: Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Xem thêm:  Top 12 tả con mèo hay chọn lọc - Tả con mèo lớp 4

Mặt khách quan:

  • Hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ

Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Việc xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của BLHS mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

  • Địa điểm (nơi vi phạm là nơi dành cho giao thông đường bộ)…
  • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm

Mặt chủ quan: Lỗi vô ý

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông? và những dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Việc xác định đúng cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh.

Xem thêm:  Mẫu đơn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in, tự in

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Ngày nay tội phạm càng ngày càng nhiều trong xã hội. Vậy tội phạm là gì và các dấu hiệu của tội phạm là gì là câu hỏi được quan tâm. Nhiều độc giả chưa nắm được nội dung vấn đề các dấu hiệu của tội phạm? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này mà Quý độc giả còn thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng.

Đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Hoàng Phi hiểu được những băn khoăn này, chúng tôi đưa ra bài viết phân tích về Các dấu hiệu của tội phạm? Ví dụ dấu hiệu của tội phạm giúp Quý độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về vấn đề này.

Khái niệm tội phạm?

Trước khi tìm hiểu Các dấu hiệu của tội phạm? Ví dụ dấu hiệu của tội phạm bài viết xin đưa ra khái niệm về tội phạm. Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về khái niệm tội phạm là gì như sau:

“ Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.

Có thể thấy theo quy định pháp luật thì tội phạm trước hết phải là hành vi (có thể hành vi hành động và không hành động). Nếu không có hành vi thì không có tội phạm và hành vi đó gây nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm cũng được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự, tức pháp luật quy định rõ về tội phạm. Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện và  thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại các quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ và phải chịu hình phạt.

Ví dụ về dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông

Để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không thì cần phải xét xem hành vi đó có đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm hay không. Thực tế việc xác định các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm đối với từng tội phạm thường khá khó để xác định, dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm đáng tiếc.

Các dấu hiệu của tội phạm cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tính nguy hiểm cho xã hội

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu đầu tiên để xác định được hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Trong đó các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính quan trọng và cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định các dấu hiệu và được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Theo quy định tại điều 123 luật hình sư 2015 sửa đổ bổ sung năm 2017 về tội giết người là hành vi nguy hiểm xâm hại trực tiếp đến tính mạng con người. Người bị giết là người còn sống, vì tội giết người là tội xâm phạm đến tính mạng con người, gây nguy hiểm cho xã hội.

Thứ hai: Tính có lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi. Trong bộ luật hình sự Việt Nam thì nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó. Có thể chia hành vi phạm tội thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Ví dụ: Điều 123 Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội giết người thì có thể thấy tội phạm cố ý giết người. Tội phạm thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn để che giấu tội phạm,…

Thứ ba: Tính trái pháp luật

Căn cứ theo điều 2 Bộ luật hình sự 2017 quy định về trách nhiệm hình sự như sau:

“ Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy bất cứ hành vi nào không được quy định là một tội trong bộ luật Hình sự thì việc thực hiện hành vi đó đều không phải là tội phạm.

Ví dụ: Dù pháp luật quy định rất rõ ràng và cấm chủ thể, pháp nhân thực hiên các hành vi vi phạm pháp luật nhưng chủ thể vẫn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình. Khi pháp luật đã quy đinh cấm giết người tại điều 123 luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017  nhưng chủ thể vẫn thực hiện hành vi giết người và trái pháp luật.

Thứ tư: Tính phải chịu hình phạt

Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Chỉ những hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, hình phạt được coi là cơ chế răn đe, giáo dục đối với tội phạm. Tùy theo từng loại tội khác nhau có yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ mà người phạm tội đều phải chịu hình phạt trước tội của mình gây ra,

Ví dụ theo khoản 1 điều 123 thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Pháp luật có quy định rất rõ ràng về mức hình phạt mà người phạm tội cần chịu khi vi phạm.

Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung các dấu hiệu của tội phạm? Ví dụ dấu hiệu của tội phạm. Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về các nội dung của vấn đề các dấu hiệu của tội phạm? Ví dụ dấu hiệu của tội phạm. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.