Các thành phần có trong thuốc ngủ

Khi chúng ta mất ngủ hoặc không có giấc ngủ sâu sẽ khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi, mất tập trung khi học tập, làm việc. Ngoài ra chúng ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể không được nghỉ ngơi, thoải mái và thuốc ngủ là lựa chọn của nhiều người đi gặp tình trạng này. Vậy khi nào cần dùng thuốc ngủ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé.

1. Thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ hay còn gọi là thuốc an thần có chức năng chính là tạo cảm giác buồn ngủ được sử dụng để điều trị các triệu chứng mất ngủ hoặc gây mê tạm thời khi tiểu phẫu.

Thuốc ngủ là gì?

HIện nay, thuốc ngủ được chia thành 3 nhóm thành phần gồm:

  • Benzodiazepines là loại thuốc ngủ được sử dụng phổ biến để điều trị triệu chứng mất ngủ chưa các thành phần hoạt chất như diazepam, bromazepam, clonazepam. Một số tên thương mại của nhóm thuốc ngủ Benzodiazepines thường gặp tại quầy thuốc như Seduxen, Valium, Lexomil, Rivotril...

  • Barbiturate là nhóm thuốc ngủ chứa phenobarbital [Gardenal], pentobarbital [Nembutal]. Loại thuốc ngủ này trước đây được sử dụng phổ biến để điều trị an thần, tuy nhiên do một số nghiên cứu kiểm chứng về tác dụng phụ đã khiến thuốc này không được khuyên dùng thường xuyên nữa. Đối với mục đích chống co giật cấp hoặc gây mê thì nhóm Barbiturate vẫn được sử dụng.

Thuốc ngủ được chia thành nhiều nhóm với công dụng khác nhau

  • Nhóm thuốc ngủ “Z-drugs” là nhóm thuốc ngủ chứa các thành phần chủ yếu gồm zolpidem [Stilnox, Ambien], eszopiclone [Lunesta], zaleplon [Sonata]. Z-drugs được sử dụng phổ biến để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ. Với tác dụng giúp dễ đi vào giấc ngủ và hạn chế tối đa được tình trạng nhờ thuốc. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng không có nhiều hội chứng ảnh hưởng đến sức khỏe khi người bệnh cai thuốc ngủ.

2. Khi nào cần dùng thuốc ngủ?

Khi nào cần dùng thuốc ngủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi hiện nay chứng mất ngủ ngày càng phổ biến do nhiều yếu tố tác động về thể chất hoặc tinh thần. Đối với mỗi nguyên nhân sẽ gây ra tình trạng mất ngủ khác nhau. Chính vì thế khi nào cần dùng thuốc ngủ sẽ tùy thuộc vào mức độ, tần suất của tình trạng mất ngủ của mỗi người. Dưới đây là 3 nhóm tình trạng mất ngủ phổ biến.

Khi nào cần dùng thuốc ngủ?

2.1. Mất ngủ liên tục nhiều ngày

Đây là tình trạng mất ngủ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Những người gặp tình trạng này thường ngủ rất ít hoặc hầu như không ngủ mặc dù cơ thể biểu hiện mệt mỏi cần được nghỉ ngơi.

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy khi chúng ta thay đổi chế độ sinh hoạt cũng có thể gây tình trạng mất ngủ tuy nhiên nếu không thể ngủ cả đêm trong thời gian liên tục thì cơ thể sẽ kiệt sức. Những người gặp tình trạng này sẽ có thể sử dụng thuốc ngủ để điều chỉnh giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, thuốc ngủ được khuyên dùng chỉ hỗ trợ người bệnh có thể ngủ để phục hồi sức khỏe và không nên sử dụng lâu để tránh phụ thuộc.

Những người mất ngủ liên tục nhiều ngày

2.2. Khó vào giấc ngủ

Khó vào giấc ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải khi làm việc căng thẳng, stress hoặc do thay đổi múi giờ sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn không thể ngủ đủ giấc để có trạng thái tốt nhất vào hôm sau. Đối với những những người thường gặp tình trạng khó vào giấc thì thuốc ngủ loại nhẹ hoặc các loại kẹo ngủ cũng là cách để khắc phục tình trạng này. Khi sử dụng thuốc ngủ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại nhịp ngủ và dễ vào giấc hơn.

2.3. Giấc ngủ chập chờn, không thể ngủ sâu

Đối với một số người có thể dễ dàng vào giấc nhưng lại không thể ngủ sâu, thường xuyên thức giấc giữa đêm. Trạng thái không ngủ sâu khiến cho cơ thể không được nghỉ ngơi hoàn toàn khiến chúng ta dễ cảm thấy mệt mỏi. Một số người khi thức giấc sẽ khó vào giấc lại hoặc họ chỉ có thể chợp mắt chứ không thể ngủ hoàn toàn. Lúc này thuốc ngủ sẽ là phương án tạm thời để bạn có thể ngủ sâu xuyên suốt đêm.

3. Những tác hại của thuốc ngủ khi sử dụng thời gian dài

Khi sử dụng bất kỳ loại dược phẩm nào trong thời gian dài cũng có thể để lại nhiều tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự đối với thuốc ngủ cũng để lại nhiều tác hại nếu chúng ta phụ thuộc nhiều vào chúng.

Tác hại của thuốc ngủ khi sử dụng liên tục trong thời gian dài

  • Lờn thuốc là tác hại phổ biến nhất của thuốc ngủ, đó là khi chúng ta sử dụng lâu sẽ khiến cơ thể quen với các chất gây buồn ngủ và lúc này thuốc sẽ không còn tác dụng như ban đầu.

  • Tính gây nghiện cao của thuốc ngủ khiến cho chúng ta sẽ trở nên phụ thuộc vào chúng và khi không sử dụng thuốc ngủ sẽ khó có thể có giấc ngủ sâu. Ngoài tình trạng phụ thuộc thuốc ngủ thì chúng còn khiến con người không thể kiểm soát được hành vi của mình như những người nghiện chất kích thích.

  • Dễ gây mất trí nhớ hoặc gây ra tình trạng mộng du trong khi ngủ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Giảm tuổi thọ cũng là một trong số những tác hại phổ biến của thuốc ngủ được các nhà khoa học nghiên cứu được.

4. Những lưu ý khi dùng thuốc ngủ

  • Chỉ nên sử dụng thuốc ngủ khi đã thử nhiều biện pháp giúp giảm mất ngủ tự nhiên như tập thiền, tập thở, tạo thói quen ngủ đúng giờ, tập thể dục để tăng tuần hoàn của cơ thể, giảm stress, hạn chế sử dụng các chất kích thích [thuốc lá, trà, cà phê,…].

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi nào cần dụng thuốc ngủ và uống thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo người bệnh sử dụng đúng liều giới hạn tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

  • Không nên sử dụng quá liều thuốc ngủ sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mê man hoặc nghiêm trọng hơn là tê liệt thần kinh, hôn mê sâu. Một số người khi sử dụng thuốc ngủ mà không thấy tác dụng tức thời sẽ tiếp tục tăng liều sử dụng khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ sẽ dễ dẫn đến tình trạng này.

  • Khi sử dụng thuốc ngủ có hiệu quả thì người bệnh cần cân nhắc đến việc cai thuốc, kết hợp với các biện pháp giúp ngủ ngon để hạn chế phụ thuộc vào thuốc ngủ.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc ngủ

Tình trạng mất ngủ hiện nay đang là vấn đề khá phổ biến đặc biệt là đối với cường độ làm việc cũng như sự phát triển của xã hội nhiều áp lực đối với con người. Thuốc ngủ luôn là biện pháp được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn cũng gặp tình trạng này thì cần đến cơ sở y khoa để được xét nghiệm và có phác đồ điều trị an toàn phù hợp nhất.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với kinh nghiệm 26 năm hoạt động, Trung tâm Xét nghiệm đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Y tế. Bên cạnh đó Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ CAP do Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ cấp dành cho phòng Lab trên toàn thế giới.

Hy vọng chúng tôi đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thuốc ngủ cũng như khi nào cần dùng thuốc ngủ. Và nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này thì đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn điều trị sớm nhất nhé.

Cuộc sống công nghiệp hiện đại với nhiều áp lực, mệt mỏi khiến mọi người tìm đến các loại thuốc an thần như một cách để điều hòa tâm trí, cải thiện tâm lý và giấc ngủ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có rất nhiều điều cần tìm hiểu để sử dụng đúng cách và hợp lý tránh gây các tác dụng xấu.

1. Tìm hiểu về thuốc an thần

Sau đây là các khái niệm về thuốc an thần cũng như cách phân loại hiện nay.

Thuốc an thần là gì?

Các loại thuốc an thần làm chậm hoạt động của não bộ và giúp làm dịu, điều hòa thần kinh. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để tạo sự kích thích hoặc ức chế thần kinh với mục đích phòng và chữa bệnh.

Những người bị rối loạn lo âu, mệt mỏi, stress có nguy cơ trầm cảm thường tìm đến thuốc an thần để giúp điều trị các vấn đề của bản thân

Trước đây, bệnh nhân chỉ sử dụng những loại thuốc này khi điều trị các bệnh lý về thần kinh, tâm thần như: tâm thần phân liệt, kinh niên, động kinh,… hay dùng trong các trường hợp cần gây mê khi tiến hành phẫu thuật. Ngày nay, thuốc này được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến thần kinh và tâm lý như: rối loạn lưỡng cực, lo âu, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, căng thẳng sau chấn thương,…

Những loại thuốc an thần thường gặp

Các nhóm thuốc an thần hiện nay được chia làm nhiều nhóm khác nhau bao gồm: thuốc giúp an thần kinh, thuốc bình thần, thuốc chỉnh khí sắc, thuốc gây trầm cảm.

Thuốc giúp an thần kinh

Các loại thuốc thường gặp: Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine,…

Những loại thuốc này có tác dụng chính là trấn an, điều hòa về tinh thần, làm dịu thần kinh gây cảm giác mơ màng buồn ngủ. Ngoài ra, thuốc này có khả năng chống loạn thần điều trị các chứng bệnh thần kinh như: hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt. Khi sử dụng với các loại thuốc ngủ, thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng của những loại thuốc này một cách hiệu quả hơn.

Thuốc bình thần

Loại thuốc đại diện cho nhóm này và thường được sử dụng nhiều nhất là thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin: diazepam, flurazepam, estazolam, temazepam, triazolam,... Ngoài ra, còn sự xuất hiện của các loại thuốc bình thần thuộc nhóm thuốc thế hệ mới đem lại hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ như các loại thuốc truyền thống như: Buspirone, Zolpidem,…

Nhóm thuốc bình thần có tác dụng an thần, giảm bớt lo lắng, căng thẳng sau chấn thương. Đặc biệt có khả năng làm giảm cảm giác căng thẳng, âu lo, làm chậm các hoạt động vận động và làm dịu sự bồn chồn. Ngoài ra, còn làm giảm các cảm xúc thái quá và giảm căng thẳng tâm thần, chống co giật. Nếu người bị mất ngủ do stress, âu lo thì có thể sử dụng thuốc bình thần để gây ngủ, dễ ngủ hơn.

Thuốc có tác dụng an thần vô cùng đa dạng về chủng loại

Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng là: thuốc ức chế MAO, Anafranil, Amitriptyplin, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline,…

Đúng với tên gọi của mình các loại thuốc này được sử dụng cho những người lo âu, mệt mỏi có nguy cơ bị trầm cảm, sử dụng cho người đang điều trị trầm cảm, gây hoạt hóa tâm thần. Gây ngủ cho những trường hợp bị mất ngủ, tạo sự êm dịu cho tinh thần, điều trị âu lo.

Thuốc chỉnh khí sắc cho người bệnh

Một số loại thuốc chỉnh khí sắc: Lithium, Thuốc chống động kinh [Valproate, Carbamazepine,…].

Đây là loại thuốc giúp cho tình trạng cảm xúc của người bệnh trở nên ổn định hơn, có tác dụng trong điều trị trạng thái hưng cảm và đồng thời cũng giúp điều trị trạng thái trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Các thành phần trong các loại thuốc chỉnh khác còn có khả năng chống động kinh.

Thuốc an thần gây ngủ từ dược liệu thiên nhiên

Bên cạnh những loại thuốc Tây y thì ngay từ xa xưa, ông bà ta cũng ưa chuộng lựa chọn những loại thuốc có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, có tác dụng gây cảm giác buồn ngủ tốt. Trong đó, được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y là cây bình vôi, nổi bật với Rotunda có tác dụng an thần, gây ngủ, hỗ trợ giảm đau đầu, điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, giảm các cơn đau,… Ngoài ra, các vị thuốc đông y như: cây trinh nữ, lá sen, lạc tiên, lá vông nem, tam thất, xạ đen cũng có tác dụng hiệu quả trong việc an thần và giảm sự căng thẳng của thần kinh.

2. Tác dụng phụ của thuốc an thần bạn nên biết

Khi sử dụng thuốc an thần quá liều hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Người sử dụng thuốc trở nên mệt mỏi, uể oải, thực hiện các động tác không chính xác, trở nên lú lẫn [với những người bệnh cao tuổi], miệng khô đắng và suy giảm trí nhớ.

Trong thời gian đầu khi sử dụng một số thuốc giúp an thần, người bệnh sẽ cảm thấy: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu, đau ngực, ù tai,… Điều này có thể do việc sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian không hợp lý, cần có sự điều chỉnh.

Sử dụng thuốc an thần không đúng cách sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Khi sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết và sinh dục: gây nên hiện tượng vô kinh ở nữ giới, giảm ham muốn tình dục.

Tăng cân nhanh chóng, khó kiểm soát có thể xảy với người dùng thuốc.

Một số trường hợp ghi nhận việc xảy ra hiện tượng viêm cơ tim và co giật xảy ra đối với một số người sử dụng thuốc an thần Clozapine.

Việc sử dụng thuốc giúp an thần với liều lượng cao không phù hợp với khả năng chịu đựng của cơ thể còn khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, khiến người dùng thuốc bị tác dụng phụ ngoại tháp và rối loạn vận động cao.

3. Sử dụng thuốc an thần đúng cách và hiệu quả

Khi sử dụng các loại thuốc này bạn phải tuân theo đúng lộ trình, liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra. Không nên tự ý sử dụng thuốc bất kỳ lúc nào cảm thấy khó chịu. Nếu lạm dụng bạn sẽ dễ bị “nghiện” dùng thuốc giúp an thần, khiến bệnh tình trở nên khó chữa trị hơn và đem lại nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thần kinh cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Thận trọng khi sử dụng thuốc có tác dụng an thần cho những người có tiền sử hoặc nền bệnh lý mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa,…

Nếu sử dụng đồng thời từ 2 - 3 loại thuốc trở lên bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi lẽ, trong thuốc giúp an thần, hỗ trợ các vấn đề về thần kinh có rất nhiều dược phẩm có thể xung khắc, gây ra sự tương tác không đáng có khiến bạn bị mắc phải một số tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Sử dụng thuốc giúp an thần sẽ khiến cho hệ thần kinh phản ứng chậm lại hơn so với bình thường vì thế ngay sau khi dùng thuốc bạn không nên thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ như: làm việc, học tập, điều khiển các phương tiện máy móc, tham gia giao thông,… mà nên để cho tâm trí thư giãn, không nên nghĩ ngợi quá nhiều.

Trong quá trình sử dụng thuốc an thần nếu bạn gặp phải các vấn đề bất thường như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn,… thì phải ngay lập tức dừng sử dụng. Sau đó, hãy tiến hành kiểm tra và xin ý kiến của bác sĩ để để tiến hành theo dõi bệnh tình.

Với những người có nhu cầu sử dụng thuốc an thần nhưng lại tự ý mua mà ngại đến các cơ sở y tế khi chỉ nghe theo các thông tin không chính thống, có thể không giúp sức khỏe tốt hơn mà còn gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Chính vì thế, nếu cảm thấy mệt mỏi, stress, hay có những phản ứng quá khích, hưng phấn,… các dấu hiệu liên quan đến sức khỏe thần kinh và tinh thần, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.

Các y bác sĩ từ MEDLATEC với chuyên môn và kinh nghiệm sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả cho sức khỏe thần kinh của bạn

Bạn có thể lựa chọn đến với MEDLATEC của chúng tôi và tiến hành kiểm tra các vấn đề thần kinh dưới sự giúp đỡ và tư vấn của y tá, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể ghé qua trang web của chúng tôi hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề