Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Bạn luôn nghe người ta nhắc đến thuật ngữ ngắn mạch, vậy có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi ngắn mạch là gì? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì chúng tôi hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào những vấn đề của mình.

Ngắn mạch là gì?

Ngắn mạch là sự cố về điện xảy ra khi hai cực dương và cực âm tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không quá tải, ngắn mạch hay còn gọi là hiện tượng đoản mạch mà chúng ta vẫn thường nghe mọi người nói, thuật ngữ tiếng anh của nó là Short circuit. Nó là một hiện tượng mạch điện cho dòng điện chạy qua khi trở kháng của mạch bằng 0 hoặc không đáng kể, khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra giá trị điện áp sẽ trở về bằng không và cường độ dòng điện sẽ phụ thuộc vào trở kháng của mạch điện.

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Tránh nhầm lẫn với hiện tượng quá tải (overload) cũng là một sự cố về điện tuy nhiên nó xảy ra khi dòng điện chảy qua mạch điện vượt qua giá trị cho phép hay giá trị định mức của mạch. Khi quá tải giá trị điện áp của nó vân sẽ giảm xuống nhưng không giống với ngắn mạch là trở về giá trị không.

Dòng ngắn mạch là gì?

Trong quá trình tìm hiểu không ít người trong chúng ta thường sẽ bị nhầm lẫn giữa ngắn mạch và dòng ngắn mạch, như chúng ta biết nguyên lí vận hành tổng thể của một mạch điện (nguồn điện, dây dẫn, thiết bị đóng cắt, thiết bị thi hành, động cơ, tụ điện…) luôn luôn tuân thủ định luật OHM: I=V/R trong đó I là dòng điện, V là điện áp và R là điện trở. Trong quá trình vận hành các dây dẫn bị chạm với nhau lúc này điện trở vô cùng nhỏ, theo định luật OHM ta sẽ có được một kết quả vô cùng lớn, trên thực tế thì điện trở ngắn mạch có giá trị nên dòng điện lúc này không phải là giá trị vô cùng mà là rất lớn, giá trị này gọi là dòng điện ngắn mạch, hay nói một cách khác dòng điện ngắn mạch là dòng điện tăng lên đáng kể trong quá trình xảy ra hiện tượng ngắn mạch.

Hiện tượng ngắn mạch

Hiện tượng ngắn mạch xảy ra khi mạch điện bị chập lại ở một điểm nào đó làm cho tổng trở mạch nhỏ đi khi đó dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột ngột, điện áp sẽ giảm xuống và dòng điện tăng lên. Như vậy hiện ngắn mạch xảy ra như sau: quá trình dòng điện tăng lên vượt quá mức làm thay đổi dòng và áp dẫn đến tổng trở của hệ thống giảm.

Ngắn mạch 1 pha và ngắn mạch 3 pha

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Có nhiều hiện tượng dạng ngắn mạch khác nhau như ngắn mạch một pha, ngắn mạch hai pha, ngắn mạch hai pha đất, ngắn mạch ba pha. Tuy nhiên chúng ta sẽ tìm hiểu về ngắn mạch một pha và ngắn mạch ba pha vì đây là hai sự cố về điện khi xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng làm việc của toàn bộ hệ thống điện. Vậy như thế nào là ngắn mạch 1 pha?

Có thể nói đây là loại sự cố ngắn mạch có xác suất xảy ra lớn nhất chiếm khoảng 65% trong quá trình vận tải của hệ thống điện, kí hiệu là N(1), 1LG. Trái ngược với ngắn mạch một pha, ngắn mạch 3 pha là loại sự cố xác suất xảy ra khá thấp khoảng 5%, tuy nhiên đây là loại sự cố nguy hiểm nhất trong các loại ngắn mạch, sở dĩ gọi là ngắn mạch ba pha vì nó xảy ra đồng thời ở cả ba pha, kí hiệu là N(3), 3PH. Một khi sự cố ngắn mạch xảy ra cần phải kịp thời phát hiện và khắc phục ngay để trách những rủi ro phức tạp hơn.

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngắn mạch được kể đến là các thiết bị điện kém đi hoặc hư hỏng do quá trình sử dụng lâu dẫn đến khả năng cách điện của dây dẫn kém, quá nhiều thiết bị điện sử dụng cùng một lúc gây quá tải, ngoài ra trong quá trình mắc nối nối nhầm các mạch với nhau, hoặc khi nối các mạch với nhau không tính toán trước, do các hiện tượng thời tiết xấu như sấm sét, bão lũ….

Ngắn mạch gây ra hậu quả rất lớn như các thiết bị điện phát nóng dẫn đến phát nổ, gây nhiễu đường dây truyền tải thông tin, có thể làm hỏng sản phẩm và các hoạt động sản xuất đình trệ, điện áp giảm và mất cân bằng làm ảnh hưởng đến phụ tải,  khi điện áp giảm cũng có thể làm các thiết bị điện ngừng hoạt động… Mà một trong những biện pháp khắc phục sự cố về ngắt mạch phải kể đến là  thường xuyên bảo trì, kiểm tra, thay mới các đường dây thiết bị điện, tránh sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc, ngắt các kết nối thiết bị điện trong điều kiện thời tiết không tốt, sử dụng hệ thống attomat cho hệ thống điện để ngắt điện kịp thời khi có sự cố xảy ra tránh trường hợp hư cả hệ thống, đặc biệt là tính toán trước. Tuy nhiên trong thực tế để tính toán được ngắn mạch rất khó khăn và khó chuẩn xác, các thông số trong tính toán đều được quy về giá trị điện áp ngắn mạch ba pha và các thí nghiệm cũng quy về thí nghiệm ngắn mạch ba pha. Dưới đây là một số công thức để biết được dòng ngắn mạch bằng bao nhiêu dòng định mức ở từng trường hợp khác nhau.

Dòng ngắn mạch bằng bao nhiêu dòng định mức?

Đối với tính toán dòng ngắn mạch tại thanh cái hạ áp của máy biến áp phân phối trung-hạ. Một máy biến áp, để tiện cho việc tính toán chúng ta bỏ qua những tổng trở của hệ thống lưới trung thế Isc = (In*100)/Usc where In = (P*10^3)/U20√3   trong đó P là công suất định mức của máy biến áp (kVA), U20  là điện áp dây phía thứ cấp khi không tải (V), In là dòng định mức (A), Isc là dòng ngắn mạch (A), Usc là điện áp ngắn mạch của máy biến áp (%).

Đối với tính dòng ngắn mạch ba pha tại điểm bất kì của lưới hạ thế được thực hiện theo công thức :

Isc = U20.√3.Zt

Trong đó U20 là điện áp dây phía thứ cấp khi không tải của máy biến áp (V), Zt là tổng trở trên môi pha tới điểm ngắn mạch (Ω).

Tại đây chúng ta sẽ có cách tính Zt, Z có hai thành phần là R và X, các thành phần R, X, Z được thể hiện bằng OHM. Phương pháp này sẽ chia mạng điện ra thành các đoạn và mỗi đoạn được đặc trưng bởi R và X khi đó tổng trở Z cho các đoạn nối tiếp sẽ được tính bằng Zt = √(Rt2+Xt2) trong đó Rt và Xt là tổng số học các trở kháng của các phân đoạn đi vào tập hợp này. Khi kết hợp hai phân đoạn bất kì mắc song song thường chỉ xuất hiện một trong hai giá trị là X hoặc R sẽ được coi như một phân đoạn có R3 = (R^1*R^2)/ (R1+R2) hoặc đối với giá trị X3 = (X1*X2)/(X1+X2) điều kiện là R1 song song với R2 và X1 song song với X2. Tuy nhiên nếu có nhiều mạch song song quá giá trị X3 sẽ lớn hơn rất nhiều.

Trên đây là những điểm cần lưu ý về ngắn mạch, hi vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về hiện tượng ngắn mạch cũng như các thuật ngữ liên quan đến vấn đề ngắn mạch nhé!

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Nâng tầm giá trị - Kết nối thành công

  • Việc tính toán dòng ngắn mạch 3 pha đối xứng (Isc) tại những điểm đặc trưng của mạng điện là điều cần thiết nhằm lua chọn thiết bị đóng cắt (theo dòng sự cố), cáp (theo tính chịu đựng về nhiệt), thiết bị bảo vệ (cài đặt tính chọn lọc),…
  • Ngắn mạch 3 pha qua tổng trở không (hay còn gọi là ngắn mạch xung sét) của mạng được nuôi tù biến thể phân phối trung hạ sẽ được khảo sát sau đây. Ngoại trừ một số trường hợp đặt biệt, ngắn mạch 3 pha là sự cổ ngắn mạch nặng nề nhất nhưng việc tính toán ngắn mạch 3 pha là đơn giản nhất.
  • Ngắn mạch xảy ra trong lưới có máy phát hoặc lưới điện một chiều sẽ được khảo sát ở chương khác.
  • Các tính toán đơn giản và quy tắc thực tế sẽ cho ta các kết quả tương đối chính xác cho hầu hết các trường hợp thiết kế lắp đặt điện.
  • Để cho việc tính toán đơn giản, chúng ta bỏ qua tổng trở của hệ thống lưới trung thế. Do đó: ISC = (ln x 100)/USC where ln = (P x 103)/U20√3
    • P – Công suất định mức của máy biến áp (kVA)
    • U20 – Điện áp dây phía thứ cấp khi không tải (V)
    • ln – Dòng định mức (A)
    • Isc – Dòng ngắn mạch (A)
    • Usc – Điện áp ngắn mạch của máy biến áp (%)
  • Các giá trị thông dụng Usc của máy biến áp phân phối được cho ở bảng.

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Ví dụ

  • Máy biến áp 400 kVA, có điện áp khi không tải 420 V, Usc = 4%
  • ln = (400 x 103)/(420 x √3) = 550 A
  • Isc = (550 x 100)/4 = 13.7 kA 

Trường hợp nhiều máy biến áp mắc song song

  • Giá trị của dòng ngắn mạch trên đầu lộ ra nằm phía dưới thanh cái (xem hình) có thể được coi như là tổng của các dòng ngắn mạch từ mỗi máy biến áp riêng biệt.
  • Giả sử các máy biến áp đều được nuôi từ cùng một lưới trung áp và các giá trị của chúng được cho trong bảng trên. Khi lấy tổng, giá trị dòng ngắn mạch ISC sẽ lớn hơn giá trị dòng ngắn mạch thực tế xảy ra.
  • Các giá trị không cần tính toán tới là tổng trở của thanh cái và của máy cắt.
  • Tuy nhiên, việc tính toán dòng ngắn mạch chính xác là cơ sở cho việc thiết kế lắp đặt điện. Việc lựa chọn máy cắt cùng với các thiết bị bảo vệ để ngăn ngừa khi có sự cố ngắn mạch sẽ được miêu tả chi tiết hơn ở phần khác.

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Tính dòng ngắn mạch 3 pha (Isc) tại điểm bất kỳ của lưới hạ thế

  • Dòng ngắn mạch 3 pha Isc tại điểm bất kỳ được tính bởi: Isc = U20/√3.ZT
    • U20 – Điện áp dây phía thứ cấp khi không tải của máy biến áp (V)
    • ZT – Tổng trở trên môi pha tới điểm ngắn mạch (Ω)

Phương pháp tính ZT 

  • Mỗi phần tử của lưới điện (mạng trung thế, biến áp, cáp, máy cắt, thanh cái vv.) đều được đặc trưng bằng tổng trở Z của chúng. Z gồm 2 thành phần: R và X. Cần chú ý là dung kháng không đóng vai trò quan trọng trong các tính toán dòng ngắn mạch.
  • Các thành phần R, X, Z được thể hiện bằng Ohm và được biểu thị trên hình.

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

  • Phương pháp này sẽ chia lưới điện ra các đoạn và mỗi đoạn đặc trưng bởi R và X Tổng trở Z cho tập hợp các phân đoạn nối tiếp sẽ được tính: ZT = √(RT2 + XT2)
    • Trong đó RT và XT là tổng số học các trở kháng và cảm kháng của các phân đoạn đi vào tập hợp này
  • Kết hợp hai phân đoạn bất kỳ mắc song song thường hoặc chỉ có R (hoặc X) sẽ được coi như một phân đoạn có: R3 = (R1 x R2) / (R1 + R2) hoặc đối với cảm kháng X3 = (X1 x X2)/(X1 +X2)
    • (Trong đó R1 song song với R2 và X1 song song với X2)
  • Cần chú ý rằng việc tính toán giá trị X3 chỉ gồm các mạch riêng biệt không có hỗ cảm. Nếu có nhiều mạch mắc song song gần với nhau, giá trị của X3 sẽ lớn hơn đáng kể.

Xác định tổng trở của mỗi phần tử

Hệ thống phía sơ cấp của máy biến áp trung/hạ (xem bảng)

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

  • Công suất ngắn mạch 3 pha Psc (đơn vị: kA hoặc MVA) sẽ được ngành điện cung cấp và từ đó có thể xác định được tổng trở tương đương.
  • Công thức sau cho phép xác định tổng trở này và quy đổi về phía thứ cấp: Zs = U02/Psc. Trong đó:
    • Zs – Tổng trở của hệ thống phía sơ cấp máy biến áp (mΩ)
    • U0 – Điện áp dây thứ cấp khi không tải (V)
    • Psc – Công suất ngắn mạch 3 pha của hệ thống phía sơ cấp (kVA)
  • Giá trị của trở kháng Ra và Xa, do đó có thể xem như Xa gần bằng Za. Nếu đòi hỏi chính xác hơn, Xa có giá trị gần bằng 0.995 Za và giá trị của Ra bằng 0.1 Xa.
  • Bảng tóm tắt tính tổng trở (bên dưới) đưa ra các giá trị thông dụng của Ra và Xa trong lưới phân phối có công suất ngắn mạch là 250 MVA và 500 MVA.

Máy biến áp

  • Tổng trở Ztr của biến áp nhìn từ phía thanh cái thứ cấp sẽ được tính bởi: Ztr = (U202/Pn) x (Usc/100). Trong đó:
    • U20 – Điện áp dây phía thứ cấp khi không tải (V)
    • Pn – Công suất định mức máy biến áp (kVA)
    • Usc – Điện áp ngắn mạch của máy biến áp (%)
  • Trở kháng của các cuộn dây Rtr có thể tính toán theo tổn thất công suất:
    • Pcu = 3ln2 x Rtr so that Rtr = (Pcu x 103)/3ln2 (mΩ)
    • Với Pcu – Tổn thất đồng (W)
    • ln – Dòng định mức (A)
    • Rtr – Điện trở trên mỗi pha của máy biến áp 
    • Xtr = √(Ztr2 – Rtr2)
    • Cho các tính toán gần đúng Rtr có thể bỏ qua vì X ≈ Z trong các máy biến áp phân phối chuẩn.

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Máy cắt

  • Trong lưới hạ thế, tổng trở của các CB nằm phía trước vị trí sự cố cần phải được tính đến, giá trị cảm kháng cho mỗi CB là 0.15 mΩ, trong khi trở kháng có thể được bỏ qua.

Thanh góp

  • Trở kháng của thanh góp được bỏ qua và tổng trở (cảm kháng) đặt giá trị 0.15 mΩ cho 1 mét chiều dài (f = 50 Hz), (018 mΩ/m chiều dài khi f = 60 Hz). Khi khoảng cách giữa các thanh dẫn tăng gấp 2 thì cảm kháng sẽ tăng khoảng 10%.

Dây dẫn

  • Trở kháng của dây dẫn sẽ được tính theo công thức Rc = p.L/S
    • p – Điện trở suất của vật liệu dây khi có nhiệt độ vận hành bình thường và bằng: 
      • 22.5 mΩ.mm2/m đối với đồng
      • 36 mΩ.mm2/m đối với nhôm
    • L – Chiều dài dây dẫn (m)
    • S – Tiết diện cắt ngang của dây dẫn (mm2)
  • Cảm kháng của cáp có thể được cung cấp bởi nhà chế tạo. Đối với tiết diện dây nhỏ hơn 50 mm2, cảm kháng có thể được bỏ qua. Nếu không có số liệu nào khác, có thể lấy bằng 0,08mΩ/m (khi f=50Hz) hoặc 0,096mΩ/m (khi f=60Hz). Đối với thanh dẫn lắp ghép hoặc hệ thống đi dây sẵn, cần phải tham khảo ý kiến của nhà chế tạo.

Động cơ

  • Tại thời điểm có ngắn mạch, động cơ đang vận hành sẽ giống như một máy phát (trong khoảng thời gian ngắn) và cung cấp dòng đổ về chỗ ngắn mạch. Nói chung, sự tham gia tạo dòng ngắn mạch của các động cơ có thể được bỏ qua. Tuy nhiên khi công suất của động cơ đang hoạt động lớn hơn 25% công suất tổng của máy biến áp thì ảnh hưởng của động cơ phải được tính đến. Sự ảnh hưởng của chúng được tính đến qua các công thức: Iscm = 3.5 ln cho mỗi động cơ, nghĩa là 3.5mln cho m động cơ giống nhau vận hành đồng thời
  • Các động cơ này phải là 3 pha, còn các động cơ một pha hầu như không gây ảnh hưởng.

Điện trở hồ quang ngắn mạch

  • Dòng ngắn mạch thường tạo nên hồ quang với tổng trở mang tính trở. Điện trở này có giá trị không ổn định và giá trị trung bình của nó đủ hạ thấp dòng ngắn mạch tới chừng mực nào đó ở lưới điện áp thấp. Thực tế chỉ ra rằng nó có thể làm giảm dòng ngắn mạch tới 20%. Hiện tượng này có lợi cho chức năng cắt của CB, song lại gây khó khăn cho chức năng tạo dòng sự cố.

Bảng tóm tắt tính tổng trở

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

  • U20: Điện áp dây phía thứ cấp của máy biến áp khi không tải (V).
  • Psc: Công suất ngắn mạch 3 pha phía thanh cái sơ cấp của biến áp phân phối (kVA).
  • Pct: Tổn thất ngắn mạch của biến áp (W)
  • Pn: Công suất định mức của máy biến áp (kVA).
  • Usc: Điện áp ngắn mạch của biến áp (%)
  • RT: Điện trở tổng
  • XT: Cảm kháng tổng
  • (1) p = Điện trở suất của dây ở nhiệt độ bình thường
    • p = 22.5 mΩ x mm2/m đối với đồng 
    • p = 36 mΩ x mm2/m đối với nhôm
  • (2) Nếu có vài dây dẫn song song trên mỗi pha thì chia điện trở của 1 dây cho số dây. Còn cảm kháng thì hầu như không thay đổi.

Ví dụ tính toán dòng ngắn mạch

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

Xác định dòng ngắn mạch Isc theo dòng ngăn mạch đầu dây

  • Sơ đồ trong hình dưới mô tả trường hợp ví dụ ở bảng sau, theo phương pháp tổng hợp. Bảng sau đây cho phép xác định một cách nhanh chóng và khá chính xác dòng ngắn mạch tại một điểm của lưới điện, khi biết:
    • Giá trị dòng ngắn mạch phía “trước” điểm có sự cố 
    • Khoảng cách của mạch giữa điểm ngắn mạch mà dòng sự Cố đã biết và điểm ngắn mạch đang xét. Khi đó chỉ cần chọn CB với dòng ngắn mạch lớn hơn giá trị cho trong bảng.

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

  • Nếu cần biết giá trị chính xác hơn, có thể sử dụng các tính toán chi tiết hoặc sử dụng phần mềm như Ecodial. Trong trường hợp này, khả năng sử dụng kỹ thuật ghép tầng cần được lưu ý. Kỹ thuật này sử dụng các CB hạn chế dòng ở phía trước và sẽ cho phép các CB ở phía sau có khả năng cắt dòng sự cố bé hơn cần thiết

Ví dụ:

  • Cho mạng như hình. Chọn tiết diện dây đồng ở bảng trên (trong ví dụ này. tiết diện dây đồng là 47,5 mm2)

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

  • Dò tìm tiết diện dây đồng trong cột này là 47.5 mm2 với chiều dài của dây dẫn bằng chiều dài của mạch (hoặc giá trị gần nhất có thể có). Ứng với chiều dài 20m và lấy theo giá trị 30KA ( giá trị gần với 28KA) sẽ cho ta giá trị dòng ngắn mạch Isc = 147 KA
  • Giá trị dòng ngắn mạch tra được trong ví dụ này là 14.7 kA.
  • Quá trình xác định dòng ngắn mạch cho một dây nhôm cũng sẽ tương tự
  • Kết quả là CB treo trên xà có dòng định mức 63 A và dòng cắt ngắn mạch 25 kA (như CB dạng 125N) có thể sử dụng cho mạch 55 A ở Hình trên.
  • Còn CB Compact có dòng định mức 160 A với khả năng cắt ngắn, (như CB NS160) sẽ được dùng bảo vệ cho mạch 160 A.

Trích: Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC – Bản chính sửa 2019

________________

VNK EDU gửi tặng bạn “Bộ thuyết minh bản vẽ hệ thống điện căn hộ du lịch và khách sạn Penninsula
Nhận tài liệu

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống điện” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống điện.

Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha
Công thức tính dòng ngắn mạch 1 pha

________________