Banh đũa là gì

Đồ chơi gồm 10 que ᴠà một quả chuуền nhỏ như quả chanh, chỗ ngồi đủ rộng cho từ hai đến năm bạn cùng chơi. Cách chơi: Cầm quả chuуền ở taу phải tung lên không trung quá đầu, mắt nhìn quan ѕát để ᴠừa nhặt được que theo thứ tự từ 1 que [bàn một]; 2 que [bàn hai]… đến bàn mười; ᴠừa đón được quả chuуền, ᴠừa kết hợp hát những câu đồng giao phù hợp ᴠới từng bàn, từng chặng; để rơi quả chuуền là mất lượt – thua.

Bạn đang хem: Hướng dẫn cách chơi banh Đũa ], rộ phong trào người lớn chơi trò chơi dân gian

Hồi nhỏ, ta thường thấy những hình ảnh, mấy đứa trẻ, nhất là mấy đứa con gái thường hay ngồi tụm thành 1 vòng tròn và chơi banh đũa. Những tiếng cười khúc khích, hay những trận cười xả ga từ nhóm con nít ấy phát ra, vui và dễ thương vô cùng.
Banh đũa là một trò chơi dân gian, nhưng bảo là “xưa” cũng không đúng mà gọi là trò chơi “mới” cũng không đúng. Bởi vì từ xưa đến nay, trò chơi này luôn thịnh hành, nếu không muốn gọi vui là “ vượt cả thế hệ”.

[Nguồn: Zing News ]


Quy luật chung của banh đũa là phải chuyền [tung] banh lên cao nắm đũa có 10 cây chuyền sang tay khác xong vừa kịp lúc chụp trái banh [ngoài ra, banh có thể thay thế bằng đá trò, bi, ổi]

Và từ trò chơi truyền thống đó, mấy đứa nhỏ từ bao đời nay đã “biến tấu” nên nhiều “kiểu gen” khác của trò chơi này.

-         Kiểu gen 1: Sau khi rãi đũa, luật chơi bây giờ không còn là nắm đũa chuyền sang tay khác mà được biến tấu bằng cách, nhặt số chẵn số cây đũa lên trước khi chụp banh. Ví dụ: Bạn phải nhặt 2 cây đũa bất kì đầu tiên lên, tiếp đến là 4 cây, 6,8.

-         Kiểu gen 2: Chừa đũa: “Chừa” tức là để lại. Sau khi rãi đũa, các “vận động viên banh đũa” phải gom hết số đũa tre, tuy nhiên phải chừa lại duy nhất 2 cây, mới được gọi là thắng.


-         Kiểu gen 3: Giọng: Khi ta tung banh lên, điều cần làm bây giờ phải là phải giọng bó đũa xuống đất, sau đó mới được chụp banh.
-         Kiểu gen 4: Đập: Như tên gọi của kiểu gen này, thay vì “giọng” như trước, ta sẽ phải xoay bó đũa và đập chúng xuống đất.
-         Kiểu gen 5: Sang tay: bốc hai cây một bỏ sang tay bên kia cho đến khi đủ bó.
-         Kiểu gen 6: Lòn kim: Kiểu gen này “khó ăn” hơn nhiều. Hãy thử ngẫm động tác lòn kim xem nào, đúng rồi đó, kì này, bạn phải hợp tác với cả tay và chân. 1 chân của bạn cong lên, lấy tay lòn vào chân rồi chuyền sang tay.
-         Kiểu gen 7: Bạn sẽ rãi 9 cây đũa, sau đó chuyền lên 3.

Chà, “kiểu gen” nào cũng đem lại cái hay riêng cho trò chơi truyền thống này đúng không nào. Và dĩ nhiên, mỗi bạn sẽ được chơi cho đến khi nào “tử” và chuyển qua cho đối phương tiếp theo của mình. Cứ như vậy chuyền thành vòng tròn.

[Nguồn: Zing News ]


Mách nhỏ: Nhiều bạn quan niệm, vừa phải chụp hay, mà còn chụp đẹp nữa. Vậy chụp – đẹp là như thế nào?

Người xưa quan niệm, xoay vòng đũa theo chiều kim đồng hồ là “ngon lành”, là chuyền đẹp, còn mà xoắn bó đũa là "vặn cổ gà" bạn sẽ lập tức bị chọc quê thôi!

Ở mỗi kiểu gen, độ khó cũng khác nhau. Song, điểm chung của trò chơi này là phát huy sự khéo léo của mỗi người. Ngoài ra, góp phần luyện văn luyện toán nữa vì vừa chơi vừa đếm để nhớ lấy que cho đúng và vừa hát đồng dao, ai cũng thích. Đối thủ mạnh nhất sẽ là người vừa nhanh nhạy, khéo léo, đếm nhanh và kiên nhẫn “chiến đấu”.

[Nguồn: Zing News ]


Song, chưa dừng ở đây, trò chơi này còn mang đến một nét truyền thống rất đẹp trong con người Việt Nam.

Với mỗi cách chơi, mỗi bài vè mà tụi trẻ con sáng tác ra càng phong phú. Bài hát khi chơi chuyền có nhiều lời [tùy từng vùng] và dành cho các bàn khác nhau trong ván chơi: Bàn một, bàn hai…và bàn mười là khó nhất.


Lời bài vè truyền thống là đây:


Qua cầu lăn sỏi.
Chuối đỏ chó đuổi
Như ma hùm tha
Mây thấc mấc thây
Bắt con cá chặt đầu đuôi
Bưng mâm trầu, hầu mâm rượu ...!
Ai có tiền liền vô ghế.
Ai không tiền liệu mà xéo!
Keo kẹo reo, neo kẹo râu
Chân dơ, quơ chân mà để chỗ nào?
Chuyền chuyền một! một đôi!
Chuyền chuyền hai! hai đôi!
Chuyền chuyền ba! ba đôi!
Chuyền chuyền bốn! bốn đôi! .....
Đặt xuống đất! cất tay chuyền!
Chuyền nhỏ, ngỏ vun! vun hoa cà! vun hoa cải...!
Hái lá ngải! hái lá đa! đá la ...!
Ba lá đề, ba cầm tề...!
Một lên tư, tư củ từ! tư củ tỏi!
Chuyền xé giẻ, chuyền nước đôi, chuyền giọng hai ...!
Tay chẻ củi, tay xé giẻ!
Tay ăn tằm, tay quay tơ ...về vái tổ!
Tay nào để? để tay nào?
Chuyền chuyền quét! ...
Cất tay chuyền, chuyền tay chuyền!
Sang tay chuyền! ...sang tay chuyền...!


Và thế là, banh đũa càng ngày càng gắn với tuổi thơ của mỗi đứa nhỏ, hiện lên một truyền thống văn hóa được nối tiếp nhưng cũng rất màu sắc và rất riêng trong từng thế hệ.

[Nguồn: Zing News ]


Thảm khảo tại:

//songquynhsongquynh.violet.vn/entry/show/entry_id/1239187

Video liên quan

Chủ Đề