Vì sao không nên ăn thịt ếch

Thịt ếch có tác dụng gì? Có thể bạn chưa biết, thịt ếch không chỉ là món ăn ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Không những vậy, trong đông y còn sử dụng thịt ếch trong những bài thuốc trị bệnh với độ lành tính cao. Vậy cụ thể ăn thịt ếch có lợi như thế nào, ăn bao nhiêu là hợp lý? Hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay tại bài viết này nhé!

Thịt ếch có tác dụng gì? Thịt ếch có màu trắng, nhiều nạc, thịt có độ mềm ngọt, sớ thịt dai, chắc, khi chế biến có mùi thơm dịu nhẹ, thoảng vị đặc trưng với rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn từ cháo, ếch chiên bơ, ếch xào chuối... 

Không những thế, trong thịt ếch còn chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sức khỏe. Vậy cụ thể trong thịt ếch có chất gì?

Tìm hiểu thịt ếch có tác dụng gì đối với sức khoẻ

Giá trị dinh dưỡng trong 100gr thịt ếch như sau:

- Nước: 75 gram

- Protit: 20 gram

- Lipit: 1,1 gram

- Tro: 3,9 gram

- Photpho: 159 mg

- Canxi: 22 gram

- Sắt: 1,3 mg

- Vitamin B1: 0,04 mg

- Vitamin B12: 0,22 mg

- Vitamin PP: 2,1 mg

- Năng lượng: Khoảng 73 calo

Ăn thịt ếch có tốt không? Như vậy, thịt ếch chứa nhiều dinh dưỡng, là một loại thực phẩm lý tưởng cho sức khỏe, rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé nhờ nguồn dưỡng chất tuyệt vời. Riêng đối với người trưởng thành, ăn thịt ếch vẫn có thể yên tâm kiểm soát tốt cân nặng mà không sợ vấn đề tăng cân quá đà.

Theo đông y, ếch còn được gọi là điền kê [gà đồng], thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, giúp cải thiện giấc ngủ. Đặc biệt có tác dụng rất tốt dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng và người có sức đề kháng kém cần bồi bổ sau khi ốm.

Trong đông y thịt ếch còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt

Đồng thời, ăn thịt ếch còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, cải thiện phản ứng sưng độc do bị nhiệt kết tụ bằng các bài thuốc bồi đắp và còn là món ăn bồi dưỡng cơ thể cho phụ nữ sau sinh mau lấy lại sức.

Nếu trẻ nhỏ gặp tình trạng ra mồ hôi trộm, hay bị ho, chán ăn thì dùng thịt ếch để chế biến thành các món ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ, nên lấy phần thịt nạc ở đùi sẽ giúp bé dễ tiêu hoá, hạn chế mắc xương và cải thiện được tình trạng bệnh rất tốt.

Thịt ếch giàu protein

Thịt ếch có tác dụng gì? Nhờ vào nguồn protein động vật dồi dào và hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thịt ếch giàu protein tốt cho hệ cơ bắp

Đặc biệt protein sẽ là nguồn dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển khoẻ mạnh của cơ bắp, có khả năng tái tạo những tế bào cũ, bị hư hỏng và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới. Thịt ếch là loại thực phẩm không thể bỏ qua đối với bệnh nhân tiểu đường giúp phục hồi vết thương nhanh chóng.

Ngừa thiếu máu

Thịt ếch không chỉ giàu protein mà ở phần chân ếch còn chứa rất nhiều chất sắt, có khả năng giúp ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu, điều hoà lượng máu một cách hiệu quả.

Vì thế, đối với những người bệnh thiếu máu, dễ bị chóng mặt, hoa mắt thì ăn thịt ếch cũng là cách bổ sung dưỡng chất và ngăn ngừa tình trạng này tốt nếu kiên trì sử dụng.

Bổ sung món ăn từ thịt ếch vào khẩu phần ăn giúp ngăn ngừa thiếu máu

Ngoài ra, chất sắt và kali có nhiều trong thịt ếch có tác dụng tốt đối với hệ tim mạch, thúc đẩy tim làm việc hiệu quả hơn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra những bệnh lý tim mạch, nhất là tình trạng đau tim, đột quỵ đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ.

Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu của giáo sư Chris Shaw đã phát hiện ra được trong thịt ếch có 2 loại protein vô cùng đặc biệt có khả năng ức chế được sự phát triển của những mạch máu trên tế bào ung thư và đồng thời giúp tiêu diệt khối u ung thư, giúp hỗ trợ tốt trong việc đối phó lại bệnh ung thư, đem lại tín hiệu tức cực trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tăng cường nhận thức

Một điều bất ngờ về việc ăn thịt ếch có tác dụng gì đó chính là giúp tăng cường khả năng nhận thức. Ở phần thịt đùi ếch có chứa axit béo omega 3 rất tốt cho não bộ, cải thiện trí nhớ, thúc đẩy nhận thức, từ đó là giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bệnh Alzheimer thường gặp ở người lớn tuổi.

Những công dụng tuyệt vời của thịt ếch đối với sức khoẻ

Vì thế, thường xuyên bổ sung thịt ếch với khẩu phần thích hợp, thay đổi luân phiên nhóm thực phẩm chứa axit béo omega 3 là cách giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

Ổn định huyết áp

Ăn thịt ếch là cách bổ sung natri cho cơ thể vô cùng hiệu quả. Trong khoảng 100gr thịt đùi ếch có đến 58 gr natri. Nhờ vào nguồn natri này sẽ giúp duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể, tăng cường sự co cơ và giữ cho huyết áp luôn ở mức ổn định. 

Có đặc tính kháng sinh

Không chỉ thịt ếch mà những chất bám trên da ếch có khả năng làm ức chế sự sản sinh và phát triển của vi khuẩn, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của những loại vi trùng dẫn đến bệnh.

Đây là một tác dụng tuyệt vời đã được nhóm nghiên cứu từ các trường đại học thuộc các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã công bố rằng trong da ếch có những chất có lợi có giá trị cao, được dùng làm kháng sinh.

Mặc dù thịt ếch đem lại giá trị dinh dưỡng cao, nhưng cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng thịt ếch.

Vì đặc tính của ếch sống ở điều kiện tự nhiên, trong môi trường đồng ruộng nên tỷ lệ trong ếch có lẫn cả ấu trùng sán khá cao, chiếm khoảng 75%. Bởi vì ấu trùng có màu trắng, thường nằm lẫn vào thịt nên nếu không chú ý kỹ rất khó phát hiện ra.

Những lưu ý quan trọng khi ăn thịt ếch

Nếu quá trình chế biến thịt ếch không đảm bảo, thịt chưa được nấu chín kỹ sẽ tạo điều kiện cho những loại ấu trùng này theo đường ăn uống đi vào cơ thể, di chuyển đến các bộ phận và bắt đầu phát triển gây ra những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

Vậy làm thế nào để ăn thịt ếch an toàn nhất? Chúng ta vẫn có thể bổ sung nhiều dưỡng chất từ thịt ếch với những món ăn hấp dẫn cho gia đình, chỉ cần chú ý cách chế biến đảm bảo an toàn.

Đối với ếch mua về, cần làm sạch phần ruột, nên tách bỏ những đường gân chỉ trên đùi ếch để hạn chế những ấu trùng giun sán ký sinh. Đặc biệt nhất chỉ nên ăn thịt ếch đã nấu chín kỹ.

>>> Xem thêm:

- Cách nấu lẩu ếch măng chua cực hấp dẫn không thua kém ngoài hàng

Dù cho ăn thịt ếch giúp cơ thể khoẻ mạnh, nhưng chúng ta cần đa dạng các nhóm thực phẩm không nên quá lạm dụng thịt ếch ăn quá nhiều chỉ trong một bữa hay ăn liên tục, mới đem lại hiệu quả cao và giúp cơ thể hấp thụ tốt những chất dinh dưỡng một cách tối ưu nhất.

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, vì sức đề kháng của bé vẫn còn khá yếu, trong thịt ếch lại có nguy cơ nhiễm các loại giun sán nên rất dễ gây ra các về đường tiêu hoá ở trẻ.

Bên cạnh đó, do thịt ếch có tính hàn, nên đối với những người đang cảm sốt hay bị tỳ hư không nên ăn những món ăn có thịt ếch khi đang bệnh để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ do lúc này sức đề kháng vẫn còn yếu.

Thịt ếch có tác dụng gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết thêm những công dụng tuyệt vời về nguồn dưỡng chất mà thịt ếch đem lại. Chỉ cần một vài lưu ý nhỏ trong cách chế biến và không quá lạm dụng thịt ếch thì thịt ếch quả là một thực phẩm tuyệt vời với nhiều món ăn hấp dẫn để chiêu đãi cho cả nhà!

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/thit-ech-co-tac-dung-gi-an-thit-ech-nhieu-co-tot-khong-383827.html

Phải chăng chúng ta không cần quá sợ hãi khi phát hiện ra những nang sán đang "tung tăng" trên phần thịt đùi ếch và vẫn ăn nó ngon lành?

Vì sao trong thịt ếch chứa nhiều sán?

Mới đây, một tài khoản Facebook đã chia sẻ thông tin về việc xuất hiện trứng sán trong bụng ếch đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và khiến nhiều người không khỏi hoang mang.


Thông tin và hình ảnh ếch có chứa trứng sán được chia sẻ thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng - [Ảnh chụp màn hình].

Nhiều người cho rằng, thịt ếch có sán là hiện tượng bình thường, không có gì phải sợ hãi. Nếu muốn thưởng thức, chúng ta chỉ cần loại bỏ những chú sán có ở phần thịt mà thôi. Liệu điều này có thực sự chính xác? Câu trả lời sẽ được bật mí sau đây.

Thịt ếch chứa nang sán là hiện tượng bình thường

Chúng ta biết rằng, thịt ếch là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, ếch cũng là loài vật dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nhất từ môi trường.

Bởi lẽ, ếch chủ yếu sống ngoài đồng ruộng, đầm lầy - những nơi có môi trường ẩm ướt. Đây là điều kiện tốt để những loài ký sinh trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Cùng với đó, những ấu trùng này có màu trắng - thường lẫn vào màu thịt ếch nên rất khó phát hiện.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ ếch, nhái có chứa ấu trùng sán ở ta cao tới 75%. Những ấu trùng sán tên khoa học là Sparganum erinacei này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Trứng sán theo phân chó, mèo hòa vào dòng nước, nở ra ấu trùng lông, xâm nhập và ký sinh trên các loài giáp xác [Cyclops].


Tóm tắt chu kỳ sinh học và sinh bệnh sán ở người.

Những cá thể nòng nọc sử dụng nước chứa ấu trùng sán, loài giáp xác bị sán ký sinh rồi phát triển thành ếch. Ấu trùng sán nhái từ đây đã xâm nhập và cư trú trong cơ thể ếch.

Bởi vậy, sẽ không quá xa lạ khi bạn bắt gặp những cá thể sán đang ngọ nguậy vui đùa hay "tung tăng" tại vùng đùi, thịt của những chú ếch, nhái.

Một số loài giun, sán khác cũng ký sinh trên cơ thể ếch, nhái

Có khá nhiều loại giun, sán cư trú trên cá thể ếch. Một trong số đó cần phải kể đến là sán nhái Sparganum - có dạng hình sâu, màu trắng ngà, mờ đục, dài từ 3 - 50cm, rộng vài mm.


Hình ảnh sán Sparganum được phóng to dưới kính hiển vi.

Bình thường, bạn khó lòng có thể phân biệt được đầu, cuối hay tổ chức nội tạng của sán Sparganum. Tuy nhiên, dưới sự phóng đại của kính hiển vi có thể thấy những hạt vôi hóa, ống bài tiết, thớ cơ và dây thần kinh trong chất đệm nhu mô xốp.

Thành cơ thể bao gồm lớp vỏ được bao phủ bằng lớp nhung mao, hai lớp cơ và một hàng tế bào vỏ hướng xuyên tâm. Bề mặt trên của vỏ xuất hiện đốt giả như cơ ngang.


Sán khi xâm nhập vào cơ thể người tồn tại dưới dạng ấu trùng, di chuyển dưới da.

Sán nhái trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của ếch. Khi xâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn chưa được nấu chín, chúng tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng cư trú ở ruột, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mắt, mu bàn tay, bụng...

Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Nhiều trường hợp, chúng di chuyển từ ruột lên mắt, làm tổ ngay trong mắt. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, người ăn sẽ bị mù mắt.


Giun đầu gai [Gnathostoma spinigerum] dưới kính hiển vi.

Bên cạnh sán Sparganum, trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai [Gnathostoma spinigerum]. Sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng...

Nếu di chuyển mắt, ấu trùng giun sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng...

Và những cách để bạn phòng ngừa việc nhiễm giun, sán từ thịt ếch

Ếch là món ăn nhiều dinh dưỡng bởi vậy, nhiều người khó lòng có thể từ bỏ món ăn ngon và giàu dinh dưỡng như vậy.

Do đó, để có thể ăn thịt ếch, bạn cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn.

Khi nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó. Nếu quá nhiều, bạn đừng nên tiếc khi loại bỏ hoàn toàn cá thể ếch đó.

Sán sẽ chết ở nhiệt độ cao, nên bạn cần nấu thật chín kỹ thịt ếch để hạn chế giun sán ký sinh còn tồn tại trong thực phẩm, xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể người. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt như quan niệm của một số người.


Tuyệt đối không nên ăn thịt ếch sống để tránh nhiễm sán vào cơ thể.

Việc làm thiếu khoa học này tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt - gây u ở mắt, làm cho bệnh nhân có thể bị mù.

Một số các trường hợp khác ít gặp hơn là con người còn có thể bị nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Theo Trí Thức Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề