Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Dân văn phòng nên giữ tư thế đúng khi làm việc, tăng cường vận động, có chế độ dinh dưỡng phù hợp... để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ.

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Đau cứng cổ có thể là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi sụn và xương bị hao mòn, ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ. Bệnh có khả năng biến chứng thành mạn tính gây nên tình trạng cứng khớp, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh.

BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh, khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, cho biết, thoái hóa đốt sống cổ thường là hậu quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh lý này đang ngày càng trẻ hóa và gặp nhiều ở dân văn phòng.

Nguyên nhân chủ yếu là do phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Ngồi lâu ở một tư thế gây căng thẳng, giảm tưới máu và gây áp lực lớn lên các khớp xương, đặc biệt là cột sống. Ngoài ra, thói quen cúi khom lưng, ngồi lệch vai, ngồi quá thấp hoặc quá cao so với bàn làm việc, nằm gục xuống bàn khi nghỉ trưa... cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ.

Để cải thiện cũng như phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ khuyến cáo dân văn phòng cần chú ý:

Giữ tư thế đúng khi làm việc

Giữ tư thế đúng trong quá trình làm việc sẽ giúp làm giảm áp lực cho cột sống cổ. Theo đó, cần điều chỉnh độ cao của bàn và ghế sao cho khi đánh máy, cánh tay và khuỷu tay tạo thành góc vuông; tầm mắt ngang màn hình để máu lưu thông tốt hơn, giảm được tình trạng đau cổ vai gáy...

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, cố gắng duy trì tư thế đứng thẳng, không khom lưng hoặc chùng vai, không mang vác vật nặng sai tư thế, không bật người dậy đột ngột khi đang nằm... cũng là những điều cần lưu ý để phòng ngừa thoái hóa cột sống.

Tăng cường vận động

Khi các cơ, xương, khớp, dây chằng dẻo dai thì cột sống cũng sẽ khỏe hơn. Do đó, bạn nên tăng cường vận động và tập thể dục hàng ngày. Dân văn phòng có thể tranh thủ thực hiện các bài tập đơn giản tại chỗ như gập cổ, xoay cổ, nghiêng cổ... và đứng lên đi lại sau mỗi 30-45 phút làm việc. Bên cạnh đó, khi tham gia các môn thể thao khác ngoài giờ làm việc, cần chú ý chọn môn thể thao phù hợp, dùng dụng cụ bảo vệ khi cần thiết.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Để giúp hệ cơ xương khớp nói chung và các đốt sống cổ nói riêng khỏe mạnh, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu: vitamin C, D, E, K, beta carotene, chất béo không bão hòa omega-3; bioflavonoid...

Hạn chế thuốc lá, rượu bia

Nhiều người tìm đến rượu bia, thuốc lá như một phương pháp để giải tỏa áp lực trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ thoái hóa xương khớp, gây rối loạn điện giải, làm mất nước khiến cho dịch khớp không đủ bôi trơn. Vì thế, bạn nên tránh xa rượu bia và thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tổng thể, cũng như sức khỏe xương khớp.

Bác sĩ Hồng Ánh khuyến cáo, dù là một bệnh phổ biến nhưng mọi người không nên chủ quan, vì thoái hóa đốt sống cổ có thể mang đến những biến chứng rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các biến chứng có thể kể đến như làm giảm lượng máu lưu thông đến não gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn...; khi tủy sống bị chèn ép, người bệnh sẽ có biểu hiện tê bì, yếu các khớp vai và lan dần xuống hai cánh tay, bàn tay, khó phối hợp với phần thân dưới... Ở mức độ nặng, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn tiểu tiện, liệt một hoặc cả hai tay.

Vì thế, mọi người nên chủ động ngăn ngừa, tầm soát bệnh lý này bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi phát hiện bất thường.

là một bệnh lý tương đối phổ biến, chiếm đến 85% người trên 60 tuổi. Bệnh không chỉ gây đau nhức, tê bì tay chân, mà còn làm giảm khả năng vận động, gây liệt, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa ra sao?

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ (tên tiếng Anh – Cervical Degenerative Disease) là tình trạng sức khỏe phát triển từ sự hao mòn của sụn và xương ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ. Ngoài ra, bệnh còn có tên gọi khác là viêm xương khớp cổ hoặc viêm khớp cổ. Bệnh có khả năng biến chứng thành mạn tính gây nên tình trạng cứng khớp, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh. (1)

Một số người mắc bệnh này không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Ngược lại, một số khác sẽ bị đau mãn tính nghiêm trọng và có biểu hiện cứng khớp. Bên cạnh đó khá nhiều người tuy có bệnh, nhưng vẫn duy trì các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống cổ

Theo các bác sĩ Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình BVĐK Tâm Anh TP.HCM, xương và sụn bảo vệ của cột sống dễ bị mòn và rách, dẫn đến các bệnh lý thoái hóa cột sống (2). Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

1. Sự phát triển quá mức của xương

Đây là kết quả của việc cơ thể cố gắng phát triển để giúp cột sống chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, phần xương này có thể phát triển quá mức đè lên các vùng mỏng manh của cột sống như tủy sống và dây thần kinh, dẫn đến đau nhức vùng cổ.

2. Đĩa đệm cột sống bị mất nước

Ở giữa các xương cột sống chính là đĩa đệm. Chúng có vai trò giống như lớp đệm với công dụng hấp thụ lực, giảm sốc khi bạn nâng vật nặng, vặn người và thực hiện các hoạt động khác trong cuộc sống. Lớp nhân này có cấu tạo giống như gel nên có thể khiến đĩa đệm bị mất nước theo thời gian. Điều này làm cho các đốt xương dễ cọ xát vào nhau và gây nên tình trạng đau đớn do bị thoái hóa. Quá trình này có thể bắt đầu xảy ra với mỗi người chúng ta từ độ tuổi 30 trở đi.

3. Đĩa đệm bị hư hại

Đĩa đệm cột sống có thể bị rách, nứt khiến cho lớp nhân bên trong bị rò rỉ. Lớp gel này có thể đè lên tủy sống và dây thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như đau mỏi, tê bì dần lan xuống cánh tay…

4. Các loại chấn thương

Nếu bạn từng bị chấn thương ở cổ chẳng hạn như bị ngã do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay thậm chí là tai nạn trong nhà thì cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, tổn thương đĩa đệm và gây thoát vị.

5. Dây chằng mất sự mềm dẻo

Dây chằng có vai trò kết nối các xương cột sống lại với nhau để giúp chúng ta linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, theo thời gian, các dây chằng cũng có nguy cơ bị lão hóa, không còn mềm dẻo như ban đầu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống cổ.

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

6. Đặc thù nghề nghiệp

Một số nghề nghiệp hoặc sở thích liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc mang vác nặng như nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng, người tập gym… có thể gây thêm áp lực lên cột sống, dẫn đến sự hao mòn sớm và thoái hóa cột sống cổ.

Đặc biệt, yếu tố có tác động lớn nhất đến tình trạng này là nguyên nhân lão hóa. Thoái hóa thường phát triển do những thay đổi ở khớp cổ khi bạn già đi. Thoát vị đĩa đệm và gai xương đều là kết quả của quá trình lão hóa.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác ngoài lão hóa có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền (tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh)
  • Hút thuốc lá
  • Thừa cân béo phì và thiếu vận động

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp

Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống cổ không có triệu chứng đáng kể. Nếu xảy ra, các triệu chứng có thể phát triển dần dần từ nhẹ đến nặng hoặc xảy ra đột ngột khi bạn có một tác động nhất định. (3)

Trong đó, triệu chứng phổ biến là đau xung quanh xương bả vai, đau dọc theo cánh tay và các ngón tay. Cơn đau có thể tăng lên khi: đứng, ngồi, hắt hơi, ho khan, ngửa cổ về phía sau… Một triệu chứng phổ biến khác là yếu cơ. Yếu cơ khiến bạn khó nhấc cánh tay hoặc cầm nắm đồ vật một cách chắc chắn.

Các dấu hiệu thoái hóa phổ biến khác bao gồm:

  • Tình trạng cổ bị cứng ngày một nghiêm trọng hơn
  • Đau đầu, chủ yếu xảy ra ở phía sau đầu
  • Ngứa ran hoặc tê nhức chủ yếu ở vai, cánh tay hoặc chân

Các triệu chứng xảy ra ít thường xuyên hơn bao gồm: mất thăng bằng và mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột. Với những triệu chứng này, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Đây là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở người cao tuổi. Vì thế, ngay từ bây giờ bạn nên chủ động ngăn ngừa và tầm soát bệnh cơ xương khớp một cách tích cực. Nếu đã có bệnh, bạn có thể đến thăm khám và điều trị tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Thoái hóa đốt sống cổ không nên làm gì?

Không nên lắc, quay vặn cổ khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm bệnh nặng thêm. Khi ngủ cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải thật thoải mái (không cao, không thấp quá) và nên thỉnh thoảng thay đổi tư thế để cho máu được lưu thông.nullThoái hóa đốt sống cổ: Làm gì để không bị biến chứng? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › thoai-hoa-dot-song-co-lam-gi-de-khong-bi-bien-ch...null

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ngủ như thế nào?

Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho người thoái hóa đốt sống cổ, vì tư thế này giúp duy trì các đường cong tự nhiên của cột sống, hạn chế chèn ép dây thần kinh.nullBí quyết ngủ ngon cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ - VnExpressvnexpress.net › bi-quyet-ngu-ngon-cho-nguoi-benh-thoai-hoa-dot-song-co...null

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở đau tốt nhất?

6 địa chỉ khám chữa Thoái hóa đốt sống cổ uy tín tại TP. HCM..

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM..

Bệnh viện Chợ Rẫy..

Bệnh viện Nhân dân 115..

Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ (ACC).

Phòng khám Quốc tế EXSON..

Bệnh viện STO Phương Đông..

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare..

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra triệu chứng gì?

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp Trong đó, triệu chứng phổ biến là đau xung quanh xương bả vai, đau dọc theo cánh tay và các ngón tay. Cơn đau có thể tăng lên khi: đứng, ngồi, hắt hơi, ho khan, ngửa cổ về phía sau… Một triệu chứng phổ biến khác là yếu cơ.18 thg 3, 2021nullThoái hóa đốt sống cổ C5 C6: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trịtamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Cơ xương khớpnull