Định nghĩa - lý thuyết hình chữ nhật

+ Nếu tam giác \[ABC\] có \[M\] là trung điểm \[BC\] và \[AM = \dfrac{{BC}}{2}\] thì \[\Delta ABC\] vuông tại \[A.\]

1. Định nghĩa

Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành.

\[ABCD\] là hình chữ nhật \[ ABCD\] là tứ giác có\[\widehat{A} = \widehat{B} = \widehat{C} = \widehat{D}=90^0\].

Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành cũng là một hình thang cân.

2. Tính chất

a] Tính chất

Hình chữ nhật là có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân.

- Hai cạnh đối song song, hai cạnh đối bằng nhau, hai góc đối bằng nhau

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

b] Định lí

Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết

a] Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

b] Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

c] Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

d] Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

4. Áp dụng vào tam giác

a] Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.

b] Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

Ví dụ:

+ Nếu tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\] và \[M\] là trung điểm cạnh \[BC \] thì \[ AM = BM = CM = \dfrac{{BC}}{2}.\]

+ Nếu tam giác \[ABC\] có \[M\] là trung điểm \[BC\] và \[AM = \dfrac{{BC}}{2}\] thì \[\Delta ABC\] vuông tại \[A.\]

Video liên quan

Chủ Đề