Vì sao mồ hôi nặng mùi

Ai cũng có mùi cơ thể. Nếu mùi đó dễ ngửi thì đó là mùi hương cơ thể, nếu không dễ ngửi thì đó là mùi hôi rồi. Mùi cơ thể, hay có tên gọi khác là bromhidrosis, là một phần tất yếu của mỗi người. Nhưng hầu như ai cũng muốn che giấu và tìm cách ngăn chặn mùi đặc trưng này, đặc biệt là trong tiết trời nóng bức.

Tại sao cơ thể có mùi?

Ai cũng nghĩ mùi cơ thể xuất phát từ mồ hôi. Nhưng khác với tên gọi của mồ hôi, bản thân mồ hôi không có mùi. Mùi cơ thể thực chất là sản phẩm của rất nhiều vi khuẩn sinh sống ở vùng da nơi mồ hôi tiết ra. Các vi khuẩn này không phải là tác nhân duy nhất tạo mùi.

Tùy thuộc và tuyến mồ hôi nào đang hoạt động để bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể. Có hai tuyến tiết mồ hôi trên da khác nhau trong cơ thể bạn - tuyến eccrine và tuyến apocrine.

Vi khuẩn

Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ví dụ như vùng nách, dưới cánh tay. Khi bạn vã mồ hôi, các vi khuẩn phân giải một số loại protein trong mồ hôi thành axit. Vậy nên vi khuẩn và mồ hôi bản chất là không có mùi. Mùi chỉ là sản phẩm của vi khuẩn khi nó gặp mồ hôi bạn tiết ra thôi.

Tuyến eccrine

Tuyến eccrine hiện diện ở toàn bộ làn da trên cơ thể. Tuyến eccrine được tìm thấy ở tầng da sâu nhất, tầng hạ bì, nơi quyết định cấu trúc làn da. Tại tầng hạ bì, mồ hôi được đẩy lên bề mặt da ngoài cùng qua một ống dẫn. Khi mồ hôi bốc hơi, làn da được làm mát và nhiệt độ cơ thể được cân bằng.

Mồ hôi tiết ra từ tuyến eccrine có lượng muối cao nên vi khuẩn không thể phân giải. Chính vì vậy, loại mồ hôi này ít có mùi hơn.

Tuyến apocrine

Tuyến apocrine, hay còn gọi là tuyến mồ hôi tạo mùi không có chức năng điều hòa thân nhiệt như tuyến eccrine. Thay vào đó, mồ hôi tiết của tuyến apocrine được tiết qua lông tóc thay vì một ống dẫn. Tuyến apocrine tiết mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng và khi bạn đang gặp stress.

Đây là tuyến mồ hôi tạo ra mùi hương [hoặc mùi hôi] cho cơ thể. Vì mồ hôi tiết ra ở tuyến này chứa rất nhiều protein nên khi gặp vi khuẩn và bị phân giải, nó tạo ra mùi cơ thể.

Tuyến apocrine nằm ở một số vùng nhất định trên cơ thể như vùng nách, dưới cánh tay, hông và phần mu. Điều này giải thích tại sao những vùng kể trên thường “tỏa” mùi, trong khi trán bạn thì không phát ra mùi gì cả.

Điều này cũng giải thíchvì sao trẻ em không có mùi cơ thể ngay cả khi đổ mồ hôi. Tuyến apocrine không hoạt động cho đến tuổi dậy thì. Và chỉ từ độ tuổi dậy thì trở đi thì mùi cơ thể mới trở thành vấn đề khiến bạn đau đầu.

Nguyên nhân gây mùi cơ thể

Bên cạnh tuyến apocrine và vi khuẩn khiến mồ hôi bạn có mùi khó chịu, có một số yếu tố khác đóng vai trò không nhỏ như:

  • Thừa cân: Những nếp gấp ở da có thể giữ mồ hôi và vi khuẩn, trở thành “ngôi nhà” lý tưởng cho mùi cơ thể tích tụ.
  • Ăn nhiều đồ cay, hăng: Những đồ ăn này không góp phần tạo mùi cho mồ hôi. Nhưng mùi hăng của đồ ăn có thể thấm qua da bạn và khiến mùi cơ thể tệ hơn.
  • Một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh liên quan đến gan, thận, cường giáp, và [trong một số trường hợp hiếm gặp] di truyền cũng khiến mùi cơ thể thay đổi. Cụ thể, mùi cơ thể bị nồng hay hơi khai là cảnh báo cho vấn đề sức khỏe tại gan, thận. Nếu bạn nhận ra dấu hiệu bất thường về mùi cơ thể, hãy lập tức đi khám bác sĩ nhé.
  • Stress: Stress khiến tuyến apocrine phải làm việc tăng ca. Và chính tuyến mồ hôi này khiến cho mồ hôi có mùi. Vậy nên điều đó là bình thường khi bạn phát hiện cơ thể không được thơm tho lắm trước một buổi thuyết trình quan trọng hay sau khi chạy deadline mệt mỏi.
  • Yếu tố di truyền có thể khiến vài người có mùi nặng hơn những người khác,
  • Tiết mồ hôi quá nhiều, hay chính là tình trạng hyperhidrosis, khiến một người lúc nào cũng nhễ nhại hơn những người bình thường. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.

Cách để giảm mùi cơ thể

Mùi cơ thể có thể khiến bạn ngại ngùng, thiếu tự tin về bản thân. Nhưng đây là hiện tượng bình thường và ít khi là dấu hiệu cho bệnh lý nghiêm trọng. Bạn có thể giảm mùi cơ thể bằng các cách đơn giản dưới đây.

Tắm hàng ngày

Tắm hàng ngày bằng xà bông hoặc sữa tắm, thoa đều và đồng thời massage cơ thể. Điều này không chỉ giúp bạn thơm tho, sảng khoái mà còn giúp giãn cơ, giảm stress. Giảm stress đồng nghĩa với tuyến mồ hôi tạo mùi sẽ hoạt động ít hơn đó.

Khi tắm, hãy chăm sóc kỹ các vùng kín, có da gập. Bạn hãy dùng khăn tắm nhỏ lau và massage vùng nách, dưới cánh tay, háng sẽ loại bỏ bớt vi khuẩn. Và nguyên tắc quan trọng: Sau khi làm việc hay vận động xong, hãy tắm ngay khi có thể.

Sử dụng xà phòng chống khuẩn

Nếu tắm thường xuyên vẫn khiến bạn e ngại vì mùi cơ thể, hãy dùng xà bông chống khuẩn hay các sản phẩm xà phòng chứa benzoyl peroxide. Những loại xà phòng này giúp giảm số lượng vi khuẩn ẩn náu trên da và mồ hôi bạn bớt mùi đi.

Dùng sản phẩm khử mùi phù hợp

Bạn đã biết nên dùng gì để lăn, để xịt lên người cho phù hợp chưa? Các chất khử mùi [deodorant] giúp vùng dưới cánh tay bạn không còn là thiên đường cho vi khuẩn, cũng như giúp mùi cơ thể được “che lấp” bởi mùi hương dễ chịu. Còn nếu bạn tiết mồ hôi quá nhiều, hãy đảm bảo các bạn dùng sản phẩm vừa chứa chất khử mùi và chống đổ mồ hôi [antiperspirant].

Nếu mùi cơ thể quá nặng, hãy tìm sử dụng các sản phẩm mạnh hơn với nồng độ phần trăm các thành phần cao hơn. Còn khi đã sử dụng tất cả các sản phẩm kể trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, có lẽ bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Mặc chất vải thoáng mát

Các chất liệu tự nhiên như cotton, linen sẽ giúp da dễ thở, mồ hôi nhanh bốc hơi, mùi cơ thể không bị tích tụ. Quần áo thoải mái, rộng rãi sẽ giúp mùi cơ thể thoát ra nhanh, không “lưu hương” lại quá lâu trong không gian chật chội giữa quần áo và cơ thể. 

Hãy hạn chế mặc đồ bó sát, chất liệu không thấm hút mồ hôi và nhanh khô để vừa không bị khó chịu do mồ hôi ướt át, vừa không bị lưu lại mùi bạn nhé! Hoặc bạn có thể mang thêm một bộ quần áo khác để thay khi mồ hôi tiết ra quá nhiều và khiến bạn mất tự tin.

Với những ai ra mồ hôi quá nhiều, bạn có thể chuẩn bị sẵn khăn bông mềm để lau bớt mồ hôi nhé!

Thay đổi chế độ ăn

Loại bỏ các thành phần cay, nồng trong thức ăn ra khỏi thực đơn của bạn. Các loại đồ ăn nặng mùi như cà ri, tỏi, tiêu, súp lơ, hành, v.v. có thể khiến mồ hôi có mùi nặng. Đồ có cồn, caffeine cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến mùi mồ hôi.

Nếu bạn có thói quen ăn các món kể trên, hãy cắt giảm dần dần và loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, hãy dùng các thực phẩm như sữa chua, trái cây tươi như cam, chanh, thực phẩm giàu magie và kẽm như ngao,  Đồng thời theo dõi xem việc thay đổi này có hiệu quả cho bạn hay không. 

Cạo hay triệt lông

Tuyến apocrine tập trung ở các vùng da có lông che phủ như vùng nách và vùng kín. Các sợi lông này lưu giữ mồ hôi và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Loại bỏ lông là một cách để kiểm soát mùi cơ thể. Bạn có thể không cần phải cạo hay triệt nhẵn nhụi tận gốc, chỉ cần tỉa ngắn đi cho da thoáng mát là được.

Phương pháp y tế dành cho mùi cơ thể

Nếu bạn đã làm tất cả mọi thứ để giảm mùi cơ thể nhưng không có tiến triển, hãy liên lạc bác sĩ. Có một số vấn đề khác liên quan đến mùi cơ thể cần được phát hiện và điều trị sớm như nhiễm trùng, nấm. Can thiệp y khoa là cách bác sĩ sử dụng các phương pháp dưới đây để kiểm soát mùi cơ thể:

  • Thuốc kê đơn chống đổ mồ hôi/khử mùi: Đây là phương pháp mạnh hơn các cách bạn có thể tự thử nghiệm và thường là bước đầu tiên để giảm mùi cơ thể.
  • Thuốc kháng sinh bôi ngoài hoặc thuốc uống giúp giảm vi khuẩn trên da.
  • Botox là cách giảm khả năng tiết mồ hôi của tuyến eccrine. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, cần được lặp đi lặp lại sau vài tháng.
  • Trị liệu laser giúp loại bỏ nang lông, nhưng không giúp được gì cho mùi cơ thể.
  • Phẫu thuật loại bỏ tuyến mồ hôi trong cách trường hợp tiết mồ hôi quá nghiêm trọng.

Tổng kết

Mùi cơ thể là hiện tượng tự nhiên xảy ra với tất cả mọi người, bạn không thể né tránh hay xóa bỏ nó. Trong một số trường hợp, bạn là người “cảm thụ” mùi cơ thể mình rõ rệt hơn những người xung quanh.

Nếu mùi cơ thể khiến suy giảm chất lượng cuộc sống, hãy liên hệ bác sĩ. Có nhiều phương pháp trị liệu để kiểm soát mùi và giúp bạn tự tin về bản thân.

Tham khảo từ verywellhealth.com

Xem thêm:

Chứng mồ hôi có mùi là cơ thể bài tiết quá mức hoặc bất thường do sự phân hủy của vi khuẩn và nấm men của chất tiết tuyến mồ hôi và các mảnh vụn tế bào.

[Xem thêm Giới thiệu về Rối loạn Chức năng Tiết Mồ hôi Giới thiệu về bệnh lý tuyến mồ hôi .]

Tiết apocrine giàu chất béo, vô trùng, không mùi nhưng lại trở nên có mùi khi vi khuẩn biến thành axit dễ bay hơi trên bề mặt da.

Mồ hôi Eccrine nói chung không có mùi khó chịu bởi vì nó gần 100% nước.

Eccrine có mùi có thể xảy ra khi vi khuẩn phân huỷ keratin và được làm mềm bằng mồ hôi. Eccrine có mùi cũng có thể do ăn phải thực phẩm [như cà ri, tỏi, hành, rượu] và thuốc [ví dụ penicillin].

Các nghiên cứu cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa chứng mồ hôi nặng mùi và độ ẩm ướt hoặc dính của ráy tai [kết hợp với một chuỗi nucleotide đa hình của gen

Video liên quan

Chủ Đề