Đi xe máy không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

1. Đi xe của người khác [người thân, bạn bè, đồng nghiệp…] có bị phạt không?

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi “đi xe không chính chủ" như nhiều người dân đề cập đến. Mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.

* Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô; xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ôtô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

2. Xe không chính chủ khi nào bị phạt?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính  phủ, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

- Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà Cảnh sát giao thông kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe và CMND/CCCD của người điều khiển xe khác nhau:

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

- Giấy chứng nhận đăng ký an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [chỉ áp dụng đối với ôtô].

 3. Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô [Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô [Theo quy định tại Điểm l, Khoản 7, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

​​Công an tỉnh Hà Nam đề nghị các cá nhân, tổ chức khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế… tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô; xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ôtô phải chuyển tên chủ xe trong Giấy chứng nhận đăng ký xe sang tên của mình. Bởi vì trên thực tế, khi có tai nạn giao thông xảy ra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe, thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh. Do vậy, để tránh những rắc rối không đáng có, khi chuyển quyền sở hữu xe thì người dân cần đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số theo quy định./.

Xe không chính chủ là gì? Mức xử phạt xe không chính chủ là bao nhiêu? Nếu đi xe không chính chủ thì có bị giam xe hay không? Để trả lời cho những câu hỏi này, xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mức xử phạt xe không chính chủ là bao nhiêu?

Xe không chính chủ là gì?

Xe không chính chủ là loại xe mà người sở hữu hiện tại không có đầy đủ giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu hoặc không có quyền sở hữu hợp pháp đối với chiếc xe đó. Các trường hợp phổ biến khi xe không chính chủ bao gồm:

  • Xe bị mất giấy tờ: Người sở hữu có thể bị mất giấy tờ của xe và không thể tìm lại được hoặc bị mất đăng ký khi chuyển chủ sở hữu.
  • Xe cũ: Nhiều xe cũ đã được bán nhiều lần và không có giấy tờ chứng nhận rõ ràng về sở hữu.
  • Xe bị trộm hoặc bị bán trái phép: Xe có thể bị trộm hoặc bị bán trái phép mà không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.

Khi mua hoặc sử dụng xe không chính chủ, bạn có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý và hành chính nếu có việc không may xảy ra thì sẽ bị tịch thu xe, bị phạt hoặc bị kiện tụng. Do đó, trước khi mua xe, bạn nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ giấy tờ để xác định quyền sở hữu và đảm bảo tính hợp pháp của chiếc xe đó.

Mức xử phạt xe không chính chủ là bao nhiêu?

Việc sử dụng xe không chính chủ là vi phạm pháp luật, và theo quy định của pháp luật Việt Nam, người sử dụng xe không chính chủ sẽ bị phạt tiền và có thể bị tịch thu xe nếu vi phạm quá nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng. Cụ thể, Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về mức phạt cho việc sử dụng xe không chính chủ là:

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

b] Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;

Như vậy, theo quy định trên nếu điều khiển xe không chính chủ thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 4 trăm nghìn đồng đến 6 trăm nghìn đồng với cá nhân, từ 8 trăm nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe gắn máy.

Ngoài ra, theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm thì người sử dụng xe không chính chủ sẽ không bị tạm giữ phương tiện. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro có thể xảy ra người mua nên kiểm tra kỹ giấy tờ và quyền sở hữu của xe trước khi thực hiện giao dịch mua bán.

Xem thêm: Xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?

Xử phạt xe không chính chủ.

Trường hợp nào người điều khiển xe không chính chủ bị phạt

Theo khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: 10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Cho nên cảnh sát giao thông không được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi xe không chính chủ trong các trường hợp bình thường. Chỉ khi nào có các công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe thì cảnh sát giao thông mới được xử lý đối với xe không chính chủ.

Chủ Đề