Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường

Bài & ảnh: NGUYỄN VĂN HAI

Mỗi năm vào vụ trồng sắn, người dân huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng hơn 5.000 ha, cùng với đó, sử dụng hàng nghìn chai, bao thuốc bảo vệ thực vật để diệt cỏ. Sau khi lấy hết thuốc, bà con vứt vỏ chai, bao bì bừa bãi khắp nơi trên nương rẫy và khe suối. Điều đáng lo ngại là hiện có rất nhiều người dân đang lấy nước sinh hoạt chủ yếu từ các con suối nhỏ này.

Lạm dụng thuốc

Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, mỗi vụ sắn chỉ sử dụng từ 2 - 4 lít thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phun phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, bình quân các hộ ở miền núi tỉnh Quảng Trị sử dụng từ 15 - 20 lít/vụ. Anh Hồ Văn Hia ở xã A Túc cho biết, gia đình trồng được gần hai ha sắn, mỗi vụ anh phun hơn 20 lít thuốc diệt cỏ. Ngày trước, để phát sạch cỏ trên diện tích một ha nương rẫy phải mất hơn 20 ngày công lao động, nay sử dụng một chai thuốc diệt cỏ có giá khoảng 80 nghìn đồng, một người bơm phun trong khoảng 40 phút sẽ làm sạch các loại cỏ với diện tích trên. Nhanh và giảm bớt công sức bỏ ra, đó là lợi ích trước mắt nhưng ít người hiểu và ý thức rằng, lạm dụng thuốc diệt cỏ để canh tác một cách tràn lan sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là nguồn nước sinh hoạt.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hồng Phương cho biết: Tình trạng nhiều người dân ở miền núi sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt cỏ để khai quang, các loại thuốc BVTV phun phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng đang gây nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng lẫn người sinh sống ở khu vực chung quanh. Tồn dư các loại thuốc BVTV sẽ tích lũy trong cơ thể người và gây nên một số loại bệnh, ảnh hưởng về sau là rất lớn.

Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường

Vỏ chai đựng thuốc diệt cỏ sau khi sử dụng bị vứt xuống các con suối trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị).

Rước họa vào thân

Tại rẫy sắn của một gia đình ở xã A Dơi, nhìn cách một người lao động phun thuốc diệt cỏ, chúng tôi không khỏi lo ngại trước những nguy hại về sức khỏe khi anh tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV. Bằng đôi tay trần, anh mở nắp vỏ chai thuốc diệt cỏ có nhãn hiệu VIFOSAT rồi đong theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Trong lúc pha chế, không ít lần anh bị loại thuốc độc hại này rơi vào tay, chân. Chưa kể, chắc để tiện tay, vỏ chai thuốc diệt cỏ bị vứt luôn xuống bìa rẫy. Sau khi phun xong, anh đưa bình bơm xuống con suối gần đó xúc rửa. Thả bình bơm xuống nước, dung dịch mầu trắng đục bên trong bình nhanh chóng loang trắng ra chung quanh, mùi hóa chất nồng nặc bốc lên rất khó chịu. Quan sát dọc con suối, chúng tôi thấy rất nhiều vỏ chai, bao bì thuốc BVTV nổi lềnh bềnh trên mặt nước, trong bụi cây. Nước ở con suối này gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người dân quanh vùng bởi sự ô nhiễm của thuốc BVTV, nhưng họ vẫn phải sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày...

Theo Trưởng Trạm y tế xã A Xing (Hướng Hóa) Nguyễn Trung: Qua thống kê trên địa bàn, người dân thường mắc các bệnh về đường tiêu hóa, sỏi thận, trong đó có những trẻ em mới năm tuổi đã bị sỏi thận. Hơn 50% phụ nữ bị viêm phụ khoa, nhiều trường hợp phụ nữ sinh non do thường xuyên tiếp xúc, sinh sống ở vùng đất sử dụng thuốc diệt cỏ.

Nhiều y bác sĩ làm việc tại các trạm y tế ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Ðakrông cũng cho biết, thời gian gần đây, một số người dân đến khám bệnh do bị choáng sau khi bơm thuốc diệt cỏ, sử dụng các loại thuốc BVTV mà không mang đồ bảo hộ… Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ vỏ chai, bao bì thuốc BVTV, cần nâng cao ý thức sử dụng của người dân. Vì vậy, cùng với hướng dẫn sử dụng hiệu quả các loại thuốc BVTV, các ngành chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị cần tăng cường tuyên truyền để bà con thấy được tác hại của thuốc BVTV, từ đó sử dụng đúng cách, thu gom vỏ chai, bao bì tiêu hủy đúng quy định.

Moitruong.net.vn – Chỉ tính riêng trên cây lúa đã có tới 3.321 loại thuốc BVTV; đối với rau cũng có 260 sản phẩm. Các chuyên gia cảnh báo, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đang ở mức báo động, thậm chí một số nơi, nông dân “nghiện” sử dụng thuốc BVTV.

Qua gần 60 năm hình thành phát triển, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của hệ thống ngành bảo vệ thực vật (BVTV) góp phần đưa đất nước trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp với tổng giá trị 36,2 tỷ USD năm 2017, trong đó, ngành trồng trọt chiếm tới 20 tỷ USD về giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Là một đất nước khí hậu nhiệt đới, có nền nông nghiệp phát triển, việc sử dụng thuốc BVTV là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc BVTV đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Thậm chí, nhiều loại nông sản đã phải mang tiếng trên thi trường quốc tế vì có tồn dư thuốc trừ sâu quá mức cho phép.

Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường

Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV sử dụng trên cây trồng đang ở mức báo động (ảnh minh họa)

Thực tế, thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, năm 2017, Việt Nam chi tới 989 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu, tăng 36,4% so với năm 2016. Theo đó, nguồn nhập chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm tới 52,6% tổng giá trị của mặt hàng này.

9 tháng đầu năm 2018, tuy lượng nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên liệu có giảm so với cùng kỳ năm 2017, nhưng Việt Nam vẫn chi tới 681 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 49,4% tổng giá trị nhập khẩu.

Trung bình khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500-700 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu và thuốc trừ sâu từ Trung Quốc. Trong số này, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000 tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn), ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng khoảng 900 tấn. Riêng mặt hàng thuốc trừ cỏ được sử dụng trên mọi đối tượng cây trồng, trong đó dùng trên lúa là nhiều nhất.

Thống kê cũng cho thấy, chỉ tính riêng trên cây lúa đã có tới 3.321 loại thuốc BVTV; đối với rau cũng có 260 sản phẩm thuốc BVTV. Các loại cây lấy quả như điều, hồ tiêu, cà phê cũng phải chịu tới hàng chục loại thuốc BVTV/giống cây.

Báo động tình trạng lạm dụng thuốc BVTV

Thuốc trừ cỏ hiện nay vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện sức lao động cho người nông dân. Ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ, dẫn tới nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

Vì vậy, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc trừ cỏ là một yêu cầu đặc biệt cấp bách hiện nay.

Thuốc trừ cỏ có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu không có tác động của các biện pháp bảo vệ thực vật, sâu bệnh hại và cỏ dại thì năng suất cây trồng có thể giảm tới 70-75%, trong đó riêng cỏ dại làm giảm năng suất 40-45%.

Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường

Việt Nam xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc BVTV như một thói quen

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), mặc dù pháp luật về quản lý thuốc trừ cỏ đã khá đầy đủ, đồng bộ, hài hòa với các nước trong khu vực và trên thế giới; bên cạnh đó, công nghệ để phân tích, kiểm định chất lượng về thuốc BVTV cũng từng bước được nâng cao. Thế nhưng, sản xuất của Việt Nam còn nhỏ, manh mún, hiểu biết của người sử dụng thuốc còn hạn chế, người nông dân hiện vẫn đang sử dụng thuốc dựa vào thói quen.

Trong khi đó, số lượng cửa hàng và người buôn bán thuốc còn quá nhiều, điều kiện kinh doanh còn lỏng lẻo, lực lượng thanh tra mỏng. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng thuốc trên địa bàn quản lý chưa được quan tâm và phát huy đúng mức.

Để quản lý, sử dụng thuốc trừ cỏ một cách hiệu quả, ông cho rằng, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thuốc theo hướng chặt chẽ, đủ sức răn đe, có thể áp dụng kỹ thuật camera giám sát việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng để phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm. Ngoài ra, cùng với loại bỏ các thuốc độc hại cần bố trí kinh phí và thực hiện việc đánh giá, phát hiện các thuốc kém chất lượng, hiệu lực thấp để loại bỏ khỏi Danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam, ông cho hay.

Theo các chuyên gia trong ngành, Việt Nam cần có lộ trình để giảm thiểu lượng thuốc BVTV dùng trên cây trồng, khuyến khích sử dụng các loại thuốc BVTV thân thiện môi trường, ít độc hại và loại bỏ các loại thuốc đã bộc lộ nhiều nhược điểm, hạn chế.

An Nhiên

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của người dân mà tình trạng ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật và bài toán nan giải ở nước ta suốt nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ở một giới hạn nhất định cũng mang đến cho nền nông nghiệp nhiều lợi ích. Song việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật lại là mối nguy hại đối với môi trường. và sức khỏe con người. Có thể kể đến như làm ô nhiễm môi trường đất, nước, tiêu diệt các vi sinh vật có ích, gây ra nhiều dịch bệnh, đe dọa sức khỏe con người… Mặc dù vậy nhưng con người lại không ý thức được mức độ nguy hại này mà sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, tùy tiện pha chế hỗn hợp khi sử dụng, bao bì, chai lọ đựng thuốc vứt bừa bãi trên đồng ruộng, lượng thuốc dư thừa sau khi sử dụng được đổ trực tiếp vào nguồn nước, ven đường…

Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường

Một vấn đề đáng lo ngại nữa là hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật với đa dạng các loại thuốc khác nhau. Điều đáng nói, phần lớn các cơ sở kinh doanh đều là tự phát, không được cấp phép. Cơ sở kinh doanh thiếu cơ sở vật chất, không có kinh nghiệm, kinh doanh thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc… cũng là những nguyên nhân khiến người dân sủ dụng thuốc vô tội vạ, thiếu khoa học, tiềm ẩn gây nguy hại đến môi trường, đe dọa cuộc sống cộng đồng.

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật nghiêm trọng như hiện nay, chúng tôi khuyến cáo:

– Người dân cần ý thức hơn trong việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

– Các cơ quan chức năng cần vào cuộc, quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trên các địa bàn.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả.