Ví dụ về hình thức Nhật ký - sổ cái

Đặc điểm và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái như thế nào? Trong bài viết dưới đây, nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn bạn đọc vấn đề này.

>>Xem thêm: Các hình thức kế toán

1. Điều kiện vận dụng hình thức nhật ký – sổ cái

Hình thức kế toán này phù hợp với các đơn vị kế toán có quy mô nhỏ, khối lượng nghiệp vụ phát sinh ít, đơn vị sử dụng ít tài khoản. Quản lý tại đơn vị mới dưng lại ở trình độ thấp với mô hình quản lý tập trung một cấp. Hình thức kế toán này cũng phù hợp với các đơn vị mà lao động kế toán ở trình độ thấp và đơn vị ít lao động kế toán đánh giá kpi

2. Đặc điểm và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật  ký- Sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế [theo từng tài khoản kế toán cả hai bên Nợ – Có] trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất gọi là sổ “Nhật ký – Sổ Cái”. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Sổ “Nhật ký – Sổ Cái” gồm hai phần: phần “Nhật ký” và phần “Sổ cái”. học kế toán trực tuyến

Phần Nhật ký: ghi hàng ngày các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian “Ngày tháng” của chứng từ, cột “Ngày tháng ghi sổ” và cột “Số phát sinh” của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Phần “Sổ cái: được phản ánh cho cả hai bên Nợ và Có của từng tài khoản kế toán. Toàn bộ tài khoản mà đơn vị sử dụng sẽ được phản ánh ở cả phần sổ này. Phần này dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế [theo từng tài khoản kế toán] kỹ năng tìm kiếm việc làm

Thứ tự dòng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số phát sinh TK TK TK
Số hiệu Ngày tháng Nợ Nợ Nợ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Số dư đầu năm

Số phát sinh tháng 1 ….

Cộng số phát sinh tháng

Số dư cuối tháng

Cộng lũy kế từ đầu kỳ

Ngày…tháng…năm

Người ghi sổ            Kế toán trưởng                          Thủ trưởng đơn vị

[Ký, họ tên]              [Ký, họ tên]                                     [Ký, họ tên]

Bên cạnh số kế toán tổng hợp, trong hình thức này, kế toán còn sử dụng các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa; Thẻ kho [dùng ở kho vật liệu sản phẩm, hàng hóa…]  học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội

Công tác ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái có thể nêu khái quát theo trình tự như sau:

-Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của chứng từ kế toán và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại, có cùng nội dung kinh tế như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ cái, được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan như sổ ghi chi tiết vật tư sản phẩm, hàng hóa, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán… khóa học kế toán thuế

-Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán vào Nhật ký – Sổ cái, tính ra số phát sinh trong kỳ [kỳ này là lũy kế từ đầu quý] và số dư cuối kỳ [cuối tháng, cuối quý] của từng tài khoản. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Nhật ký – Sổ cái theo các quan hệ cân đối như sau:

Tổng số tiền của cột Phát sinh ở Sổ Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản học kế toán qua video

Tổng số dư Nợ của các tài khoản = Tổng số dư Có của các tài khoản  học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập Sổ tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Sổ [Bảng] tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ cái

Số liệu trên Sổ Nhật ký – Sổ cái và trên Sổ [bảng] tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tính cân đối giữa công tác kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết sẽ được sử dụng để lập các báo cáo tài chính.

Nguồn: Kế toán Lê Ánh

>>Bài viết được quan tâmHọc kế toán thực hành ở đâu tốt

Sổ kế toán tổng hợp của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái chỉ có một quyển sổ duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái [Mẫu số S01-DNN] 

>>>Xem thêm: SỔ CÁI [Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ]

Mẫu nhật ký - sổ cái

Đơn vị: …………………………..

Địa chỉ: …………………………...

Mẫu số S01-DNN
[Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính]

NHẬT KÝ - SỔ CÁI

Năm: ………..

Thứ tự dòng

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Số tiền phát sinh

Số hiệu tài khoản đối ứng

Thứ tự dòng

TK...

TK...

TK...

TK..

TK...

TK

Số hiệu

Ngày, tháng

Nợ

Nợ

Nợ

Nợ

Nợ

Nợ

Nợ

A

B

C

D

E

1

F

G

H

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

- Số dư đầu năm

- Số phát sinh trong tháng

- Cộng số phát sinh tháng

- Số dư cuối tháng

- Cộng lũy kế từ đầu quý

- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ:...

Người lập biểu
[Ký, họ tên]

Kế toán trưởng
[Ký, họ tên]

Người đại diện theo pháp luật
[Ký, họ tên, đóng dấu]

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Nội dung

- Nhật ký - Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế [Theo tài khoản kế toán].

- Số liệu ghi trên Nhật ký - Sổ Cái dùng để lập Báo cáo tài chính.

Kết cấu và phương pháp ghi sổ

+ Kết cấu:

Nhật ký - Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp gồm 2 phần: Phần Nhật ký và phần Sổ Cái.

Phần Nhật ký: gồm các cột: Cột “Ngày, tháng ghi sổ”, cột “Số hiệu”, cột “Ngày, tháng” của chứng từ, cột “Diễn giải” nội dung nghiệp vụ và cột “Số tiền phát sinh”. Phần Nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.

Phần Sổ Cái: Có nhiều cột, mỗi tài khoản ghi 2 cột: cột Nợ, cột Có. Số lượng cột nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các tài khoản sử dụng ở đơn vị kế toán. Phần Sổ Cái dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế [Theo tài khoản kế toán].

+ Phương pháp ghi sổ: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

- Ghi chép hàng ngày:

Hàng ngày, mỗi khi nhận được chứng từ kế toán, người giữ Nhật ký - Sổ Cái phải kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ. Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ để xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có. Đối với các chứng từ kế toán cùng loại, kế toán lập “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại”. Sau đó ghi các nội dung cần thiết của chứng từ kế toán hoặc “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” vào Nhật ký - Sổ Cái.

Mỗi chứng từ kế toán hoặc “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” được ghi vào Nhật ký - Sổ Cái trên một dòng, đồng thời cả ở 2 phần: Phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Trước hết ghi vào phần Nhật ký ở các cột: Cột “Ngày, tháng ghi sổ”, cột “Số hiệu” và cột “Ngày, tháng” của chứng từ, cột “Diễn giải” nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào số tiền ghi trên chứng từ để ghi vào cột “số tiền phát sinh”. Sau đó ghi số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cột ghi Nợ, cột ghi Có của các tài khoản liên quan trong phần Sổ Cái, cụ thể:

- Cột F, G: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng của nghiệp vụ kinh tế;

- Cột H: Ghi số thứ tự dòng của nghiệp vụ trong Nhật ký - Sổ Cái;

- Từ cột 2 trở đi: Ghi số tiền phát sinh của mỗi tài khoản theo quan hệ đối ứng đã được định khoản ở các cột F, G.

Cuối tháng phải cộng số tiền phát sinh ở phần nhật ký và số phát sinh nợ, số phát sinh có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ 

Theo dõi bài viết hướng dẫn ghi nhật ký sổ cái trên đây từ kế toán Lê Ánh mong rằng sẽ giúp các bạn kế toán viên hiểu rõ hơn và làm tốt công việc kế toán của mình

>>>Xem thêm: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký-sổ cái

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: Mẫu nhật ký sổ cái, cách ghi sổ cái theo hình thức nhật ký chung, trình tư ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái, nhật ký sổ cái theo thông tư 200, nhật ký sổ cái là gì, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, cách vào sổ cái

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành và làm dịch vụ kế toán trọn gói tốt nhất thị trường

 [Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

HOTLINE: 0904 84 88 55 [Mrs Ánh]

Video liên quan

Chủ Đề