Đau bụng lâm râm và ra dịch hồng khi mang thai

Đau bụng lâm râm và ra dịch hồng khi mang thai

Âm đạo chảy nước và chất màu máu

Trước khi sinh khoảng 24 giờ, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng của máu hoặc đột nhiên âm đạo chảy ra nhiều nước màu vàng. Thấy máu đỏ là do màng trong tử cung cuối kỳ mang thai tiết ra tố chất tuyến tiền liệt và nhau thai tiết ra hoóc môn sinh dục nữ, hoóc môn progestogen gây ra. Cùng với tử cung trưởng thành, mở rộng, chất nhầy trong cổ tử cung chảy ra, màng thai ở gần cửa trong cổ tử cung tách ra khỏi thành tử cung, dẫn đến các mạch máu nhỏ vỡ ra, trong chất nhầy cổ tử cung có lẫn ít máu, có thể là màu cà phê, màu phấn hồng hoặc màu đỏ tươi, hiện tượng này gọi là thấy máu đỏ.

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến thông báo thai phụ sắp sinh. Lúc này, khoang cửa tử cung và bên ngoài tương thông với nhau, vì thế âm đạo của thai phụ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ ngoài vào. Thai phụ cần giữ vệ sinh thật tốt, tránh nhiễm khuẩn.

Tiểu tiện tăng lên, tử cung co thắt nhiều lần

Đối với người sinh con lần đầu, trước khi sinh khoảng 2 tuần, do đầu thai nhi chúi xuống dưới để ra ngoài đã tạo nên sự bức bách bàng quang, vì thế số lần tiểu tiện tăng lên và đi lại khó khăn hơn. Triệu chứng đau bụng từng cơn xuất hiện và tử cung co thắt, cường độ tăng dần lên. Đến lúc này, thai phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội và chỉ muốn tiểu tiện. Thai phụ nên nhập viện thăm khám.

Đau eo lưng và chân trương phù

Đầu thai nhi ép xuống và ép thần kinh hệ dẫn đến chân của thai phụ không được thoải mái, gây trương phù, đại tủy bị co, eo đau... Các triệu chứng này cũng báo hiệu hiện tượng sắp sinh ở thai phụ.

Đau từng cơn đều đặn phần bụng

- Nếu thai nhi đã đủ tháng mà bà bầu thường có cảm giác đau tức phần bụng dưới hoặc đau mỏi phần lưng.

- Nếu thời gian đau liên tiếp nhưng không đều thì chỉ cần nghỉ ngơi sẽ giảm hoặc hết. Đó là biểu hiện đau đẻ giả. Nếu phần bụng đau từng cơn đều đặn, sau khi nằm nghỉ vẫn không hết, mà đau hết cơn này đến cơn khác, thời gian cách nhau dần dần rút ngắn, thời gian đau càng ngày càng dài và dần dần tăng lên thì đây mới chính là báo trước sắp đẻ thật.

Vỡ nước ối sớm

Vỡ nước ối sớm là chỉ màng thai rách trước khi chuyển dạ, tức là màng thai rách sớm dẫn đến nước ối chảy ra. Trước khi sinh, âm đạo chảy ra lượng nước rất nhiều, như đi tiểu tiện mà không thể khống chế, tức là vỡ nước ối sớm. Hiện tượng này rất nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi, vì thế thai phụ cần vào nhập viện sớm.

Ngoài ra, nếu thai phụ thấy vị trí thai không đúng, cụ thể là thai ngược, hoặc đột nhiên thai phụ thấy đau đầu, đau ngực, khó chịu, âm đạo không đau mà chảy máu nhiều, xương chậu hẹp, có tiền lệ thai chết ngạt, mắc bệnh tim gan... đều nên vào bệnh viện sớm để chờ sinh con, phòng bất trắc có thể xảy ra.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Đau bụng lâm râm khi có thai không phải lúc nào cũng là dấu hiệu đe dọa sẩy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy làm sao để phân biệt cơn đau bụng bình thường khi có thai và cơn đau bụng cảnh báo nguy hiểm

1. Khi nào triệu chứng đau bụng là bình thường và không nguy hiểm?

Trong thời kỳ đầu mang thai, không ít mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng. Nhiều chị em cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng khi mang thai tháng đầu bình thường hay bất thường là tùy thuộc vào cơ địa và các yếu tố đi kèm.

Theo các chuyên gia hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai vào tháng đầu là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho biết thai đang làm tổ. Đặc biệt, trong những tuần đầu, mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Ngoài ra,ốm nghén cũng gây ra triệu chứng đau bụng dưới.

Thông thường, tình trạng đau bụng khi mang thai này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi. Bước vào những tháng sau, khi thai lớn hơn, các mẹ bàu vẫn có thể xuất hiện cảm giác đau bụng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự căng cơ và dây chằng, bởi phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn.

Thường các mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, hay những lúc ngồi xổm hoặc khi đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau bụng âm ỉ lâm râm cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

Đau bụng lâm râm và ra dịch hồng khi mang thai

Khi thai lớn hơn, các mẹ bàu vẫn có thể xuất hiện cảm giác đau bụng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự căng cơ và dây chằng, bởi phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn.

2. Khi nào triệu chứng đau bụng lâm râm khi mang thai là bất thường và cần nhập viện?

Mặc dù hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai phần lớn là bình thường,tuy nhiên không phải nó không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, nhất là khi đi kèm những triệu chứng sau:

– Mẹ bầu bị đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu thâm đen lợn cợn như bã cà phê

– Buồn nôn, ói mửa

– Choáng váng, mệt mỏi

– Đi ngoài, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu.

Tất cả những dấu hiệu này cảnh báo mang thai ngoài dạ con và cần hỗ trợ điều trị sớm. Mang thai ngoài tử cung không chỉ phải thực hiện đình chỉ thai, mà còn có thể đe dọa tính mạng của người mẹ.

Đau bụng lâm râm và ra dịch hồng khi mang thai

Mặc dù hiện tượng đau bụng lâm râm khi có thai phần lớn là bình thường,tuy nhiên không phải nó không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm.

3. Dấu hiệu nào giúp nhận biết thai ngoài tử cung?

Khi mẹ bầu xuất hiện cơn đau bụng, cảm giác đau theo từng cơn, đau không có xu hướng giảm dần, đau ngày một tăng lên, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và có thể lại đột ngột biến mất. Ngoài ra, có thể kèm theo triệu chứng như ra máu tươi kèm máu cục.

Có thể nói, chứng đau bụng lâm râm khi có thai không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường nhé!

Đau bụng lâm râm và ra dịch hồng khi mang thai
Đau bụng lâm râm và ra dịch hồng khi mang thai

Ra máu báo thai có đau bụng không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, những cơn đau này lại có những đặc điểm riêng biệt khác với đau bụng kinh.

Ra máu báo thai là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn tình trạng này với hiện tượng kinh nguyệt. Ra máu báo thai không phổ biến lắm ở những tuần thai đầu tiên. Vậy nguyên nhân do đâu và ra máu báo thai có đau bụng không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Ra máu báo thai có đau bụng không?

Rất nhiều chị em thắc mắc rằng việc ra máu báo thai có đau bụng không? Bởi đau bụng và ra máu khi mới mang thai rất phổ biến và khiến nhiều người hết sức lo lắng.

Hiện tượng ra máu báo thai xuất hiện sau khi thụ tinh thành công khoảng 8 – 10 ngày. Phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung sẽ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương. Lúc này, niêm mạc sẽ bị bong tróc và đẩy ra ngoài, gây ra tình trạng ra huyết hồng và đau bụng dưới.

Do đó, ra máu báo thai có thể gây đau bụng và cơn đau có thể giống với cơn đau bụng kinh nhưng thường xuất hiện ở phần bụng dưới. Bạn có thể bị ra máu báo thai và đau bụng lâm râm. Đôi lúc, máu đã ngừng chảy nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy đau bụng.

Máu báo thai màu gì? Ra máu nâu có thai không? Theo kinh nghiệm ra máu báo thai của nhiều bà bầu, máu báo thai thường xuất hiện 1 tuần trước kỳ kinh với những giọt máu có màu nâu đậm hoặc hồng nhạt.

Chỉ có 25 – 30% phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng dưới ra máu do máu báo thai và nhiều người trong số đó không phân biệt đâu là máu báo thai và máu kinh. Khi gặp tình trạng này, để dễ nhận biết, bạn có thể kết hợp với các dấu hiệu có thai sớm để chắc chắn hơn về việc bạn có mang thai hay không.

Ngoài ra, cũng có trường hợp ra máu báo nhưng không đau bụng. Điều này cũng phổ biến và bạn cũng không cần quá lo. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên đi khám để xác định tình trạng mang thai. Điều này có thể giúp bạn sớm chuẩn bị cho thai kỳ, chăm sóc bản thân và bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Vậy là bạn đã biết ra máu báo thai có đau bụng không. Hiện tượng ra huyết hồng và đau bụng dưới là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai chứ không phải bắt đầu một kỳ kinh. Và không ai có câu trả lời chính xác, cụ thể cho câu hỏi tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu.

Hiện tượng ra máu báo thai có thể xuất hiện trong 1 – 2 ngày hoặc thậm chí vài giờ trong một ngày. Nếu máu chảy lâu hơn 2 ngày, nhiều khả năng bạn đang gặp phải một vấn đề khác như mang thai ngoài tử cung. Còn theo kinh nghiệm ra máu báo thai được nhiều người chia sẻ, nếu chảy máu hơn 3 ngày thì nhiều khả năng đó là kinh nguyệt.

Sự thay đổi hormone trong giai đoạn đầu mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng. Đau dây chằng có thể gây ra những cơn đau mạnh hoặc đau âm ỉ. Các cơn đau có thể là do tử cung đang mở rộng để chuẩn bị cho thai nhi đang phát triển.

Ra máu báo thai có đau lưng không?

Bên cạnh băn khoăn ra máu báo thai có đau bụng không thì nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc không biết ra máu báo thai có đau lưng không?

Khi mới mang thai, cơ thể mẹ bầu có thể bị mệt mỏi, đi kèm với đó là tình trạng nhức mỏi người hay đau lưng dưới. Chính vì thế, một số trường hợp, ra máu báo thai có thể đi kèm với đau lưng. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu có kinh hoặc biểu hiện của các bệnh phụ khoa.

Làm sao để giảm đau bụng khi ra máu báo thai?

Trường hợp ra huyết hồng và đau bụng dưới không quá nghiêm trọng, bạn có thể thử làm theo những lời khuyên sau để giảm cơn đau bụng:

  • Tập thể dục nhẹ như đi bộ sẽ tăng cường sức khỏe cho cơ xương chậu và vùng bụng
  • Nghỉ ngơi hoặc tắm nước ấm để làm dịu các cơn đau
  • Chườm lạnh hoặc chườm ấm cũng rất hữu ích

Bác sĩ không khuyến khích bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong giai đoạn này. Vì nó có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Hãy đến gặp bác sĩ khi:

  • Bạn cảm thấy đau dữ dội, đặc biệt đau ở 1 bên vùng bụng
  • Chảy máu nghiêm trọng đi kèm với những cơn đau nặng
  • Máu chảy ngày càng nhiều
  • Có cục máu đông xuất hiện.

Nếu bạn ra máu và đau bụng dưới khi mang thai nghiêm trọng, bạn không nên chần chừ mà phải đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm như:

  • Mang thai hóa học (mang thai giả): có thụ tinh nhưng thai không thể sống lâu, dẫn đến sẩy thai sớm.
  • Thai ngoài tử cung: tình trạng này rất hiếm: xảy ra khi phôi thụ tinh ngoài tử cung. Bạn sẽ thường thấy đau ở một bên xương chậu, đi kèm với chóng mặt và đau ở cổ/vai.
  • Sẩy thai: Khoảng 15% thai phụ có thể bị sẩy thai trong những tháng đầu thai kỳ (Theo WebMD). Sẩy thai sẽ khiến bạn bị chảy máu và đau bụng nặng hơn kinh nguyệt bình thường. Nó còn có thể đi kèm với đau lưng dưới.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải tỏa băn khoăn ra máu báo thai có đau bụng không và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho thai kỳ phía trước.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.