Tụ điện mà có dấu mũi tên là tụ gì năm 2024

Bài này của anh thang_ngu mang kinh nghiệm rất cao và thật sự bổ ích. Em cũng đã từng loay hoay hơn tháng trời mới tìm được linh kiện thụ động thoả mãn chỉ tiêu kỹ thuật của cái mạch "be bé con con" của mình để nó chạy được. Nhưng chỉ là "lò mò" tìm theo cảm giác, chưa hề có lý thuyết nào.

Những anh em ít va chạm thực tế thường hay căn cứ vào cái sơ đồ lý thuyết ... suông, tụ nào cũng như tụ nào, trở này cũng ... y chang trở kia, rồi phán ... toè loe. Audio đã thế, đối với RF còn khó khăn hơn, linh kiện (thụ động và chủ động) đôi khi quyết định đến 80% cơ may thành công.

Anh có sẵn lòng mỡ rộng đề tài nhiễu linh kiện và phương thức chọn lựa linh kiện hay không ? phương thức đo đạc nhiễu cơ bản của linh kiện (nếu có). Em chịu khó học lắm nhưng còn quá ít tuổi để có thể có những va chạm, kinh nghiệm và nội hàm kỹ thuật như thế.

Và em nghĩ là các anh em khác cũng cần như vậy.

Kính.

Lan Hương.

Comment

  • Thành viên tích cực
  • Tham gia: Nov 2006
  • Bài viết: 1450
    tụ hóa bị khô ... Nguyên văn bởi mondeo007 bác nào biết tuổi thọ của tụ điện kô? nghe họ nói tụ hóa lâu ngày sẽ bị khô, thế thì khô ở đây là khô cái gì vậy Tụ điện hóa học cũng có tấm bản cực kim loại giống như các loại tụ khác, nhưng các tầm kim loại được biến tính bằng một phản ứng hóa học để có bề mặt xốp > diện tích tác dụng đối cực tăng lên. Vì vậy mà dung lượng của tụ điện hóa học thường cao hơn nhiều so với các loại tụ khác cùng kích cỡ và cân nặng. Sau đó người ta đóng gói nó trong hộp kim loại có dung môi hóa học để duy trì sự biến tính đó. Dung môi hóa học này bị lão hóa đi sau một thời gian dài sử dụng, nó tác dụng hóa học ngay cả với kim loại tạo thành các bản cực tạo sinh ra các muối phức của kim loại đó > dung môi ngày càng mất thể tích và tác dụng hóa học > dung lượng tụ hóa giảm theo > có thể nghẽn mạch ngay trong cấu trúc của tụ điện hóa học.

    Người ta gọi nôm na đó là hiện tượng tụ hóa bị "khô". Lan Hương.

    CommentThành viên tích cực Tham gia: Mar 2008 Bài viết: 149


    Chuyện nhiễu của điện trở như anh thang_ngu đã giãi thích còn có nhiểu do sự dịch chuyển hạt của phân tử cấu tạo điện trở là một hiện tượng cơ học lượng tử thuần tuý của bản chất vật cấu tạo, cho nên khi điện trở được đặt trong một điện trường hay từ trường đủ mạnh sẽ có sự dịch chuyển các spin điện tử theo chiều của điện trường hay từ trường tác động. Đó chính là nguyên nhân gây ra nhiễu và với từ trường sẽ có giá trị đáng kể tuỳ vào phương từ trường tác động. Để có các tham số rất cần datasheet của từng loại linh kiện mà ở đó mình có thể tham khảo và có những tính toán nhất định. Hết. Last edited by hienmedia; 03-05-2008, 18:47. |

    CommentThành viên chính thức Tham gia: Oct 2007 Bài viết: 95


    Em xin đóng góp chút ý kiến sau khi học thực tập nhận thức xong!: Cách đọc tụ: - Từ 1 đến 1000pF: kí hiệu 30~30pF - Từ 1000pF đến 100.000pF: kí hiệu 0,1~0,1uF; 0,01~0,01uF; 4u7~4,7uF Đây là cách đọc tụ thầy em dạy, thực tế thế nào thì em chưa biết! Còn vấn đề tụ gốm hay tụ hóa thì em nhớ là thế này thì phải: -Tụ hóa là tụ phân cực,kí hiệu có 1 gạch ngang và 1 đường cong hoặc 1 hình chữ nhật nhỏ có gạch gạch (xin lỗi em không chuẩn bị hình minh họa), tụ gốm em làm với vdk thì thấy là nó nhỏ nhỏ như hạt đậu, làm bằng gốm thì phải... Đang viết bài thì em thấy mình có vẻ đưa kiến thức không chuẩn nên em đã search ra trang web này nói rất hay về vấn đề này, đầy đủ luôn, em không copy lại mà đưa link cho mọi người tự xem nhé: http://s4.invisionfree.com/cantho/ar/t467.htm Trái tim anh chia 3 phần tươi đỏ Anh dành riêng cho học phần nhiều Phần cho chơi và phần để em yêu

    CommentModerator Tham gia: Dec 2007 Bài viết: 5130


    Nguyên văn bởi nhatrang84 Còn nữa, mấy con tụ mà có mũi tên ở một số mạch nguyên lí tên của nó là gì thế?hình dạng của nó ntn?mong Lan huong sớm trả lời nhé..Cảm ơn bạn nhiều!