Hay chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học

+ Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non khi có dòng điện chạy qua thì nó có khả năng:

- Làm quay kim nam châm đặt gần nó.

- Hút được các vật bằng sắt, thép như một nam châm.

+ Vậy khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn trong có lõi sắt non thì cuộn dây đó trở thành một nam châm, ta gọi là nam châm điện. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

+ Ứng dụng: Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng trong nhiều thiết bị kĩ thuật điện như chuông điện, mạch đóng ngắt điện [rơle điện], điện thoại, máy phát điện, máy biến thế, các mạch điện tử của rađiô, tivi …

2. Tác dụng hóa học

+ Khi dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành một lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học.

+ Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện [mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...], tinh luyện kim loại và nạp điện cho acquy...

3. Tác dụng sinh lí

+ Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí.

+ Lưu ý:

- Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Cho nên phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình.

- Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh [Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hi vọng duy trì sự sống; Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...]

- Ngoài các tác dụng trên ta có thể nói dòng điện có tác dụng cơ học. Vì khi dòng điện chạy qua động cơ thì làm quay động cơ. Tác dụng cơ học có ứng dụng là chế tạo động cơ điện dùng trong đời sống hàng ngày như: quạt điện, máy bơm nước, máy xay...

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

+ Xác định tác dụng từ của dòng điện : Dựa vào khả năng hút nam châm, hút sắt của các vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

+ Xác định tác dụng hóa học của dòng điện : Dựa vào khả năng làm thay đổi chất trong các dung dịch muối của kim loại khi có dòng điện chạy qua.

+ Xác định tác dụng sinh lí của dòng điện : Dựa vào những biểu hiện của cơ thể khi có dòng điện chạy qua.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Quan sát thí nghiệm hình 23.1 và trả lời các câu hỏi sau:

a] Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.

b] Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết, cực nào của kim nam châm bị hút, cực nào bị đẩy.

Trả lời:

a] Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.

b] Đưa một kim nam châm lại gần một cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy. Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.

Kết luận:

1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.

2. Nam châm điện [có tính chất từ] vì nó có khả năng làm quay kim nam châm hoặc hút các vật bằng sắt hoặc thép.

Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông?

Trả lời:

Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chúng đập vào chuông, chuông kêu.

Câu C3 [trang 64 SGK Vật Lí 7]:

Ngay sau đó, mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm.

Trả lời:

+ Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.

+ Khi mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua nên mất tính chất từ, do đó không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.

Câu C4 [trang 64 SGK Vật Lí 7]:

Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?

Trả lời:

Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu. Mạch lại bị hở. Như vậy có sự đóng ngắt mạch điện tự động và liên tục tại tiếp điểm nên chuông điện reo liên tục khi công tắc đóng.

Quan sát thí nghiệm của giáo viên [hình 23.3].

Quan sát đèn khi công tắc đóng và cho biết dung dịch muối đồng sunfat [CuSO4] là chất dẫn điện hay cách điện?

Trả lời:

Khi K đóng thì đèn sáng, chứng tỏ có dòng điện chạy qua mạch [nghĩa là có dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng] Þ dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện.

Câu C6 [trang 64 SGK Vật Lí 7]:

Thỏi than nối với cực âm lúc trước đó có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu gì?

Trả lời:

Phần thỏi than gắn vào cực âm của nguồn điện biến đổi dần từ màu đen sang màu hơi đỏ gạch.

Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng.

Câu C7 [trang 65 SGK Vật Lí 7]:

Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Trả lời: Chọn C.

Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua thì nó có tính chất từ.

Câu C8 [trang 65 SGK Vật Lí 7]:

Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm tê liệt thần kinh.

B. Làm quay kim nam châm

C. Làm nóng dây dẫn.

D. Hút các vụn giấy.

Trả lời: Chọn D.

+ Do có tác dụng sinh lí nên dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

+ Do có tác dụng từ nên dòng điện có thể làm quay kim nam châm.

+ Do có tác dụng nhiệt nên dòng điện có thể làm nóng dây dẫn.

+ Dòng điện không có tác dụng hút các giấy vụn.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 7 bài tác dụng từ tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Giới thiệu bài học

Bài giảng Các tác dụng của dòng điện sẽ giúp các em nắm được những kiến thức quan trọng nhất:

- Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

- Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Nội dung bài học

I. Tóm tắt lý thuyết trong bài giảng

1. Tác dụng nhiệt

Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên

VD. máy sấy, bàn là quần áo, nồi cơm điện,...

Dòng điện chạy qua máy sưởi hoạt động làm ấm căng phòng của mình.

2. Tác dụng phát sáng

a. Đèn sợi đốt

+ Quan sát TN

Khi đóng khóa K thấy bóng đèn phát sáng 

Dòng điện chạy qua bóng đèn làm dây tóc nóng lên đạt nhiệt độ cao→ làm bóng đèn phát sáng

b. Đèn LED [đèn điôt phát quang]

Bóng đèn LED chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định và khi đó đèn sáng.

3. Tác dụng từ

- TN nam châm điện

Tác dụng từ của nam châm điện có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép.

4. Tác dụng hóa học

- TN dung dịch muối đồng sunphat

Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.

II. Ví dụ trong bài giảng

VD. Các thiết bị điện sau đây hoạt động, tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với thiết bị nào?

A. Nồi cơm điện

B. Bàn ủi

C. Máy bơm nước

D. Máy sấy tóc

Đáp án C

VD. Phương pháp mạ điện dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

Lời giải

Một số đồ vật như dây đồng hồ, đồ trang sức, huy chương, tàu,...thường được phủ lên bề mặt một lớp kim loại mỏng. Lớp kim loại có thể là vàng, bạc, nhôm,.. để làm đẹp hoặc làm tăng độ bền của vật dụng.

Phương pháp là sử dụng vật cần mạ được nối với cực âm của một nguồn điện và nhúng trong một dung dịch dẫn điện phù hợp. Khi có dòng điện đi qua, lớp kim loại cần mạ sẽ bám lên vật được mạ→ phương pháp này dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.

Câu hỏi: Kể tên tác dụng của dòng điện

Lời giải:

Các tác dụng của dòng điện là :

- Tác dụng về nhiệt: đèn dây tóc, bàn ủi,...

- Tác dụng phát sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED,...

- Tác dụng từ: quạt điện, chuông điện,....

- Tác dụng hóa học: mạ vàng,...

- Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim,...

Cùng Toploigiai đi tìm hiểu chi tiết về ứng dụng của dòng điện nhé.

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về các tác dụng của dòng điện và ứng dụng của từng loại, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ khái niệm về dòng điện, cũng như một số khái niệm liên quan khác.

I. Dòng điện là gì?

Dòng điện được định nghĩa là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện được tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly.

Các hạt tích điện có khả năng dịch chuyển tạo ra dòng điện gọi là các hạt mang điện.Trong kim loại, chất dẫn điện là phổ biến nhất. Những hạt nhân tích điện dương không thể dịch chuyển mà chỉ có các electron tích điện âm mới có khả năng di chuyển tự do trong vùng dẫn. Do đó, trong kim loại các electron là các hạt mang điện. Trong những loại vật liệu dẫn khác, ví dụ như các chất bán dẫn, hạt mang điện có thể tích điện dương hay âm phụ thuộc vào chất pha. Hạt mang điện âm và dương có thể cùng lúc xuất hiện trong vật liệu, điển hình như trong dung dịch điện ly ở các pin điện hóa.

Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào 2 đầu của vật dẫn điện. Phần tử dòng điện dòng điện là một đoạn rất ngắn của dòng điện, được đặc trưng bởi Id→l, có phương chiều là phương chiều của dòng điện và có độ lớn bằng Idl.

II. Ứng dụng của dòng điện trong đời sống

Chúng ta dễ dàng nhận thấy dòng điện trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều các tác dụng khác nhau. Từ đó mà dòng điện mang lại nhiều ứng dụng thực tiễn, cụ thể,…

1. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Rất dễ thấy, tác dụng nhiệt của dòng điện biểu hiện khi cho dòng điện chạy qua một vật dẫn điện thì vật đó sẽ bị nóng lên. Nguyên nhân có tác dụng nhiệt là do các vật dẫn có điện trở, trở kháng cản trở dòng điện nên sinh ra nhiệt.

Ứng dụng của tác dụng nhiệt được biểu hiện qua sự vận hành của bàn là. Khi cắm điện, dòng điện chạy qua làm bàn là nóng lên cho khả năng là phẳng quần áo. Ngoài ra tác dụng này còn được biểu hiện qua đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, cầu chì,…

2. Tác dụng quang của dòng điện

Dòng điện đi qua các thiết bị như bóng đèn biến điện năng thành quang năng khiến bóng đèn phát sáng. Đó là một trong những tác dụng rất quan trọng của dòng điện.Dòng điện cho khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù chưa tới nhiệt độ cao. Tác dụng quang được ứng dụng để chế tạo các loại đèn.Ngày nay, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu ra nhiều loại bóng đèn giúp tiết kiệm điện năng như đèn huỳnh quang, compact, đèn led,…

3. Dòng điện có tác dụng từ

Mọi điện tích dịch chuyển luôn sinh ra từ trường. Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây quấn quanh lõi sắt sẽ làm cho kim nam châm bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng cũng như cho khả năng hút kim loại.Ứng dụng thực tiễn từ tác dụng từ của dòng điện chính là để chế tạo chuông điện, động cơ điện, nam châm điện,…

4. Tác dụng hóa học của dòng điện

Để có thể làm rõ được tác dụng này chúng ta cần tiến hành làm thí nghiệm. Cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng. Sau một thời gian, thỏi than trong dung dịch muối đồng nối với cực âm của nguồn sẽ được phủ một lớp đồng. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.Ứng dụng lớn nhất cho tác dụng hóa học chính là khả năng mạ điện.

5. Tác dụng sinh lí của dòng điện

Tác dụng này chúng ta dễ gặp trong ngành Y. Dòng điện với cường độ nhỏ phù hợp với việc chữa bệnh như châm cứu, sốc tim,…Tuy nhiên, nếu như sử dụng điện với cường độ không phù hợp thì có thể gây nguy hiểm như các cơ bị co giật, nghẹt thở, thần kinh tê liệt, tim ngừng đập,…

Hay nhất

- Tác dụng nhiệt Vd: máy sấy tóc, ấm điện, dây tóc bóng đèn,... - Tác dụng phát sáng: Vd: làm sáng bóng đèn bút thử điện, đèn điốt phát quang,... - Tác dụng từ: Vd: chuông điện, lõi sắt non cuộn bên trong dây dẫn hút được các vật sắt thép,.. - Tác dụng hóa học: Vd: áp dụng của việc mạ điện ,... - Tác dụng sinh lí:

Vd: máy kích tim...

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên VietJack]

    - Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non khi có dòng điện chạy qua [hình 23.1] thì nó có khả năng:

        + Làm quay kim nam châm đặt gần nó.

        + Hút được các vật bằng sắt, thép như một nam châm.

    Vậy khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn trong có lõi sắt non thì cuộn dây đó trở thành một nam châm, ta gọi là nam châm điện. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Quảng cáo

    - Ứng dụng: Nam châm điện, chuông điện, cần cẩu điện, rơ le điện...

    Khi dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành một lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học.

    Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện [mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...], tinh luyện kim loại và nạp điện cho acquy...

Quảng cáo

    Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí.

    Lưu ý:

    - Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Cho nên phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình.

    - Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh.

    Ví dụ:

        + Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.

        + Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...

Quảng cáo

    ⇒ Ngoài các tác dụng trên ta có thể nói dòng điện có tác dụng cơ học. Vì khi dòng điện chạy qua động cơ thì làm quay động cơ. Tác dụng cơ học có ứng dụng là chế tạo động cơ điện dùng trong đời sống hàng ngày như: quạt điện, máy bơm nước, máy xay...

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề