Xử lý khi bé bị sặc sữa

          Sặc sữa là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, làm trẻ thiếu Oxy do tắc nghẽn đường hô hấp. Đây là một tai biến vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh, hậu quả của sặc sữa rất nặng nề nếu không được xử trí kịp thời. Do vậy, việc trang bị kiến thức phòng ngừa và xử trí sặc sữa cho những người trực tiếp chăm sóc trẻ là rất cần thiết.

1. Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa

- Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi.

- Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

- Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.

- Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.

2. Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa lên mũi

Mũi được nối thông với cổ họng do vậy đôi khi sữa hoặc thức ăn khác có thể trào lên mũi. Hiện tượng sặc sữa là cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Trẻ không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.

Ngoài ra, những lý do dưới đây cũng góp phần làm cho trẻ dễ bị sặc sữa hơn:

- Lỗ ở núm bình sữa quá to làm sữa chảy nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều, từ đó trẻ không nuốt kịp.

- Trong khi bú sữa, trẻ bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc.

- Trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc nằm xuống khi bú sữa.

- Trẻ đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá sẽ dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi.

- Trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa, ví dụ như mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười với người khác,…

3. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi chuẩn khoa học cần phải được thực hiện theo từng bước sau. Lưu ý nếu sau mỗi bước mà bé đã thở ổn định bình thường thì không cần làm các bước tiếp theo.

Bước 1: Bế trẻ ở tư thế ngồi

Khi bị sặc sữa, bạn nên cho bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác. 

Bước 2: Hút sữa

Nếu trẻ khó thở, da trở nên tím tái hơn, bạn cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức. Đây là bước sơ cứu đầu tiên trong khi đợi xe cấp cứu.

Dùng miệng của mình hút sữa ngay lập tức, càng nhanh và mạnh càng tốt. Sau đó kích thích để trẻ thở ra được bằng cách nhéo một cái.

Bước 3: Dốc ngược lên và vỗ nhẹ 

Sau khi thực hiện đến bước thứ 3 mà trẻ vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tái thì bạn hãy dốc ngược bé lên. Đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, 5 cái một. Lật bé trở lại xem đã ọc sữa ra hết chưa và đã hít thở lại bình thường chưa.

Xử lý khi bé bị sặc sữa

Ảnh minh hoạ

 Bước 4: Ấn ngực

Đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở.

Bước 5: Đưa đi cấp cứu

Nếu trong trường hợp trẻ vẫn chưa thở được hãy thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 trong quá trình đưa bé đi cấp cứu.

4. Cách phòng ngừa trẻ bị sặc sữa lên mũi

Thay đổi núm vú sao cho lỗ có độ to nhỏ phù hợp. Khoảng cách giữa các lần cho trẻ bú ngắn và thường xuyên sẽ giảm tỉ lệ bị sặc sữa.

Khi cho trẻ bú nên ngồi ở nơi yên tĩnh, không vui đùa khi trẻ bú để tránh cho trẻ bị phân tâm.

Không để trẻ quá đói khi bú hoặc bú quá no. Không để bé mặc quần áo quá chật. Không để trẻ nằm hoặc vừa ngủ vừa bú. Dùng tay bóp bầu vú để điều chỉnh dòng sữa chậm lại. Nếu đã bị sặc sữa hoặc đang ho, khóc thì nên đợi một lúc nữa hãy cho trẻ bú sữa lại. Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

Duy Tiến (t/h)

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa khiến bé bị ho sặc sụa, khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cần xử lý như thế nào khi trẻ gặp phải tình trạng này? Dưới đây là một số cách xử lý sặc sữa được bác sĩ Trần Kinh Trang - Trưởng khoa Nhi BVĐK Phương Đông tư vấn để các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết!

Hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ Trần Kinh Trang -Trưởng khoa Nhi BVĐK Phương Đông, trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở và ho sặc sụa. Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến mặt mày tím tái và gây ngừng thở ở trẻ. 

Xử lý khi bé bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa không phải là hiện tượng hiếm gặp

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi là biểu hiện rất hay gặp ở trẻ và do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Người chăm sóc trẻ để trẻ bú không đúng tư thế hoặc cho trẻ bú quá no.
  • Trẻ bú sữa  khi đang khóc.
  • Trẻ sơ sinh bị sặc sữa do sữa mẹ chảy nhiều khiến trẻ nuốt không kịp,
  • Trẻ sơ sinh đẻ thiếu tháng thường xuyên bị sặc sữa do cơ miệng còn yếu.
  • Trẻ bị dị tật vùng hầu họng như: khe hở vòm, khe hở môi… cũng dễ bị sặc sữa hơn.

Vậy nên cha mẹ cần nhận biết rõ các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa để có cách xử lý kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không?

Các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa khẳng định, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tai nạn thường gặp và cực kỳ nguy hiểm. Theo đó, nếu trẻ không được sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng.

Xử lý khi bé bị sặc sữa

Bé sơ sinh bị sặc sữa nghiêm trọng nếu không cấp cứu kịp thời, đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ

Việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ hãy tìm hiểu và nắm rõ kiến thức này càng sớm càng tốt.

Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi mà phụ huynh cần lưu tâm là:

  • Trẻ đang bú hoặc sau khi bú no đột ngột ho sặc sụa, tím tái, khóc thét. Sữa có thể trào ra từ mũi, miệng của trẻ và lúc này rẻ trở nên hốt hoảng, khó thở khiến cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trẻ bị sặc sữa vào phổi nếu nghiêm trọng có thể khiến tim bé ngừng đập, ảnh hưởng đến đường thở dẫn đến ngừng hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý nhanh chóng, đúng cách. 

Xử lý khi bé bị sặc sữa

Trẻ ho sặc sụa, mặt tím tái, thở khò khè là dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi

Ba mẹ cần xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa?

Việc sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là việc làm vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Vỗ lưng: Vỗ lưng là cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa vô cùng hiệu quả. Theo đó, khi thấy trẻ bị sặc sữa thở khò khè, bạn hãy nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi của người cấp cứu, đầu thấp hơn thân. Sau đó, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt, vỗ 5 cái liên tiếp vào vùng giữa 2 bả vai của bé theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng đỡ bé lật ngược lại xem đường thở đã hết khó chịu chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu vẫn còn tắc nghẽn, hãy lật ngửa trẻ tiến hành ấn ngực
  • Ấn ngực: Khi nhận thầy dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi, bạn hãy giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 vùng dưới xương ức, ngay dưới đường nối 2 núm vú. Ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau, với tốc độ ấn 1 lần /giây cho tới khi thấy da bé hồng hào trở lại.
  • Thông đường thở: Khi đã dùng hai cách trên mà không có hiệu quả, bạn cần thông đường thở cho trẻ bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ. Chú ý thật kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh, càng tốt. Thực hiện hút miệng trước, hút mũi sau. Nếu xử lý chậm, trẻ sơ sinh bị sặc sữa sẽ bị tắc nghẽn đường hô hấp do sữa tràn vào phế quản.

Xử lý khi bé bị sặc sữa

Vỗ lưng là cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa vô cùng hiệu quả

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ có biểu hiện ngưng thở, sau kết hợp các biện pháp trên thì phải kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Cụ thể bạn bịt mũi và thổi hơi vào miệng trẻ cho tới khi thấy lồng ngực bé hơi nhô lên. Khi trẻ có nhịp thở trở lại, bạn phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Chú ý: Theo dõi tình trạng của trẻ sơ sinh khi bị sặc sữa, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện suy hô hấp hay nhiễm khuẩn hô hấp cần được đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín thăm, khám kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa một cách hiệu quả, phụ huynh cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây:

Không nên cho trẻ vừa ngủ, vừa bú

  • Không nên trêu đùa, cười đùa với trẻ khi đang bú
  • Khi bú không nên để cổ bé bị gập hoặc ngửa cổ
  • Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi do bú bình, hãy thay đổi núm vú có kích thước lỗ phù hợp với trẻ
  • Chia thành nhiều cữ bú ngắn sẽ giảm được tỉ lệ bị sặc sữa ở trẻ
  • Không nên mặc quần áo quá chật cho trẻ.
  • Dùng tay bóp bầu ti để điều chỉnh tốc độ dòng sữa chậm lại.
  • Nếu trẻ đang bị sặc sữa và ho, khóc thì nên đợi một lúc rồi mới cho trẻ bú sữa lại.
  • Với những trẻ bú mẹ, sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm xuống

Xử lý khi bé bị sặc sữa

Cho trẻ bú đúng tư thế là biện pháp phòng ngừa sặc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Các trẻ sơ sinh bị sặc sữa thường sẽ khó chịu, quấy khóc lóc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình thần của trẻ. Đã có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt thở khi sặc sữa. Vậy nên cha mẹ không được chủ quan khi bé nhà mình gặp phải tình huống này.

Nếu vẫn còn nhiều băn khoăn cần được tư vấn thêm về cách chăm sóc làm sao cho trẻ phát triển tốt nhất, cha mẹ có thể đưa bé đến trực tiếp Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được các chuyên gia giải đáp.

Trẻ được thăm khám với chuyên gia chuyên môn giỏi, có nhiều năm công tác và giữ vị trí cao tại các bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực Nhi khoa trong nước. Với phác đồ điều trị phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt hạn chế việc lạm dụng kháng sinh giúp trẻ mau hồi phục hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như đặt lịch khám, tư vấn quý phụ huynh vui lòng liên hệ 19001806 hoặc TẠI ĐÂY