Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 bài viết Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 10.

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Nội dung bài viết Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron: Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố: Chất khử (chất có số oxi hóa tăng) và chất oxi hóa (chất có số oxi hóa giảm). Bước 2: Viết quá trình oxi hóa của chất khử và quá trình khử của chất oxi hóa. Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa (số nguyên tối giản). Bước 4: Đặt các hệ số đó vào phương trình nhưng nếu có tạo muối thì tạm thời chưa cân bằng axit phản ứng. Đếm S để cân bằng axit H2SO4; đếm N để cân bằng axit HNO3; đếm Cl để cân bằng axit HCl. Đếm H để cân bằng H2O. Loại 1: Phản ứng oxi hóa – khử thông thường. Loại 2: Phản ứng oxi hóa – khử ở môi trường axit, bazơ, trung tính (H2O) Lưu ý: Trong môi trường axit, KMnO4 bị khử xuống Mn; trong môi trường kiềm, KMnO4 bị khử thành K2MnO4 còn trong môi trường trung tính KMnO4 bị khử thành MnO2. Loại 3: Phản ứng oxi hóa – khử trong đó chất khử, chất oxi hóa cũng là môi trường. Loại 4: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp ion-electron. Loại 5: Phản ứng oxi hóa – khử phức tạp. Loại 6: Phản ứng tự oxi hóa – khử: Phản ứng tự oxi hóa – khử là phản ứng trong đó một chất vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Loại 7: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là phản ứng trong đó hai nguyên tố trong cùng một phân tử bị thay đổi số oxi hóa, một nguyên tố có số oxi hóa tăng và một nguyên tố có số oxi hóa giảm.

PHƯƠNG PHÁP THĂNG BẰNG ELECTRON

Đối với các phản ứng oxi hóa-khử, do có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử, dẫn đến việc viết các PTHH trở nên khó khăn hơn so với các phản ứng không xẩy ra sự oxi hóa-khử. Để có thể dễ dàng lập được PTHH của phản ứng này thì phương pháp thường sử dụng là "Phương pháp thăng bằng electron".

Nguyên tắc của phương pháp: Trong một phản ứng oxi hóa-khử luôn có tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.

Các bước để lập PTHH bằng phương pháp thăng bằng electron

            1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong sơ đồ phản ứng.

            2. Viết các quá trình oxi hóa và khử, cân bằng mỗi quá trình.

            3. Tìm hệ số thích hợp để để nhân vào sao cho tổng số electron mà chất khử nhường bằng tổng số eletron mà chất oxi hóa nhận.

           4. Đặt hệ số của chất khử và chất oxi hóa vào sơ đồ phản ứng.Hoàn thành phương trình hóa học.

Lưu ý: Để có thể kiểm tra xem phương trình đã được cân bằng chính xác hay chưa thì sẽ sử dụng bảo toàn nguyên tố oxi. 

            \(\Sigma\)O trong chất tham gia= \(\Sigma\)O trong sản phẩm. 

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học sau  Fe + H2SO4 đặc,nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

             B1.   Fe0 + H2S+6O4 → Fe2+3(SO4)3 + S+4O2 + H2O

             B2.   2Fe0 → 2Fe+3 +6e

                      S+6 +2e → S+4

              B3.  \(^{1\times}_{3\times}\left[{}\begin{matrix}2Fe^0\rightarrow2Fe^{+3}+6e\\S^{+6}+2e\rightarrow S^{+4}\end{matrix}\right.\)

              B4. 2Fe + 4H2SO4 đặc,nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

PHƯƠNG PHÁP THĂNG BẰNG ELECTRON

.I. SỐ OXI HOÁ

Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion. 

.II. SỐ OXI HOÁ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH THEO CÁC NGUYÊN TẮC SAU: 

Qui tắc 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong các đơn chất bằng không. Thí dụ: Số oxi hoá của Na, Fe, H2, N2, O2, Cl2,… đều bằng không. 

Qui tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của hiđro bằng +1, trừ hiđrua kim loại (NaH, CaH2,…). Số oxi hoá của oxi bằng -2, trừ trường hợp OF2 và peoxit (chẳng hạn H2O2, Na2O2,…). Kim loại kiềm và kiềm thổ luôn có số oxi hoá dương và bằng hoá trị của nó trong hợp chất. 

Qui tắc 3: Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng không. 

Qui tắc 4: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion. 

Thí dụ: Tính số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong. SO3, SO2, H2SO4, KMnO4, SO42-

Đặt x là số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các hợp chất và ion trên, ta có:

– Trong SO3:  x+3.(-2) = 0 ⟹ x = +6

– Trong SO2:  x+2.(-2) = 0 ⟹ x = +4  

– Trong H2SO4: 2.(+1) +x+4.(-2) = 0 ⟹ x= +6

– Trong KMnO4: +1+x+4.(-2) = 0⟹ x= +7   

– Trong SO42-  : x+4.(-2) = -2⟹ x= +6   

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

Bước 2: Viết hai quá trình nhường và nhận electron, cân bằng mỗi quá trình

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tống số electron mà chất oxi hóa nhận

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học

Bước 5: Kiểm tra theo thứ tự: Kim loại→ Phi kim → Hydro → Oxi. 

 Ví dụ 1  Lập phương trình hóa học của phản ứng sau

                Fe2O3 + CO → Fe + CO2

  Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

             

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron
 

Bước 2: Viết hai quá trình nhường và nhận electron, cân bằng mỗi quá trình

         

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tống số electron mà chất oxi hóa nhận

      

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron
    

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành

phương trình hóa học

          Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Bước 5: Kiểm tra theo thứ tự: Kim loại→ Phi kim → Hydro → Oxi. 

  Ví dụ 2   Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron

             KMnO4 + FeSO4 + H2SO4  → MnSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

 Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

         

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron
 

Bước 2: Viết hai quá trình nhường và nhận electron, cân bằng mỗi quá trình

             

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tống số electron mà chất oxi hóa nhận

               

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành

phương trình hóa học

     2KMnO4 + 10FeSO4 + H2SO4  → 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

Bước 5: Kiểm tra theo thứ tự: Kim loại→ Phi kim → Hydro → Oxi.

    2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4  → 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 8H2O

 Chú ý 1: Nhân chỉ số vào quá trình nhường hoặc nhận electron

 Ví dụ 1  Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron

                Al  +  HNO3 (loãng) → Al(NO3)3  +  N2O­ +  H2O

     Hướng dẫn giải

   

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron
  

  8Al  + 30HNO3 (loãng)  =  8Al(NO3)3  + 3N2O­ +  15H2O

  Chú ý 2:

* Trong tr­ường hợp một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá, Ta viết đủ các quá trình oxi hoá hoặc quá trình khử rồi cộng gộp chung các quá trình lại.

* Nếu các nguyên tố thay đổi số oxi hóa thuộc các phân tử khác nhau, ta viết đầy đủ các quá trình oxi hoá hoặc quá trình khử rồi cộng gộp riêng từng quá trình lại.

Ví dụ 1: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron

              FeS2 + HNO3  →  Fe(NO3)3  + H2SO4 + NO2 + H2O

 Hướng dẫn giải

         

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

         FeS2 + 18HNO3  →  Fe(NO3)3  + 2H2SO4 +15NO2 +7 H2O

Ví dụ 2: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron

As2S3   +  HNO3 loãng + H2O   →    H3AsO4  + H2SO4 +  NO

Hướng dẫn giải

         

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

3As2S3   +  28HNO3 loãng + 4H2O  → 6H3AsO4  + 9H2SO4 +  28NO

Chú ý 3: Phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm

Ta phải viết riêng từng quá trình phản ứng đối với mỗi sản phẩm rồi cộng gộp lại sau khi đã nhân với hệ số tỉ lệ giữa các sản phẩm theo đề.

Ví dụ 1: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron

Mg + HNO3   → Mg(NO3)2  + N2 ↑ + N2O ↑ +  H2O

Biết tỉ lệ thể tích: N2: N2O=5:4

Hướng dẫn giải

         

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Theo đề: tỉ lệ thể tích: N2: N2O=5:4. Vậy ta nhân (1) cho 5 và nhân (2) cho 4 rồi cộng 2 phương trình lại ta được phương trình (3)

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

41Mg + 100HNO3   → 41Mg(NO3)2  + 5N2 ↑ + 4N2O ↑ +  50H2O

Ví dụ 2:  Cân bằng ph­ương trình phản ứng sau:

Fe  +  HNO3 loãng →    Fe(NO3)3  + N2­ + N2O­ + H2O

Biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2  là 20

      Hướng dẫn giải:

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Các phản ứng riêng:

10Fe  + 36HNO3   = 10Fe(NO3)3 + 3N2­ + 18H2O       (1)

8Fe  +   30HNO3   =  8Fe(NO3)3  +  3N2O­   + 15H2O   (2)

Để có tỉ lệ trên ta nhân phương trình (2) với 3 rồi cộng hai ph­ương trình, ta có:

34Fe  +  126HNO3 loãng  = 34Fe(NO3)3  + 3N2­ + 9N2O­ + 63H2O

Hoặc viết các nửa phản ứng riêng:

Fe  +  HNO3 loãng →    Fe(NO3)3  +  N2­ +  N2O­ + H2O

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Tỉ lệ thể tích: N2: N2O=1:3. Vậy ta nhân (1) cho 1 và nhân (2) cho 3 rồi cộng 2 phương trình lại ta được phương trình (3)

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

34Fe  +  126HNO3 loãng  = 34Fe(NO3)3  + 3N2­ + 9N2O­ + 63H2O

 Chú ý 4:  Đối với phản ứng oxi hóa – khử có hệ số bằng chữ

Xác định chính xác sự tăng, giảm số oxi hóa của các nguyên tố. Chú ý nhân chỉ số của nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa

     Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau:

Al + HNO3 →  Fe(NO3)3 + NxOy   + H2O

Hướng dẫn giải:

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau:

M + HNO3 →  M(NO3)n + NO2   + H2O

Hướng dẫn giải:

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Chú ý 5:  Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử có chất hữu cơ tham gia. 

Cũng tiến hành theo 4 bước. Nhưng ở bước (1) khi tính số oxi hoá của C cần lưu ý:

  • Phương pháp chung: Tính số oxi hoá trung bình của C.
  • Phương pháp riêng. Đặc biệt đối với những phản ứng chỉ có sự thay đổi số oxi hóa của nhóm chức, thì chỉ tính số oxi hoá của C nào có sự thay đổi số oxi hoá.

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Cách 1: Phương pháp chung

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

Cách 2: Phương pháp riêng

Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron

                             BÀI TẬP ÁP DỤNG

  1. Mg  + HNO3  ” Mg(NO3)2  + NO + H2O
  2. Al + H2SO4  ” Al2(SO4)3   + S + H2O
  3. Al + HNO3 ” Al(NO3)3  + N2 + H2O
  4. Fe  + HNO3  ” Fe(NO3)3  + N2O + H2O
  5. Al  + HNO3  ” Al(NO3)3  + N2 + H2O
  6. Al  + HNO3  ” Al(NO3)3  + NH4NO3 + H2O
  7. FeO  + HNO3  ” Fe(NO3)3  + N2O + H2O
  8. FeCO3  + HNO3  ” Fe(NO3)3  + N2 + CO2 + H2O
  9. S  + HNO3  ” H2SO4  + NO
  10. P  + KClO3  ” P2O5  + KCl
  11. KClO3   ” KCl  + O2
  12. NH3  + O2  ” N2  + H2O
  13. I2  + HNO3  ” HIO3  + NO + H2O
  14. FeSO4  + KMnO4 +  H2SO4 ” Fe2(SO4)3  + K2SO4 + MnSO4  + H2O
  15. H2SO4  + HI ” I2  + H2S  +  H2O
  16. Fe2O3   + H2 ” Fe + H2O
  17. NO2 + O2 + H2O ” HNO3
  18. NO2 + NaOH ” NaNO3 + NaNO2 + H2O
  19. KMnO4 + HCl ” KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
  20. MnO2 + HCl ” MnCl2 + Cl2 + H2O
  21. KClO3 + HCl ” KCl + Cl2 + H2O
  22. K2Cr2O7 + HCl ” KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
  23. H2SO4 + P ” H3PO4 + SO2 + H2O
  24. HNO3 + P ” H3PO4 + NO2 + H2O
  25. Fe3O4 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + NO + H2O
  26. HNO3 + P + H2O ” H3PO4 + N2O
  27. Fe3O4 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + NO2+ H2O
  28. Fe3O4 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + N2O+ H2O
  29. Fe3O4 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + N2 + H2O
  30. Fe3O4 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + NH4NO3+ H2O
  31. Fe3O4 + H2SO4 ” Fe2(SO4)3 + S + H2O
  32. Fe3O4 + H2SO4 ” Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
  33. Fe3O4 + H2SO4 ” Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  34. H2S + KMnO4 +H2SO4 ” S + K2SO4 + MnSO4 +H2O
  35. FeSO4 +K2Cr2O7 + H2SO4 ” Fe2(SO4)3  + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
  36. C2H4  + KMnO4 + H2O ” C2H6O2 + KOH +MnO2
  37. C8H8 + KMnO4 + H2O ” C8H10O2 + KOH + MnO2
  38. C2H4O + Cu(OH)2 + NaOH ” C2H3O2Na + Cu2O +H2O
  39. CH2O + Cu(OH)2 + NaOH ” Na2CO3 + Cu2O +H2O
  40. MnO2 + K2MnO4  + H2SO4 ” KMnO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
  41. Cl2 + KOH ” KCl + KClO3 + H2O
  42. NO2 + NaOH ” NaNO3 + NaNO2 + H2O
  43. FeS2 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
  44. FeS2 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
  45. FeS2 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + H2SO4 + N2O + H2O
  46. FeS2 + HNO3 ” Fe(NO3)3 + H2SO4 + N2 + H2O
  47. Cu2S + HNO3 ” Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
  48. Cu2S + HNO3 ” Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O
  49. Cu2S + HNO3 ” Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2O + H2O
  50. Al + HNO3 ” Al(NO3)3 + NO + NO2 + H2O
  51. Cu2S + HNO3 ” Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2 + H2O;
  52. Fe + HNO3 ” Fe (NO3)3 + N2 + N2O + H2O
  53. R + HNO3 ” R(NO3)n + NO + H2O
  54. M2CO3 + HNO3 ” M(NO3)n + N2O + CO2 +H2O
  55. MnBr2 + Pb3O4 + HNO3 ” HMnO4 + Br2 + Pb(NO3)2 + H2O
  56. CrI3 + KOH +Cl2 ” K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O