Thị trường lốp xe Việt Nam

Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam Võ Hoàng An cho biết, trong những sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến cao su, lốp xe có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 1,1 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 51,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản phẩm lốp xe Việt Nam đã có mặt ở 140 quốc gia trên thế giới, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường chủ lực (chiếm gần 60%) với kim ngạch ước đạt gần 650 triệu USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư sản xuất săm lốp tại Việt Nam với công nghệ hiện đại đang ngày càng mở rộng hệ thống đại lý và thâm nhập nhiều hơn vào các cửa hàng bán lẻ. Cùng với đó, hiện có nhiều sản phẩm săm, lốp ngoại nhập trên thị trường có xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc…

Thị trường lốp xe Việt Nam
Cao su Đà Nẵng, một trong những thương hiệu lớn xuất khẩu lốp xe.

Giải thích thêm về sự phát triển của ngành lốp xe Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su nhựa TP.HCM cho biết thời gian qua, ngành cao su - nhựa Việt Nam hưởng lợi khi có nhiều đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc sang, nhất là mặt hàng lốp xe. Điều đó giúp Việt Nam trở thành một trong 10 nước xuất khẩu lốp xe nhiều nhất sang Mỹ, trong đó lốp xe tải nhẹ Việt Nam xếp thứ ba trong những nước cung cấp cho thị trường Mỹ. Hiện Việt Nam có hai nhà sản xuất lớn nằm trong 75 nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới là DRC và Casumina.

Dù kim ngạch xuất khẩu nhiều, ngành lốp xe Việt Nam tăng trưởng mạnh, nhưng các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Điển hình, ngay khi nhận thấy sản phẩm lốp xe Việt Nam và một số nước có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mở cuộc điều tra nhằm xác định liệu lốp xe từ Việt Nam có bị bán với giá thấp hơn mức giá hợp lý hay không. Sau gần 1 năm tìm hiểu, cuối tháng 5/2021, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với lốp xe ô tô nhập khẩu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

Kết quả là khá tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lốp xe của Việt Nam tại thị trường Mỹ, thị trường lớn nhất đối với ngành sản xuất lốp xe. Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp (chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe ô tô của Việt Nam sang Mỹ) vẫn được xác định không bán phá giá (không bị áp thuế chống bán phá giá). Các doanh nghiệp còn lại bị áp mức thuế là 22,3%. Và mức thuế trợ cấp được xác định cho các doanh nghiệp Việt Nam từ 6,23% đến 7,89%, thấp nhất trong số các nước, vùng lãnh thổ bị điều tra trong cuộc điều tra phòng vệ thương mại này. Kết luận này cũng bảo vệ lợi ích của ngành cao su của Việt Nam khi khoảng 80% cao su tự nhiên khai thác tại Việt Nam được sử dụng để sản xuất lốp xe.

Thực tế, có tình trạng một số hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam rồi dán nhãn sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba. Riêng săm lốp xe, để xuất khẩu sang Mỹ có điều kiện ngặt nghèo là doanh nghiệp phải có mã số DOT và để vào Mỹ, các doanh nghiệp có nhà đại diện ở Mỹ xin mã DOT này. Do đó, khó có chuyện Việt Nam nhập săm lốp xe Trung Quốc về dán nhãn sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Theo các chuyên gia, triển vọng cho ngành sản xuất lốp xe Việt là rất sáng sủa. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành cao su, nhựa vẫn còn lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, thiết bị của doanh nghiệp nước ngoài. Đây hiện vẫn là trở ngại lớn.

Thị trường lốp xe Việt Nam

DSTAR đang hoạt động mạnh mẽ trên thị trường lốp tải

Gam màu sáng - tối của chặng đường 2020 - 2021

Trong điều kiện bất lợi từ việc phong tỏa, chậm lưu thông toàn cầu, sản lượng tiêu thụ lốp xe có sự chênh lệch từng khu vực, thời điểm; một số doanh nghiệp săm lốp Việt vẫn ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng nhờ sự phục hồi sau đại dịch của châu Mỹ, châu Á. Thị trường ngành sản xuất săm lốp cũng như ô tô trong nước được ưu ái bởi nhiều chính sách công. Hay săm lốp Trung Quốc vẫn chưa được lưu thông trở lại đến các thị trường lớn.

Một số doanh nghiệp sản xuất lốp nội địa như DSTAR hay DRC đã nhanh chóng khai phá một số thị trường mới giới thiệu các dòng sản phẩm có ưu thế như lốp tải nhẹ, lốp xe khách đường dài để tối ưu chi phí.

Song song với đó, những khó khăn kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực hơn cả với thị trường nội địa như: chi phí vận chuyển tăng cao, giá thành vật liệu biến động và nhu cầu thị trường nội địa giảm đáng kể. Số liệu cho thấy đến quý III/2021, nhịp tiêu dùng mới trở lại với ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng như phụ kiện khi sức mua tăng trở lại, ghi nhận mức 4%.

Tuy nhiên, đây đều là những nhận định và xu hướng không ổn định, và theo nhận định từ các chuyên gia, doanh nghiệp săm lốp cần sẵn sàng các phương án để không bị động trong năm 2022. 

2022 - doanh nghiệp Việt đang “ấp ủ” những chiến lược mới nào

Theo các tổ chức thống kê tiêu dùng, năm 2022, thị trường xuất khẩu tạm ổn định, nhưng thị trường nội địa lại đang là bài toán cần lời giải. Khảo sát cùng nhiều khách hàng và đối tác doanh nghiệp lâu năm, DSTAR - thương hiệu lốp radial đường dài nổi bật tại Việt Nam đánh giá, có bốn xu hướng mà nhiều doanh nghiệp Việt theo đuổi trong giai đoạn tới.

Thị trường lốp xe Việt Nam
Doanh nghiệp - DSTAR - Đại lý - Mạng lưới bền chặt hỗ trợ cùng phát triển

Thứ nhất, 60% doanh nghiệp cho biết họ sẽ lựa chọn phụ kiện xe mang tính đa năng hơn, giúp sử dụng đa mục đích giảm các chi phí vận hành. Thương hiệu DSTAR cho hay, năm 2021 doanh nghiệp cũng nhận thấy khách hàng quan tâm đến các dòng lốp xe có thể sử dụng được cho xe tải, xe khách chung như DR11 hay DR12 thay vì các dòng chỉ dành riêng cho một loại xe.

Thứ hai, khách hàng cân nhắc nhiều hơn đến hiệu quả vận hành để giảm các chi phí bảo hành hay bảo trì phụ kiện xe. Ghi nhận từ DSTAR với sản phẩm lốp xe, thay vì duy trì lốp xe với độ bền 70,000 km/vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn lốp 120.000 km để xe hoạt động liên tục nhưng vẫn ổn định.

Thứ ba, dù còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng đầu tư cho sản phẩm mới, vừa tăng hiệu suất hoạt động vừa giúp kết nối với xu hướng hiện đại. Khảo sát cho thấy có 20% doanh nghiệp đang cân nhắc việc thay đổi các dòng lốp Bias sang Radial trong năm nay để cải thiện về năng suất, tuổi thọ lốp, giúp tối ưu cảm giác lái và giảm các tác động xấu đến môi trường.

Và cuối cùng là tính liên kết; trong hoàn cảnh khó khăn hơn, nhiều doanh nghiệp chọn cách hợp tác và hỗ trợ để cùng phát triển, đào tạo và tạo nên các giá trị cộng đồng. Hiện nay DSTAR đang phát triển hệ thống kết nối với hàng trăm khách hàng doanh nghiệp lớn nhỏ để tạo nên các chuỗi giá trị chung.

DSTAR sẵn sàng những vòng lăn mới

Duy trì mức tăng trưởng ổn định nhiều năm, DSTAR đặt cho mình những mục tiêu dài hạn và nắm bắt kịp thời các thay đổi từ thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm vẫn là cốt lõi khi DSTAR cải tiến dây chuyền sản xuất để tăng năng lực cung ứng thêm 30%. Một số dòng lốp radial của DSTAR được phát triển để hoạt động ổn hơn 15% so với dòng lốp tiền nhiệm, phù hợp nhiều loại xe hay mục đích sử dụng hơn.

Phát triển hệ thống Đại lý lớn và nhỏ có thể vận hành độc lập, từ đó khách hàng của DSTAR có thể chủ động hơn với việc tiếp cận sản phẩm hay các chính sách mới.

Thị trường lốp xe Việt Nam
Lốp xe tải, xe khách - những sản phẩm được quan tâm cải tiến hàng năm

DSTAR còn định rõ môi trường là một trong các tiêu chí quan trọng để phấn đấu với việc: giảm nguồn năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất, phát triển nghiên cứu các công nghệ mới để lốp có vòng đời tốt hơn, hạn chế tiêu hao nhiên liệu hay tạo khí thải.

Năm 2022 vẫn còn nhiều ẩn số cần doanh nghiệp săm lốp Việt chủ động khai phá và thích ứng. Điều quan trọng vẫn là sự đầu tư, tính kiên trì và khả năng nắm bắt thị trường của mỗi một thương hiệu.

Là thương hiệu lốp xe Việt với định hướng sản phẩm dành riêng cho xe tải và xe khách đường dài, DSTAR mang theo những cải tiến công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, kết hợp với nhu cầu thực tế của thị trường Việt để tạo nên những sản phẩm chất lượng.

Tìm hiểu về thương hiệu: www.dstartires.vn