Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

Nhiệt miệng ở trẻ em hay còn gọi là bệnh viêm loét miệng có những triệu chứng sau: trẻ bị đau miệng, hay quấy khóc, ngủ không sâu, khó ngủ, bỏ ăn(1). Tình trạng này ở trẻ có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm loét miệng ở trẻ thường là những đốm loét nhỏ quanh miệng. Những đốm này có thể xuất hiện một mình hoặc thành cụm ở phía trong niêm mạc miệng, trong vòm họng, trên lưỡi hay ở trong khoang miệng. Nhìn bên ngoài, viêm loét miệng ở trẻ em có thể có hình tròn, hay hình bầu dục.

Khi miệng bé bị lở, vết loét khiến bé bị đau, rát, đặc biệt khi bé ăn do lúc này thức ăn cọ sát vào vết loét. Do đó, bé có thể thấy việc ăn uống làm bé bị đau và khó chịu, khiến bé bỏ ăn. Nếu bé bị đau vào ban đêm, viêm loét miệng ở trẻ nhỏ cũng có thể khiến bé khó ngủ sâu, dễ bị thức giấc do vết đau trong miệng.

Nguyên nhân khiến bé bị viêm loét miệng lưỡi(2): 

  • Bé bị lở miệng, viêm loét miệng Áp-tơ: Đây là những vết loét nhỏ, nông phát triển trên bề mặt niêm mạc miệng hoặc dưới bề mặt của nướu. Vết loét trong miệng có thể khiến người bệnh ăn uống và nói năng khó.(3) 
  • Trẻ bị nhiệt miệng do virus miệng Herpes Simplex: Loét miệng do chấn thương ở miệng hoặc do nhiễm virus (thường gặp nhất là virus Herpes miệng hay còn gọi là mụn rộp môi).(4) 
  • Vết thương ở miệng: Bé bị nhiệt miệng do niêm mạc miệng bị tổn thương. Lý do có thể bao gồm tác động cơ học vô tình như bé chải răng không đúng cách, lông bàn chải cứng chà xát vào niêm mạc miệng của bé hay bé vô tình tự cắn vào miệng, lưỡi của mình. Vì thế cha mẹ có thể tham khảo bàn chải đánh răng dành cho trẻ em của P/S với lông bàn chải siêu mềm, phù hợp với răng và miệng nhạy cảm của bé. 
  • Chế độ ăn: Do bé ăn hoặc uống thức ăn quá nóng gây bỏng, khiến bé bị viêm loét họng. Chế độ ăn không cân đối, thiếu các vitamin cần thiết như vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm và axit folic cũng có thể gây nhiệt miệng ở trẻ em(3). 
  • Bệnh truyền nhiễm khác: Loét miệng cũng có thể liên quan tới tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ hay những bệnh truyền nhiễm như chân tay miệng, thủy đậu, herpes.

Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần giúp bé vệ sinh răng miệng thường xuyên. P/S có dòng sản phẩm kem đánh răng cho trẻ như kem đánh răng P/S hương cam mê ly, kem đánh răng P/S hương dâu trái cây có thể giúp trẻ thích thú với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. 

Tham khảo thêm bài viết của P/S Việt Nam để tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng cho bé. 

Cha mẹ không nên tự ý chẩn đoán bệnh khi trẻ bị lở miệng mà nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận những hướng dẫn chuyên môn chăm sóc và theo dõi trẻ.

Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng. 

Nguồn: 

  1.  Mouth Ulcers in Children, Children’s Hospital Colorado 
  2.  Mouth Ulcer, St Louis 
  3. Canker Sore, Mayo Clinic Organisation 
  4.  Mouth Ulcers, Better Health, Australia, Victoria State Government 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

Nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng thường gặp khiến trẻ rất khó chịu. Các vết loét nhỏ ở niêm mạc môi, má, lưỡi khiến trẻ đau, dễ bị kích thích, lười ăn uống. Tình trạng này thường khiến cha mẹ lo lắng vì trẻ quấy khóc nhiều và ăn kém. Sau đây là một số thông tin về nhiệt miệng cũng như cách điều trị giúp các phụ huynh có thể tìm hiểu để giải tỏa bớt phần nào lo lắng.

Nội dung bài viết

  • 1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em
  • 2. Các triệu chứng thường gặp 
  • 3. Phân biệt loét áp tơ với các trường hợp khác
  • 4. Điều trị nhiệt miệng ở trẻ em
  • 5. Khi nào thì cần đem trẻ đi khám bác sĩ?
  • 6. Cách phòng ngừa nhiệt miệng

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng hay loét áp tơ miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị mất đi lớp màng nhầy bao phủ bên trên. Nguyên nhân chính xác của bệnh hiện nay vẫn chưa được biết chính xác. Có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm:

  • Một số loại thực phẩm có thể gây các tổn thương, chẳng hạn như: cà phê, sô cô la ,phô mai, quả hạch, trái cây cam quýt, khoai tây.
  • Stress.
  • Chấn thương do cắn trúng môi má lưỡi.
  • Chấn thương từ bàn chải đánh răng (chẳng hạn như trượt tay trong khi đánh răng).
  • Do sự cọ xát thường xuyên với răng nhọn.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Bỏng do ăn thức ăn nóng.
  • Kích ứng từ thuốc sát trùng mạnh, như nước súc miệng.
  • Nhiễm trùng miệng.
  • Nhiễm virus.
  • Phản ứng với một số loại thuốc.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch ( trẻ có thể đang mắc một bệnh nào khác).
  • Thiếu vitamin, bao gồm thiếu máu do thiếu sắt và thiếu folate, kẽm hoặc vitamin B12.
  • Dinh dưỡng kém.

>>> Xem thêm: Nhiệt miệng: Chuyện không biết ngỏ cùng ai!

Một số bệnh lý toàn thân có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ gồm:
  • Bệnh tự miễn.
  • Bệnh đường tiêu hóa tiềm ẩn như bệnh Crohn.
  • Giảm bạch cầu theo chu kỳ của loét miệng, sốt và giảm bạch cầu trung tính
  • Bệnh lý nhạy cảm với gluten.
  • Hội chứng sốt định kỳ (PFAPA); Trong đó trẻ bị sốt, viêm miệng, viêm họng cứ sau 2 – 8 tuần.
  • HIV.
  • Hội chứng Behcets, với viêm miệng dị ứng, loét sinh dục tái phát và tổn thương mắt.

Loét áp tờ thường thấy ở trẻ từ 10 đến 19 tuổi. Khoảng 1/3 trẻ có loét áp tơ, các tổn thương sẽ tiếp tục xuất hiện trở lại trong nhiều năm sau lần đầu. Một số vết loét ở trẻ nhỏ (dưới 10 tuổi) có thể liên quan đến nhiễm virus. Tốt nhất nên liên hệ với nha sĩ ngay khi có các triệu chứng.

2. Các triệu chứng thường gặp 

Các triệu chứng loét miệng thường có các đặc điểm sau:

  • Một hoặc nhiều vết loét đau ở niêm mạc miệng: môi, má, lưỡi, nướu.
  • Sưng đỏ xung quanh vết loét.
  • Gây đau.
  • Khó ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • Vết loét kích thích bởi thức ăn mặn, cay hoặc chua.
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc và có thể sốt.
  • Loét miệng thường biến mất sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

3. Phân biệt loét áp tơ với các trường hợp khác

    • Loét áp tơ là vết loét hình tròn trong mô mềm của miệng. Chúng có thể có màu đỏ, trắng hoặc xám. Các vết loét có thể gây đau đớn và ảnh hưởng việc ăn và ngủ, nhưng chúng không lây nhiễm. Loét áp tơ thường kéo dài trong 7 – 14 ngày. Nguyên nhân gây loét áp tơ có thể do: dị ứng thực phẩm, căng thẳng, thiếu vitamin và chấn thương cục bộ…
    • Viêm nướu miệng herpes: do nhiễm virus herpes simplex type 1. Bệnh dễ lây lan và xuất hiện dưới dạng mụn nước chứa đầy chất lỏng. Mụn nước có thể vỡ ra để lại các vết loét. Trong đợt bùng phát, trẻ có thể sốt, khó chịu và đau.
    • Bệnh tay, chân và miệng gây ra bởi virus Coxsackie. Trẻ em bị nhiễm virus thường bị loét đỏ nhỏ ở miệng và lòng bàn tay, bàn chân. Đôi khi cũng có thể bị phát ban ở chân và mông. Trẻ thường biểu hiện sốt và uể oải.
    • Hầu hết các vết loét do chấn thương và bỏng miệng xuất hiện màu đỏ lúc đầu và chuyển sang màu trắng khi lành.

4. Điều trị nhiệt miệng ở trẻ em

Loét miệng thường biến mất sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm bớt các triệu chứng của trẻ như:

  • Cho trẻ uống thuốc giảm đau. Chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, để điều trị đau và sốt. Không dùng ibuprofen cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ hơn 19 tuổi trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ. Uống aspirin có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Reye. Đây là một rối loạn hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Nó thường ảnh hưởng đến não và gan.
  • Cho trẻ dùng đồ lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau miệng.
  • Không sử dụng thức ăn cay hoặc có tính axit.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm cho trẻ. Tránh cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa natri lauryl sulphate.
  • Chỉ sử dụng các phương pháp điều trị sau nếu con bạn trên 4 tuổi: Đặt một lượng nhỏ gel gây tê vào vết loét miệng để giảm đau. Gel có thể gây ra cảm giác châm chích ngắn khi sử dụng.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc bằng baking soda và nước ấm. Cần theo dõi kỹ để tránh việc trẻ nuốt phải các dung dịch này. Ngoài ra, có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên sau để giảm tình trạng nhiệt miệng cho trẻ tại nhà:

4.1 Mật ong

Nếu trẻ trên một tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị loét miệng. Bôi mật ong vào vị trí vết loét vài lần trong ngày. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời, sẽ làm lành vết loét nhanh chóng.

Lưu ý: Không sử dụng mật ong nếu trẻ dưới một tuổi. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mật ong: Công dụng và những điều cần biết

4.2 Củ nghệ

Nghệ có thể được sử dụng để điều trị loét miệng ở trẻ em. Đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn của nó giúp chữa lành mọi vết thương . Để dễ dàng sử dụng có thể trộn nó với mật ong.

4.3 Dừa

Dừa có thể có ích trong việc điều trị vết loét. Bạn có thể bôi dầu dừa nguyên chất lên vết loét. Tuy nhiên, không sử dụng dầu dừa cho bé nếu bé nhỏ hơn 1 tuổi.

4.4 Lá húng quế

Lá húng quế cũng là một phương thuốc tuyệt vời khác cho điều trị loét miệng. Nó chứa dược tính có thể chữa loét trong nháy mắt.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

4.5 Nha đam

Nha đam cũng là một lựa chọn để chữa lành vết loét miệng ở trẻ em. Nó giảm đau và kháng khuẩn. Bạn có thể bôi gel lên vùng loét hoặc trộn với nước và dùng để rửa 3 lần/ ngày. Hãy sử dụng nước lạnh để trộn nha đam. Điều này giúp tăng việc giảm đau và trẻ cũng sẽ thích hơn. Chỉ nên thử nếu trẻ đã lớn và chỉ sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

4.6 Cam thảo

Bạn có thể ngâm một muỗng canh rễ cam thảo trong 2 cốc nước và cho trẻ súc 2 lần mỗi ngày. Nếu bạn có bột thì có thể trộn nó với ít bột nghê, mật ong và bôi lên vết loét. Cam thảo sẽ hoạt động như một chất khử khuẩn. Ngoài ra nó cũng có đặc tính chống viêm giúp giảm đau và sưng xung quanh vết loét. Tuy nhiên, phương thuốc này chỉ nên được thử cho các trẻ lớn.

Trong hầu hết các trường hợp, loét miệng giảm và biến mất mà không để lại bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đối với trẻ em. Các biện pháp này chỉ có thể giúp tăng tốc độ phục hồi của trẻ và giảm khả năng tái phát trong tương lai. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào.

5. Khi nào thì cần đem trẻ đi khám bác sĩ?

Hãy đem trẻ đến ngay bác sĩ khi có một trong những triệu chứng sau:

  • Vết loét miệng không lành trong 14 ngày.
  • Đau miệng nhiều hơn.
  • Khó nuốt.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng quanh vết loét miệng (mủ, tiết dịch hoặc sưng).
  • Dấu hiệu mất nước (nước tiểu ít, rất khát, khô miệng, chóng mặt).
  • Sốt.
  • Co giật do sốt.
  • Giảm cân nặng.
  • Đi tiêu ra máu hoặc chất nhầy.
  • Loét quanh hậu môn.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

5.1 Cách để kiểm tra tình trạng sốt của trẻ

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Có nhiều loại nhiệt kế kỹ thuật số khác nhau. Bao gồm loại dùng cho miệng, tai, trán (thái dương), trực tràng hoặc nách. Nhiệt độ tai thường không chính xác với trẻ trước 6 tháng tuổi. Không kiểm tra nhiệt độ miệng cho đến khi trẻ được ít nhất 4 tuổi.

Hãy cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế trực tràng vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Nó có thể gây lây truyền các vi trùng từ phân ra môi trường xung quanh. Thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất sản phẩm để sử dụng một cách chính xác. Nếu bạn không quen khi sử dụng nhiệt kế trực tràng, có thể đổi một loại khác

5.2 Một số chỉ số nhiệt độ cho biết bé đang sốt

Trẻ dưới 3 tháng tuổi:

  • Trực tràng hoặc trán: 100,4oF (38oC) hoặc cao hơn.
  • Nách: 99oF (37,2oC) hoặc cao hơn.

Trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng (3 tuổi):

  • Trực tràng, trán hoặc tai: 102oF (38,9oC) hoặc cao hơn.
  • Nách: 101oF (38,3oC) hoặc cao hơn.
Cần đem trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có dấu hiệu:
  • Nhiệt độ lặp lại từ 104oF (40oC) trở lên.
  • Sốt kéo dài hơn 24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Sốt kéo dài trong 3 ngày ở trẻ từ 2 tuổi trở lên.

6. Cách phòng ngừa nhiệt miệng

  • Ghi chép lại những yếu tố gây ra tình trạng loét miệng ở trẻ. Cố gắng tránh những thực phẩm có vẻ gây kích ứng miệng trẻ. Đó có thể là: các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số loại gia vị, thực phẩm mặn và trái cây có tính axit như dứa, bưởi và cam. Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào mà trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau bữa ăn và thường xuyên tránh sự tồn đọng thức ăn gây kích thích. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng cho các mô miệng. Tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
  • Bảo vệ miệng cho trẻ bằng cách tránh đưa các vật nhọn vào miệng. Khám nha sĩ để xử lý các vùng răng sắc nhọn.
  • Giảm căng thẳng ở trẻ. Một số tình trạng loét miệng ở trẻ có thể liên quan đến căng thẳng. Hãy tìm hiểu và giúp trẻ giảm căng thẳng bằng cách an ủi, quan tâm, chia sẻ với trẻ.
  • Tránh đưa trẻ đến các môi trường hay tiếp xúc với nơi có yếu tố lây nhiễm cao.

Nhiệt miệng ở trẻ có thể điều trị đơn giản. Vì nhiệt miệng hay khiến trẻ khó chịu, biếng ăn nên gây lo lắng cho nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể tìm các biện pháp đơn giản giúp giảm đau và tăng cường thể lực cho trẻ.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

1/  Mrunal, “Mouth Ulcers (Canker Sores) in Babies & Children”, đăng nhập ngày 20-09-2019 tại website http://www.parenting.firstcry.com

2/ Mayo clinic team, ” Canker sore”, đăng nhập ngày 03-04-2018 tại website http://www.mayoclinic.org

3/ Vincent Iannelli, MD , “Recurrent Mouth Ulcers and Canker Sores in Children”, đăng nhập ngày 07-05-2020 tại website http://www.verywellhealth.com

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

YouMed - Tin Y Tế duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ HONcode - 100% biên soạn bởi Bác sĩ, Dược sĩ

Health on the Net (HON) là một tổ chức y khoa quốc tế được thành lập vào năm 1995 tại Geneva, Thụy Sĩ. Từ đó đến nay, HON đã thực hiện chứng nhận cho các trang web y tế uy tín hàng đầu thế giới như WebMD, Mayo Clinic… Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (US National Library of Medicine - NLM) gợi ý chứng nhận “HONcode” là một trong những cơ sở để xác định sự tin cậy của một trang tin chuyên về y tế.

YouMed đã phải tuân thủ nghiêm ngặt 8 tiêu chí để có thể được HON chứng nhận. 2 tiêu chí nổi bật nhất là tất cả bài viết đều được dẫn nguồn chính thống và được viết bởi 100% Bác sĩ, Dược sĩ. Chính điều này tạo nên điểm khác biệt giữa YouMed và các trang web khác.