Tập thể dục có giảm huyết áp không

Chúng ta đều biết tập thể dục tốt cho sức khoẻ, giúp ngủ ngon, ăn khoẻ, tinh thần thoải mái, tăng sức đề kháng. Nhưng điều đó liệu có đúng với người bệnh tăng huyết áp hay không? Thực tế, tập thể dục đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người bị tăng huyết áp. Vậy cụ thể đó là những lợi ích gì, những bài tập nào phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn tham khảo nhé!

Lợi ích của việc tập thể dục với bệnh nhân tăng huyết áp

Tim của bệnh nhân tăng huyết áp thường phải hoạt động nhiều hơn, nên dẫn đến tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Chính vì vậy, những người tăng huyết áp càng cần tập thể dục để giúp hệ tim mạch hoạt động dẻo dai và mềm mại hơn, giúp sự tuần hoàn máu và trao đổi chất các bộ phận trong cơ thể nhanh chóng và đều đặn. Các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan và các cơ bắp cũng nhận được lượng máu tương thích với nhu cầu.

Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thể thao còn giúp tinh thần người bệnh thêm sảng khoái, nhanh nhẹn và yêu đời hơn, hỗ trợ tốt quá trình phục hồi khi mắc bệnh.

Vậy nên, bạn cần chọn môn thể thao phù hợp để lên kế hoạch rèn luyện đều đặn và vừa với sức khoẻ hệ tim mạch, tránh việc tập nặng quá hay nhẹ quá.

 Các bài tập thể dục tốt cho sức khỏe người bệnh tăng huyết áp

Đây là hình thức luyện tập rất phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp thực hiện với cường độ 5 – 7 buổi/ tuần, mỗi buổi 40 – 60 phút. Kết hợp hài hòa giữa đi bộ nhanh với tốc độ # 100 bước/phút, đi bộ thong thả # 70 bước/phút và các khoảng nghỉ vài phút. Nên tập vừa sức, khi thấy bắt đầu ra mồ hôi hay “mồ hôi ra sâm sấp” là đến lúc dừng lại. Nếu vào ngày lạnh, bạn nhớ mặc đủ ấm và bỏ bớt áo khoác sau khi người nóng dần lên.

Tập thể dục có giảm huyết áp không

Người tăng huyết áp có thể đi bộ hằng ngày để tăng cường sức khoẻ  

Dạng bài tập này rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp, tuy nhiên cần được thực hiện từ từ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi bộ nhanh, sau đó chuyển sang chạy bước nhỏ để cơ thể thích nghi dần. Thời gian đầu, bạn nên áp dụng luân phiên giữa chạy và đi bộ nhanh đến khi cơ thể duy trì được việc chạy liên tục.

Bạn có thể chạy bộ 20 – 30 phút/buổi và 3 – 4 buổi/ tuần.

Hai kiểu tập luyện này rất tốt cho sức khoẻ người bị tăng huyết áp, đặc biệt là bệnh nhân trung niên và cao tuổi. Khí công và thái cực quyền giúp tăng cường sức khoẻ toàn thân nhờ tác động vừa trực tiếp vừa nhẹ nhàng đến hệ hô hấp và tim mạch. Hai phương pháp này còn giúp bạn tăng tự tin và lạc quan, giải toả tâm lý một cách hiệu quả.

Cách kết hợp tập luyện với chế độ sinh hoạt lành mạnh

Để có thể phát huy hiệu quả từ việc luyện tập thể dục thể thao, bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, cụ thể như sau:

– Luôn ăn đủ bữa nhưng không ăn quá nhiều hay quá muộn,

– Ăn nhạt: dưới 2 g muối/ ngày (ít hơn nữa muỗng canh), không nên ăn các loại mắm, khô, dưa muối…

– Ăn nhiều rau, trái cây

– Hạn chế chất béo bão hòa, là loại chất béo có nhiều trong mỡ động vật

– Bổ sung chất béo thực vật giúp giảm lượng cholesterol, các axit béo không no MUFA, PUFA giúp cải thiện cấu trúc mạch vành, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các loại này có thể tìm thấy trong các loại sữa chuyên biệt dành cho người cao tuổi.

– Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, và các chất kích thích

– Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh thức khuya, stress.

– Nên giảm cân khi bị thừa cân, béo phì .

Có vài lưu ý trong quá trình luyện tập bạn cần chú ý như:

  • Uống nước trước, trong và sau khi tập để cơ thể không bị mất nước;
  • Luôn khởi động cơ thể khi bắt đầu tập;
  • Nên luyện tập đều đặn.
  • Nên rủ người khác cùng tham gia để thêm phần vui vẻ cũng như được hỗ trợ hay động viên khi cần thiết.

Tập thể dục có giảm huyết áp không

Lưu ý uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập để tránh mất nước

Ngoài chế độ sinh hoạt và tập luyện, bạn cũng đừng quên tự theo dõi huyết áp mỗi ngày và đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để kiểm soát mức huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra nhé.

BS Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Huyết áp cao có thể dẫn đến một số biến chứng chết người như suy tim, đột quỵ.

Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc do tập thể dục không đủ.

Thói quen sống đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Nguy cơ cao huyết áp có thể được giảm xuống bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp bằng cách thường xuyên thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà.

Theo Mayo Clinic, tập thể dục rất quan trọng để duy trì huyết áp khỏe mạnh. Các bài tập thể dục tốt nhất cho bệnh nhân tăng huyết áp là các bài tập tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim (aerobic).

• Đi bộ

• Chạy bộ 

• Sử dụng xe đạp tập thể dục tại nhà

• Khiêu vũ

Hoạt động thể chất 150 phút một tuần, nghĩa là khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, có thể làm giảm huyết áp khoảng 5 - 8 mmHg nếu bị huyết áp cao.

Tập thể dục có giảm huyết áp không

Cần phải khám sức khỏe và theo dõi huyết áp thường xuyên

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Điều quan trọng là phải tập thường xuyên vì nếu ngừng tập thể dục, huyết áp có thể tăng trở lại.

Nếu không có nhiều thời gian, có thể tập 3 lần, mỗi lần 10 phút, cũng sẽ đạt được hiệu quả như một buổi tập 30 phút.

Ngoài ra, nếu phải ngồi tại chỗ liên tục nhiều giờ, hãy cố gắng giảm thời gian ngồi xuống. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ít vận động có thể gây ra nhiều chứng bệnh. Nên cố gắng dành 5 - 10 phút hoạt động thể chất cường độ thấp mỗi ngày.

Nếu bị huyết áp cao, tập thể dục có thể giúp người bệnh tránh phát triển bệnh nặng hơn. Nếu đã bị tăng huyết áp, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm huyết áp xuống mức an toàn hơn, theo Express.

Huyết áp cao thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì các triệu chứng thường chỉ biểu hiện khi huyết áp của người bệnh tăng lên rất cao.

Các triệu chứng huyết áp cao phổ biến nhất bao gồm tức ngực, tiểu ra máu và đau đầu dữ dội.

Việc khám sức khỏe cũng rất quan trọng. Những người lớn trên 40 tuổi nên kiểm tra huyết áp của họ thường xuyên, theo Express.

Tin liên quan