Ớt chuông trồng bao lâu có quả

Trồng ớt chuông như thế nào

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

Mục lục

×

Mục lục

      Ớt là một gia vị phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Người ta tin rằng ớt được trồng đầu tiên bởi người Trung và Nam Mỹ khoảng 7000 năm trước công nguyên và bây giờ có hơn 3000 giống loài ớt khác nhau từ ngọt nhẹ như ớt chuông đến cay dữ dội như ớt Carolina Reaper. Để đo độ cay của ớt người ta thường dùng một đơn vị gọi là đơn vị nhiệt Scoville Heat Units (SHU). Theo như bảng đo độ cay thì thấp nhất là 0 – 100 độ SHU là ớt không cay, còn cao nhất có thể lên đến 2.280.000 độ SHU.

     Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt, chúng có nguồn gốc từ Trung Mỹ và phía Bắc Nam Mỹ. Có 2 nhóm chính là nhóm quả khi còn xanh thì vỏ màu xanh đậm và chuyển sang màu đỏ khi chín. Còn lại là nhóm khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, cam, xanh lục, tím. Quả của chúng hình khối hoặc vuông, thịt quả dày, trọng lượng bình quân trên 100g/ quả, ăn hơi ngọt và không có vị cay.

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

Tác dụng của ớt chuông

         Trong ớt chuông có rất nhiều vitamin C. Một quả ớt chuông đỏ cung cấp 169% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày, nó cũng chứa nhiều B6, K1, vitamin A và E. Ăn ớt chuông giúp tăng cường thị lực, giảm thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Chúng cũng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra chúng con giúp giảm cân do có hàm lượng calo thấp và không chứa coleterol.

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

Trồng ớt chuông vào thời điểm nào?

          Bạn nên trồng vụ Đông – Xuân để cho năng suất cao nhất, gieo hạt khoảng tháng 8 đến tháng 9 và trồng vào tháng 10 và sẽ thu hoạch vào tháng 1 hoặc tháng 2. Bạn cũng có thể gieo hạt vào tháng 12 và trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu hoạch quả vào tháng 3 – 4. Chúng cho năng suất thấp hơn, dễ bị sâu bệnh nhưng giá sẽ cao hơn vì trái vụ.

Gieo hạt

          Trước khi gieo hạt ớt chuông bạn cần kiểm tra hạt giống và loại bỏ những hạt già, hạt hỏng. Sau đó bạn cho hạt vào túi, thêm một dung dịch thuốc tím đậm đặc trong 20 phút, rửa sạch bằng nước ấm để xử lý hạt giống khỏi nấm.

          Trộn giá thể ươm hạt giống bằng 1 phần phân chuồng + 1 phần tro bếp hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn với tỷ lệ 1:1:1. Bạn nên gieo trong các túi bầu hoặc hộp xốp, mỗi lỗ chỉ gieo 1 hạt, vừa đảm bảo được chất lượng cây con khỏe mạnh, đồng đều, vừa chủ động được thời vụ trồng, tránh ảnh hưởng của thời tiết.

          Những ngày đầu bạn nên tưới 2 lần 1 ngày bằng nước hơi ấm. Sau đó tưới 1 đến 2 ngày/ lần nhưng luôn đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng bình thường. Trước khi cây đen ra trồng thì ngừng tưới nước 1 đến 2 ngày cho cây để cây có thể cứng cáp. Khi cây cao khoảng 10 đến 12 cm là bạn đã có thể đem trồng. Trung bình khoảng 25 đến 30 ngày sau khi gieo hạt. Tưới đẫm trước khi nhổ khỏi khay để không bị vỡ bầu hoặc đứt rễ.

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

Chuẩn bị đất trồng

         Để trồng ớt chuông, bạn nên chọn loại đất thịt nhẹ đế trung bình hoặc đất pha cát, tơi xốp, dễ thoát nước, chúng có độ pH từ 5,5 đến 7. Để tránh nhiễm bệnh bạn không nên trồng trên ruộng đã trồng ớt cay, cà chua, khoai tây. Nếu trước đó có trồng trong nhà lưới thì bạn nên xử lý đất trước bằng cách rắc vôi bột hoặc dùng chất khử khuẩn.

         Vì trồng trong nhà lưới nên bạn sẽ không phải lo về ngập úng. Luống trồng ớt chuông sẽ rộng khoảng 1,4m và cao 30 – 35 cm. Sau đó bạn nên phủ một lớp màng để cho sâu bệnh không thể đẻ trừng vào trong đất.
          Màng phủ nông nghiệp giữ ấm mặt đất vào ban đêm, đặc biệt là trong mùa lạnh hoặc khi mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh, bộ rễ phát triển kém; màng phủ giúp duy trì nhiệt độ đất, bộ rễ phát triển tổn định, cây tăng trưởng khoẻ. Với chi phí đầu tư cao hơn có thể sử dụng bạt trải nền cho thời gian sử dụng lâu dài

Bón phân

        Để bón 1 sào Bắc bộ, bạn nên bón khoảng 20 đến 25 cân phân lân, 12 đến 15 đạm ure và 12 đến 15 kg phân kali sunphat, 700 – 800 kg phân chuồng. Nếu đất chua bạn nên bón thêm vôi bột để khử chua.

Lên luống

        Đục lỗ màng phủ với khoảng cách hàng cách hàng 70 cm và lỗ cách lỗ 60 cm, đường kính lỗ khoảng 8cm. Xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để trồng vừa đến ngang cổ rễ, ấn nhẹ cho chặt gốc. Tưới khoảng 1 lit nước cho mỗi gốc để ra rễ nhanh. Bạn có thể phủ rơm rạ hoặc cỏ khô lên xung quanh gốc.

Chăm sóc sau khi trồng

        Cây con mới trồng cần tưới nước để đất luôn ẩm, nhanh bén rễ. Bạn có thể dùng nước giếng hoặc nước mưa. Tránh sử dụng nước lạnh để tưới cây. Nên tưới vào buổi tối hoặc buổi sáng sớm trước khi nước bị bốc hơi. Bạn có thể sử dụng tưới nhỏ giọt trong nhà lưới để tiết kiệm thời gian và công sức, không làm trôi đất quanh gốc cây.

         Khi cây đã lớn hơn, bạn phải duy trì nhiệt độ ổn định trong nhà lưới và ngăn ngừa nấm mốc. Không khi phải khô thoáng không được ẩm ướt, tránh cho mầm bệnh phát triển. Nếu nhà lưới quá nóng phải sử dụng lưới che nắng hoặc thông thoáng. Ớt chuông ưa ẩm, chúng không chịu được đất khô ngay cả trong thời gian ngắn. Giữ ẩm cho đất thường xuyên nhất là thời kỳ ra trái. Độ ẩm tối ưu trong nhà lưới khoảng 60 – 75%.

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

        Ớt chuông cũng rất cần ánh sáng, vào mùa đông bạn có thể sử dụng đèn để bổ sung ánh sáng cho cây. Chúng cần tiếp xúc với ánh sáng ít nhất 14 giờ một ngày.

        Sau khi trồng khoảng 10 đến 12 ngày ta có thể bón thúc cho ớt chuông bằng các loại phân khoáng như lân 15g, kali 10g, đạm 10g trong 10 lít nước. chúng sẽ đủ cho 6 đến 7 lỗ. Bạn nên bón 2 tuần 1 lần. Đất cũng cần được xới thường xuyên để rễ được bão hòa oxi. Vì rễ của ớt chuông ngay gần mặt đất nên bạn phải hết sức cẩn thận, tránh làm chết rễ.

          Khi cây được khoảng 30 đến 40 cm bạn nên cắm cọc và buộc cành vào để tránh bị gẫy cây sau khi có quả. Hoạc bạn cũng có thể làm giàn cho toàn bộ khu vườn. Sử dụng vải mềm để buộc, chúng sẽ không gây hại cho thân cây.

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

           Loại bỏ những tán lá thừa, các cây không được chèn ép nhau. Khi cây đạt chiều cao 25 đến 30 cm bạn hãy bấm ngọn. Chúng sẽ giúp cho sự phát triển của các chồi phía xung quanh.

           Thụ phấn là yêu cầu bắt buộc trong nhà lưới là làm cho cây sinh sản. Bạn có thể sử dụng một số loại côn trùng nhưng thường là ong vò vẽ. Ngoài ra bạn cũng có thể thụ phấn thủ công. Nên thực hiện 2 – 4 lần 1 tuần.

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

Thu hoạch

         Ớt chuông không có độ chín cố định, bạn có thể hái ngay khi còn xanh hoặc khi đã chuyển sang màu đỏ cam hoặc đỏ. Khi thu hoạch ớt chuông bạn phản cẩn thận, không nên kéo chúng để hái. Thay vào đó hãy sử dụng kéo hoặc máy cắt tỉa bằng tay tránh dập quả sẽ không bảo quản được lâu.

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

 

Ớt chuông trồng bao lâu có quả

Phương pháp trồng cà chua trong nhà kính

Cà chua là một trong những loại thực phẩm phổ biến ở nước ta, nó luôn xuất hiện trong căn bếp của mỗi gia đình...

Trồng dâu tây trong nhà kính

Dâu tây là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên khắp thế giới. Vị ngọt mát miệng của chúng rất sảng khoái và cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt...