Vì sao thịt nhiễm nên sáng được gọi là thịt lợn gạo

1. Nguyên nhân gây bệnh sán lợn gạo(sán gạo heo)

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước ( rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..) hoặc nhiễm từ các sản phẩm thịt không được nấu chín.

Vì sao thịt nhiễm nên sáng được gọi là thịt lợn gạo

2. Triệu chứng nhiễm sán lợn gạo

Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).

Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).

1. Bệnh sán lợn là gì?

Bệnh sán lợn bị nhiễm thường cách ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây từ phân người. Trong số các loại thực phẩm, rau chưa nấu chín là nguồn lây nhiễm chính.

Sán dây lợn đặc biệt phổ biến ở châu Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh.Ở một số khu vực người ta tin rằng có tới 25% người dân bị ảnh hưởng.Trong thế giới phát triển nó rất không phổ biến.Bệnh đã xảy ra ở người trong suốt chiều dài lịch sử.Đây là một trong những bệnh nhiệt đới bị bỏ quên.

Lợn gạo là gì? Ăn thịt lợn gạo có sao không?

Những người nhiễm sán lợn gạo thường xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Đó là do khi ấu trùng này đi vào cơ thể thì chúng sẽ di chuyển đến những bộ phận khác nhau, tùy vào từng vị trí sẽ gây ra những biểu hiện khác thường. Do vậy việc nắm được thông tin về lợn gạo sẽ là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Kinh hãi: Ăn thịt lợn gạo có thể nhiễm sán dây trưởng thành lên đến 12m trong cơ thể

Khi thịt được nấu chín ấu trùng sán lợn có chết không? Ăn vào có bị làm sao không?

20/03/2019 17776 - Tin sức khỏe - Người kiểm duyệt : Bác sĩ, Tiến sĩ Võ Duy Thông
Nhiễm ấu trùng sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn có trứng sán dây lợn hoặc có ấu trùng sán lợn (giống như thịt lợn gạo) mà chưa được nấu chín kỹ hoặc do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước ( rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..)

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Vì sao thịt nhiễm nên sáng được gọi là thịt lợn gạo

Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm. Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.

Việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm Elisa kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.

Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn

Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

Đối với người, tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng có thể mắc các thể bệnh như sau:

Bệnh ấu trùng sán lợn: người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…, trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô.

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.

Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Bệnh sán trưởng thành ở ruột: người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.

Vì sao thịt nhiễm nên sáng được gọi là thịt lợn gạo

Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.
Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triêu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.

Cách nhận biết thịt lợn nhiễm sán lợn:

- Thịt nhiễm sán lợn có các ấu trùng hình bầu dục, lớn nhất có thể dài tới 9mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.

- Những ấu trùng này ký sinh ở các cơ hay động nhiều của lợn như cơ gốc lưỡi, cơ đùi sau. Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, cơ đùi nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), thậm chí nếu mật độ nhiều khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài.

- Với lợn nhiễm sán, ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim. Ấu trùng có màu trắng, hình bầu dục, kén màu đục to bằng hạt đậu tương. Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, màu trắng, to bằng hạt vừng.

Khi phát hiện ra thịt lợn gạo thì nên vứt bỏ, không nên ăn để phòng nhiễm bệnh. Các ấu trùng sán này nếu thịt lợn chưa chín có thể đi vào cơ thể và phát triển. Nếu thịt nấu chín thì đã bị mất tác hại, chỉ là những độc tố của ấu trùng này gây ra, nặng nhất thì có thể gây rối loạn tiêu hóa nhưng thịt này cũng đã bị mất dinh dưỡng, mất ngon, không nên giữ.

Vì sao thịt nhiễm nên sáng được gọi là thịt lợn gạo

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

(Tổng Hợp)

Tags:

sán lợn, sán dây, lợn gạo, ấu trùng sán lợn,
Hãy Like và Share thông tin hữu ích với bạn bè ngay!

Bình luận facebook

THỊT BÒ, THỊT HEO BỊ GẠO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG NHƯ THẾ NÀO

Không có gì thích thú cho bằng vào mỗi buổi sáng trời se lạnh, ngồi trước tô phở bò tái bốc hơi thơm lừng, thực khách sẽ vô tư thưởng thức món ngon mà không hề hay biết một nguy cơ đang rình rập khi ăn thịt bò hoặc thịt heo chưa nấu chín (ăn tái). Vậy các bạn hãy theo dõi nguy cơ đó là gì nhé?
Cả thịt bò và thịt heo đều có thể bị nhiễm “gạo” (đó là cái nang có chứa ấu trùng của hai loại sán khác nhau). Nếu thịt bò bị nhiễm gạo, từ khoa học gọi là cysticercus bovis, còn gạo heo được gọi là cysticercus cellulosae.
Sở dĩ gọi là gạo bò vì trong bắp cơ của bò có những nang hình giống hạt gạo, màu trắng hoặc màu vàng nhạt, bên trong có chứa đầu sán. Đó là ấu trùng của sán dây Taenia saginata ký sinh trong ruột non của người. Bò là ký chủ trung gian, người là vật chủ cuối cùng.
Gạo heo được gọi là cysticercus cellulosae, cũng có hình dạng giống hạt gạo dài 6-15mm; rộng 3-5mm. Ngoài cùng là lớp màng mỏng, bên trong là lớp dịch trong suốt, trong đó có một chấm trắng đó là đầu sán, ấu trùng của sán dây Taenia solium ký sinh trong ruột non của người. Heo là ký chủ trung gian, người là vật chủ cuối cùng. Vòng đời của sán dây Taenia solium tương tự với vòng đời của sán dây Taenia saginata.

HEO, BÒ HÌNH THÀNH “GẠO” BẰNG CÁCH NÀO
Người bị nhiễm sán dây Taenia solium hoặc sán dây Taenia saginata, sán dây trưởng thành ký sinh ở trong ruột non của người, nếu người phóng uế ngoài môi trường, những đốt sán dây được theo phân người ra ngoài, trứng của sán dây có thể sống sót hàng tháng trên cánh đồng.
Nếu heo ăn phải trứng sán dây Taenia solium hoặc bò ăn phải trứng sán dây Taenia saginata, khi trứng sán vào tới ruột non của heo, của bò, chúng được giải phóng và xâm nhập vào mạch máu, rồi đi đến hệ lâm ba và tới các cơ quan.
Khoảng 40-50 ngày sau sẽ hình thành một nang gọi là gạo ở những nơi như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thăn, cơ cổ, cơ lưỡi. Kể từ khi heo, bò ăn phải trứng sán thì 2-4 tháng sau sẽ phát triển thành gạo hoàn chỉnh ở trong cơ. Do heo, bò chỉ là ký chủ trung gian nên heo và bò bị gạo thường không biểu hiện triệu chứng gì ra bên ngoài.

Vì sao thịt nhiễm nên sáng được gọi là thịt lợn gạo


NGƯỜI BỊ NHIỄM SÁN DÂY HOẶC HÌNH THÀNH “GẠO” TRONG CƠ THỂ BẰNG CÁCH NÀO
Ở trên người có hai trường hợp xảy ra:

-Trường hợp thứ nhất: Khi người ăn phải thịt heo hoặc thịt bò có chứa các nang ấu trùng (gạo) chưa được nấu chín hoặc ăn tái. Khi vào tới dạ dày, lớp màng ngoài của “gạo” sẽ bị phá vỡ, đầu sán được giải phóng và bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2-3 tháng. Sán Taenia solium trưởng thành dài khoảng 2-7m. Sán Taenia saginata trưởng thành dài khoảng 4-10m.
Sán trưởng thành sản xuất ra khoảng 1.000 đốt sán dây, mỗi đốt chứa xấp xỉ 50.000 trứng. Sán trưởng thành tồn tại trong ruột non nhiều năm. Vòng đời của ký sinh trùng được hoàn tất. Người bị sán dây có thể có các triệu chứng như đau bụng, ói, buồn nôn, ngứa vùng quanh hậu môn, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy hoặc táo bón, ăn không ngon miệng, giảm cân.

-Trường hợp thứ hai: Khi người ăn phải thức ăn, nước uống có chứa trứng sán dây hoặc bằng cách tự nhiễm. Tự nhiễm là hiện tượng một người đã có Taenia solium trong ruột non và trứng sán hoặc những đốt sán dây được đưa trở vào dạ dày từ ruột non do sự nhu động ngược.
Lúc này những trứng sán được ăn vào hay do sự tự nhiễm sẽ bám vào ruột rồi di chuyển đến mô cơ, não, gan và những mô khác trong cơ thể. Ở đó chúng sẽ phát triển thành “gạo”. Sự hình thành gạo ở người là nguy hiểm nhất, vì nếu “gạo” khu trú ở não sẽ gây ra hiện tượng động kinh và có thể đưa đến tử vong.

PHÒNG NGỪA NHIỄM “GẠO HEO”, “GẠO BÒ” BẰNG CÁCH NÀO

1. Nên ăn chín, uống sôi, không nên ăn thịt tái (không những chỉ đề phòng gạo mà còn phòng ngừa các bệnh khác nữa có thể lây từ thú sang người).

2. Phải rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn.

3. Không nên phóng uế bừa bãi ngoài đồng mà phải đi vệ sinh trong nhà cầu.

Qua những thông tin vừa trình bày ở trên cho thấy việc lây "gạo bò", "gạo heo" sang người là thông qua con đường ăn thịt bò, thịt heo bị nhiễm gạo mà không được nấu chín chứ không liên quan gì đến sự tiếp xúc với thú sống trong quá trình chăn nuôi. Vì vậy bà con cứ yên tâm phát triển nghề chăn nuôi của mình theo biện pháp an toàn sinh học thì sẽ thành công và an toàn cho người nuôi.

PGS.TS. LÊ VĂN THỌ
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE