Đo huyết áp bao nhiêu là bình thường

Các bệnh lý liên quan đến huyết áp luôn là mối bận tâm hàng đầu của không ít người. Vì vậy, mọi người đều luôn cố gắng kiểm soát sao cho giữ mức huyết áp của bản thân ở mức bình thường. Vậy, bạn đã biết huyết áp trung bình là gì? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi là bao nhiêu? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực đến từ dòng máu chảy khắp cơ thể. Từ đó, giúp tạo ra vòng tuần hoàn mang oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hầu hết mọi người đều có chỉ số huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm. Huyết áp thường sẽ xuống thấp nhất từ 1-3 giờ sáng, trong khi đó huyết áp sẽ tăng cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Bên cạnh đó, khi bạn tham gia thể thao một cách gắng sức, tinh thần căng thẳng, hoặc đang trải qua xúc động mạnh đều có thể khiến huyết áp tăng lên. Trong khi đó, huyết áp sẽ hạ xuống khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Huyết áp trung bình là gì?

Bạn có thể hiểu rằng chỉ số huyết áp trung bình là phạm vi giá trị của áp lực máu tác động lên thành mạch mà một người khỏe mạnh có được. Chỉ số huyết áp có thể dao động bởi nhiều yếu tố, ví dụ như gắng sức, nhịp sinh học, chế độ ăn uống hay tâm lý… Tuy nhiên, những thay đổi này thường không đáng kể. Theo đó, nếu áp lực máu đột ngột tăng cao hoặc hạ xuống, vượt ra ngoài khoảng giá trị trung bình, bạn có nguy cơ đang mắc các bệnh lý liên quan đến huyết áp nói riêng và các bệnh lý tim mạch nói chung.

Sau khi đo huyết áp, để xác định áp lực máu tác động lên thành động mạch của bạn có bình thường hay không, bác sĩ sẽ dựa vào hai thông số thường sử dụng của huyết áp là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua bảng phân loại sau đây:

Bảng chỉ số huyết áp theo từng giai đoạnNguồn: Healthline.com

Chỉ số huyết áp bình thường là gì?

Để xác định xem chỉ số huyết áp có bình thường hay không, cần phải căn cứ vào cả 2 chỉ số này. Cụ thể ở người lớn:

Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg, đây được xem như dấu hiệu huyết áp bình thường ở người trưởng thành.

  • Huyết áp cao là bao nhiêu: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hay huyết áp tâm trương dưới mức 90 mmHg thì bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp.
  • Tiền cao huyết áp: Khi chỉ số huyết áp dao động mức bình thường và mức cao huyết áp [cụ thể huyết áp tâm thu 120-129 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg] thì người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiền cao huyết áp.
  • Huyết áp bao nhiêu là thấp: Đó là khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm đến 25 mmHg so với chỉ số huyết áp thông thường.

>>> Bạn có thể quan tâm: Các cách tự kiểm tra huyết áp tại nhà chính xác

Huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?

Thông thường huyết áp ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Khi chỉ số huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn, bạn đã gặp chứng tăng huyết áp [THA]. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc gặp vấn đề về thận, con số huyết áp tốt nhất nên được duy trì dưới 130/80 mmHg. Nếu huyết áp của bạn vượt hơn ngưỡng này, bạn đã gặp chứng tăng huyết áp và cần phải đưa đi điều trị.

Chỉ số huyết áp bình thường theo mỗi độ tuổi là bao nhiêu?

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, mỗi độ tuổi đều có một mức huyết áp trung bình tương ứng. Điều này có nghĩa là theo thời gian, chỉ số huyết áp của bạn sẽ thay đổi, thường có khuynh hướng tăng lên. Do đó, việc đo huyết áp định kỳ là điều cần thiết để hiểu rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình, nhất là các đối tượng bước vào tuổi trung niên.

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch, áp lực này giúp đưa máu đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể.

Huyết áp được đo bằng chỉ số huyết áp tâm thu [mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp] và huyết áp tâm trương [mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng].

Đơn vị được đo của huyết áp được tính bằng mmHg. Huyết áp ở người được đo ở động mạch tay, là mặt trong của tay ở vị trí cùi trỏ.

Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp [huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg].

Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

Huyết áp thấp: Hạ huyết áp [huyết áp thấp] được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Dưới đây là bảng thống kê các chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi:

- Sức co bóp của tim: Sức co bóp của tim ảnh hưởng khá nhiều đến huyết áp. Vì khi tim co bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì sẽ làm áp lực của máu lên thành động mạch càng lớn hơn. Khi tim đập nhanh do vận động mạnh hoặc cảm xúc hồi hộp. Hưng phấn sẽ làm huyết áp tăng cao hơn bình thường.

- Sức cản của động mạch: Động mạch là nơi lưu thông máu để đi nuôi dưỡng tế bào. Do đó nếu động mạch có sự co dãn tốt, không có nhiều cản trở thì máu sẽ dễ dàng di chuyển hơn, lúc đó huyết áp sẽ ổn định.

Trong trường hợp xơ vữa động mạch [thường xảy ra ở người cao tuổi], thành mạch đàn hồi kém thì máu sẽ khó khăn trong việc di chuyển. Sức cản của thành động mạch lên máu sẽ cao làm huyết áp tăng cao.

- Lượng máu: Lượng máu trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp bởi lượng máu không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành động mạch.

Tình trạng này xảy ra khi mỗi người bị mất quá nhiều máu, huyết áp sẽ giảm làm nguy hiểm đến tính mạng khi máu không đủ để đưa đi khắp cơ thể.

Tư thế ngồi: Tư thế ngồi cũng quyết định đến huyết áp, bạn nên tập tư thế ngồi đúng thẳng lưng và vai vì điều này sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó huyết áp của bạn luôn ở mức ổn định.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Thói quen ăn uống nhiều mỡ động vật và ăn mặn, dùng các chất kích thích như rượu bia, cafe,… sẽ gây ra các bệnh như xơ cứng thành động mạch, hoặc máu nhiễm mỡ. 

Chế độ sinh hoạt điều độ khoa học cũng sẽ giúp phòng tránh các bệnh về huyết áp. Mỗi ngày nên hoạt động tập thể dục ít nhất 30 phút. Với những người mới bắt đầu thì nên chú ý đến việc tăng cường độ mỗi ngày. Tuy nhiên không nên tập quá sức.

Ăn uống hợp lý: Hạn chế thói quen ăn mặn, không sử dụng quá 6g muối natri một ngày. Để phòng tránh các bệnh về huyết áp thì nên có chế độ ăn uống hợp lý như: tăng khẩu phần ăn có chứa nhiều Kali, Canxi như rau củ quả, các loại hạt, các loại sữa,…

Hạn chế sử dụng chất kích thích: Theo nhiều nghiên cứu, rượu bia và các chất kích thích cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tim mạch và huyết áp. Nam giới không nên uống vượt quá 30 gram, nữ giới không nên uống vượt quá 20 gram rượu mỗi ngày.

Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn: Tập thể dục đều đặn giúp giảm hấp thụ nhiệt lượng, huyết áp được hạ thấp. Mỗi ngày, nên dành từ 30 - 45 phút để tập luyện các môn thể thao nhẹ. 

Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, những trò chơi vận động khác,… là những hình thức luyện tập bạn nên thử. Lưu ý rằng trước và sau khi tập luyện, nên thư giãn 5 phút. 

Cân bằng tâm lý: Trạng thái buồn phiền hay lo lắng, bi quan cũng gây tác động tới tim mạch, dễ làm tăng huyết áp. Chính vì vậy hãy có một lối sống lành mạnh, vui vẻ.

Không làm việc quá sức, không để bản thân quá căng thẳng. Cần kết hợp làm việc học tập nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.

Dùng máy đo huyết áp theo dõi huyết áp tại nhà: Máy đo huyết áp sẽ giúp bạn theo dõi sát sao được chỉ số huyết áp của mình. Chính vì vậy, trang bị thiết bị sức khỏe này trở nên đặc biệt cần thiết.

Xem thêm một số máy đo huyết áp đang được kinh doanh chính hãng tại Điện máy XANH:

Máy đo huyết áp tự động Kachi MK-293

Còn hàng599.000₫Xem chi tiết

Trên đây là bài viết chỉ ra với bạn huyết áp bao nhiêu là bình thường? Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thể chăm sóc gia đình và người thân tốt hơn ở nhà nhé!

Video liên quan

Chủ Đề