Có nên ngủ chung với bố mẹ không

Ngày nay, theo quan niệm nuôi con hiện đại, nhiều người cho rằng nên tách trẻ từ nhỏ, không cho ngủ chung với bố mẹ để rèn tính độc lập. Những người tin vào phương pháp này cho rằng đứa trẻ sớm ngủ riêng sẽ bản lĩnh, tự lập hơn.

Thế nhưng thực tế không hẳn vậy. Theo nghiên cứu của Michael J. Breus, một trong những chuyên gia, nhà tâm lý học hàng đầu đã khẳng định rằng, trẻ ngủ chung với bố mẹ có nhiều cái lợi, đặc biệt là hình thành nhân cách tốt hơn sau này.

Dưới đây là những điều mà trẻ sẽ nhận được từ việc ngủ chung giường với bố mẹ:

Trẻ tự tin hơn

Trái ngược hoàn toàn với cách nghĩ trẻ cần ngủ riêng để rèn tính độc lập, tự tin, vị chuyên gia này lại chỉ ra điều ngược lại. Các nghiên cứu đã chứng minh những đứa trẻ ngủ chung với bố mẹ từ lúc sinh ra tới 5 tuổi sẽ tự tin hơn và ít gặp các vấn đề về hành vi khi lớn lên.

Có nên ngủ chung với bố mẹ không

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học hàng đầu đã khẳng định rằng, trẻ ngủ chung với bố mẹ có nhiều cái lợi, đặc biệt là hình thành nhân cách tốt hơn sau này. (Ảnh minh họa)

Lý giải cho điều này, các chuyên gia chỉ rằng, sự tự tin ấy được hình thành do trẻ cảm nhận được một cách rõ nét về sự đồng hành của bố mẹ, luôn cảm thấy bố mẹ ở bên mình. Trẻ không cảm thấy lo lắng, bất an khi phải nằm ngủ riêng một mình ngay từ nhỏ mà có thể chìm vào giấc ngủ với sự an tâm do nằm cạnh bố mẹ. Lớn lên, trẻ sẽ không phải đối diện với sự lo lắng, yếu đuối do cảm thấy không có bố mẹ ở bên từ bé.

Một đứa trẻ trong suốt quá trình lớn lên luôn cảm nhận được tình yêu thương đong đầy của bố mẹ sẽ hạn chế được tính nhõng nhẽo, mè nheo. Thông thường trẻ làm những việc như vậy là để gây sự chú ý của bố mẹ. Nhưng nếu trẻ đã luôn cảm thấy đủ thì nét tính cách này sẽ không còn nữa.

Sống tình cảm, nhiều tình yêu thương hơn

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, những bé gái được ngủ chung với cha mẹ suốt thời thơ ấu sẽ ít gặp phải các vấn đề về cảm xúc, luôn vui tươi, tràn đầy năng lượng, sống tình cảm, yêu thương khi lớn lên.

Thân thiện hơn, ứng xử tốt hơn ở trường học

TS William Sears khẳng định rằng, từ những nghiên cứu kéo dài suốt 30 năm ở nhiều gia đình cho thấy, những em bé ngủ chung với bố mẹ khi đi học sẽ thân thiện hơn, có cách hành xử tốt hơn, gần gũi, hòa đồng với bạn bè hơn. Những đứa trẻ này cũng nhận được lời ngợi khen từ cô giáo nhiều hơn so với những bạn trẻ ngủ riêng từ bé.

Có nên ngủ chung với bố mẹ không

Những bé gái được ngủ chung với cha mẹ suốt thời thơ ấu sẽ ít gặp phải các vấn đề về cảm xúc, luôn vui tươi, tràn đầy năng lượng, sống tình cảm, yêu thương khi lớn lên. (Ảnh minh họa)

Phát triển tốt hơn về chiều cao, thể lực, trí tuệ

Cũng từ cuộc nghiên cứu trong 30 năm, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung ấy, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng những đứa trẻ được ngủ chung với bố mẹ thường có thể lực, chiều cao, trí tuệ và cảm xúc tốt hơn.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, khi ngủ chung giường với bố mẹ, trẻ được vuốt ve, ôm ấp, vỗ về. Sự hài lòng trong cảm xúc thúc đẩy sự tăng trưởng ở trẻ. Hơn nữa, những trẻ được nằm chung với mẹ từ khi sinh ra thường sẽ được bú mẹ, điều đó giúp trẻ lớn nhanh hơn.

Ngoài ra, khi nằm cạnh bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi ngủ, chất lượng giấc ngủ sâu hơn, chính điều đó làm cho trẻ lớn nhanh, cao nhanh hơn.

Chất lượng giấc ngủ tốt hơn

Điều này không có gì khó hiểu. Một đứa trẻ khi có bố mẹ nằm cạnh vào ban đêm sẽ luôn cảm thấy được che chở, yên tâm hơn, không lo lắng, bất an hay sợ hãi điều gì. Chính việc đó giúp trẻ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, thời gian ngủ lâu, giấc ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ tốt hơn nhiều so với những em bé ngủ riêng.

Một giấc ngủ chất lượng chính là điều tái tạo năng lượng cho trẻ vào ngày hôm sau. Đồng thời ngủ sâu vào ban đêm sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn.

Có nên ngủ chung với bố mẹ không

Ngủ chung với bố mẹ cho bé một giấc ngủ sâu hơn do cảm thấy yên tâm, chất lượng giấc ngủ chính là điều tái tạo năng lượng cho trẻ vào ngày hôm sau. Đồng thời ngủ sâu vào ban đêm sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn. (ảnh minh họa)

Hạnh phúc hơn, ít tức giận

Các nhà khoa học kết luận rằng những em bé ngủ tách bố mẹ từ nhỏ thường có xu hướng nổi cáu, giận dữ, hay lo lắng, sợ hãi hơn. Ngược lại, những đứa trẻ ngủ chung với bố mẹ thường có cảm xúc tốt hơn, hạnh phúc, vui vẻ.

Ít lo lắng, sợ hãi, căng thẳng hơn

Trong nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia tâm thần học của trường Harvard nhận thấy rằng, trẻ ngủ riêng thường phải đối mặt với tình trạng cảm xúc lo lắng, sợ hãi, âu lo. Hơn nữa trẻ cũng có thể rơi vào nguy cơ stress và đột tử. Khi ngủ riêng, nhiều trẻ sẽ khóc hoặc nằm đó trong sự hoảng loạn, sợ hãi… điều này dễ gây stress, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trong khi đó, những đứa trẻ ngủ chung với bố mẹ sẽ hài hòa, dễ chịu về tâm lý, cảm xúc. Khi được ngủ cùng bố mẹ, các biểu hiện bất thường về sức khỏe, thân nhiệt, tình trạng nhịp tim… của trẻ cũng được quan sát, xử lý kịp thời hơn.

Tự lập sớm hơn

Không hẳn cứ phải một mình đối diện với mọi thứ, bị tách ra ngủ riêng không có bố mẹ mới là động lực cho sự tự lập. Các chuyên gia chỉ ra rằng, sự tự lập không phụ thuộc vào việc trẻ có gần gũi, có ngủ chung với bố mẹ hay không. Trung tâm nghiên cứu hành vi ngủ của mẹ và bé thuộc Đại học Notre Dame phát hiện ra rằng những bé ngủ chung với bố mẹ lại được kích thích sự tự lập từ nhỏ.

Tất nhiên, cho con ngủ chung hay ngủ riêng là sự lựa chọn của mỗi người. Hơn nữa, mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Quan trọng hơn cả là trong hành trình nuôi con, người mẹ bằng bản năng và linh cảm của mình sẽ cảm nhận thấy điều gì là tốt và phù hợp nhất đối với con mình. Bởi lẽ, bà mẹ nào cũng đều mong muốn làm điều tốt đẹp cho con mà thôi.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/cho-con-ngu-chung-giuong-voi-bo-me-ket-qua-10-nam-sau-khien-ai-...Nguồn: https://phunuvietnam.vn/cho-con-ngu-chung-giuong-voi-bo-me-ket-qua-10-nam-sau-khien-ai-cung-kinh-ngac-512020249101446480.htm

Minh Khuê (Dịch từ Sohu) (Phụ Nữ Việt Nam)

Có nên ngủ chung với bố mẹ không

Bất lợi của việc ngủ chung:

Thật ra thì có những lúc nên ngủ chung dù quan điểm của bạn là thế nào. Như lúc bé bệnh hay cảm giác bất an, bé sẽ muốn ngủ chung với ba mẹ và ba mẹ cũng vậy. Nhiều bé lớn sẽ tự động qua giường ba mẹ khi bé thức dậy để được ôm ấp vào buổi sáng. Có bé thì thỉnh thoảng lại đi ngủ “ké” giường ba mẹ. Đây không phải là vấn đề lớn, bạn đừng lo. Quan trọng là bạn phải luôn để ý đến những vấn đề an toàn khi ngủ chung.

Khi nào nên ngủ chung và khi nào thì không?

  • Nhiều ba mẹ xem việc ngủ chung từ lúc bé sinh ra là rất tự nhiên. Họ cho rằng bé cần sự gần gũi, nên họ cho bé ngủ chung giường từ lúc sơ sinh.
  • Ngủ chung có thể trở thành thói quen của một số gia đình, không thay đổi được.
  • Đa số ba mẹ ủng hộ việc ngủ chung vẫn có chuẩn bị nôi cho bé mặc dù chỉ để bé ngủ vào ban ngày.
  • Thường thì bé có thể ngủ ở nôi của bé. Đến khi thức dậy bú đêm thì mới qua giường ba mẹ và ngủ đến sáng.
  • Ba mẹ có thể ngủ chung với bé đầu đêm, sau đó thì cho bé ngủ riêng, tuỳ thuộc vào giờ giấc  ngủ của bé.
  • Thời gian ngủ chung với nhau thường do ba mẹ quyết định. Khi nào ba mẹ cảm thấy giấc ngủ bị gián đoạn nhiều thì họ sẽ thay đổi.
  • Không có thời gian cố định khi nào nên ngừng ngủ chung. Khi nào ngưng là do ba mẹ quyết định.
  • Một số bé khi đã quen với việc ngủ chung thì sẽ khó tập ngủ một mình. Đó là lúc ba mẹ phải học nhiều cách khác nhau để dỗ bé ngủ. 

Tham khảo: Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao

Có nên ngủ chung với bố mẹ không

Yếu tố an toàn khi ngủ chung:

Tổ chức trẻ em và SIDS (hội chứng tử vong đột ngột sơ sinh) cho rằng ngủ chung giường với bé sẽ làm tăng nguy cơ SIDS, SUDI (tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân) và các tình huống tử vong trong lúc ngủ khác. Nguy cơ này không tăng khi ba mẹ cho bé ăn, ôm bé hay chơi với bé trên giường chung, miễn là bé ngủ an toàn trong nôi của bé trước khi ba mẹ đi ngủ. 

Nghiên cứu về SIDS (hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh) cho thấy môi trường ngủ an toàn nhất là nôi riêng của bé. Nôi nên ở cạnh giường ba mẹ trong 6-12 tháng đầu đời. Trước khi quyết định lựa chọn ngủ chung hay riêng, ba mẹ nên kiểm tra thông tin mới nhất từ SIDS và các tổ chức trẻ em (link đính kèm bên dưới). 

Yếu tố quan trọng cần cân nhắc:

  • Bé ngủ chung có thể bị ngộp do nằm kẹp giữa ba mẹ. Bé có thể bị mền che mặt hoặc lăn xuống giường.
  • Bé có thể tử vong vì bị ba mẹ đè hoặc bị ép vào tường. Gối, mền, ga giường đều có thể làm bé ngộp.
  • Có nguy cơ ba mẹ nằm đè lên bé nhất là khi ba mẹ mệt, ngủ sâu, ba mẹ béo phì hoặc đang uống thuốc, uống rượu ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Nguy cơ bị SIDS tăng lên rõ rệt nếu bé ngủ với ba mẹ có hút thuốc lá.
  • Bé ngủ trên nệm nước hay nệm mềm thì không bao giờ an toàn cả. Cũng như ngủ trên ghế hay sofa. Những nơi này cũng không an toàn nếu ngủ cùng ba mẹ.
  • Bé ngủ nằm sấp lại càng đặc biệt nguy hiểm. Ba mẹ không nên chợp mắt nếu bé vẫn còn nằm sấp trên ngực ba mẹ.
  • Cho bé ngủ với anh chị của bé cũng không an toàn vì bé có thể bị đè lên hoặc bị ngộp. 

Xem thêm Cân nhắc quan trọng khi quyết định cho bé ngủ chung

Tham khảo thêm Bé đi ngủ hoặc Chăm sóc bé

Lời khuyên khi tắm cho bé

Chăm sóc bé 12/12/2018

Dưới đây là một vài lời khuyên cần ghi nhớ khi tắm bé, không quan trọng bé bao nhiêu tuổi:

Chăm sóc bé 19/03/2019

Tập ngồi là một bước phát triển quan trọng của bé sơ sinh. Có rất nhiều cách hỗ trợ để tập ngồi cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên hết sức cẩn thận. Vì tập ngồi sai cách, sai lúc có thể dẫn đến thương tổn cột sống. Vậy, mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng?

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Mang thai 10/12/2018

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ

Vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ nhỏ rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Tuy nhiên, những triệu chứng mọc răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khiến bé khó chịu, vậy cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ trong thời gian này?

Mát xa cho bé

Mát xa cho bé là cách chăm sóc và thể hiện tình yêu thương rất tuyệt vời đối với bé. Khoa học đã chứng minh rằng việc mát xa hàng ngày góp phần phát triển não bộ và tăng cường sức khỏe cho bé. Hơn nữa bé nào cũng thích được mát xa.

Bé bị trào ngược

Các em bé khi mắc chứng trào ngược dạ dày (dich tiết ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản) thường có biểu hiện quấy khóc và la hét đau đớn. Để hiểu cảm giác của con bạn hãy dành một vài phút nhớ lại thời kỳ mang thai với những cơn đau và chứng ợ nóng. Đó không phải là một trải nghiệm dễ chịu ngay cả đối với người lớn.

sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Khi bé 13 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập đi. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu hành trình khám phá thế giới của mình. Vai trò của bố mẹ là vừa giúp con thỏa mãn nhu cầu học hỏi, vừa giữ cho con an toàn và vừa phải làm cho bé cảm thấy thoải mái nhất. Một số kiến thức cơ bản về sự phát triển của bé, nhu cầu vận động, thói quen, thức ăn và dinh dưỡng, yêu cầu để giữ sức khỏe...của trẻ mà không cản trở sự phát triển bình thường và thú vị ở con.

trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi

Bạn và bé đã trải qua tháng đầu tiên bên nhau. Bạn bắt đầu thấy rằng công việc trong ngày của bạn dễ dự đoán và sắp xếp hơn dù lúc này bé vẫn chưa thể cố định giờ giấc ăn ngủ mỗi ngày. Dù bạn trải qua những tuần đầu này thế nào, bạn nên tự nhắc mình mỗi ngày sẽ qua rất nhanh. Hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian đặc biệt này để nghỉ ngơi, chăm sóc cả bản thân bạn lẫn bé nhé.

Cách làm cháo kê thịt gà bổ dưỡng

Các mẹ cùng học cách nấu cháo gà cho bé thật dậy mùi, bổ dưỡng nhé! Đặc biệt món này mẹ có thể chế biến cho cả nhà cùng ăn.Các mẹ cùng học cách nấu cháo gà cho bé thật dậy mùi, bổ dưỡng nhé! Đặc biệt món này mẹ có thể chế biến cho cả nhà cùng ăn.