Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Nguyên nhân sau sinh đi tiểu nhiều lần là gì? Tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát sau sinh có nguy hiểm không? Dược sĩ Omi Pharma sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân tiểu không kiểm soát sau sinh và sau sinh đi tiểu nhiều lần phải làm sao. 

1. Mẹ sau sinh đi tiểu nhiều lần nguyên nhân vì sao?

Rất nhiều chị em gặp tình trạng đi tiểu nhiều sau sinh và cảm thấy khá bối rối, khó chịu mà không biết phải làm sao.  Mẹ sau sinh đi tiểu nhiều là vấn đề chung của nhiều chị em kể cả sinh thường hay sinh mổ đều có thể gặp. 

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
Sau sinh tiểu nhiều lần nguyên nhân tại sao?

Sau sinh tiểu nhiều lần là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn đường tiểu. Chị em có thể gặp tình trạng bí tiểu, tiểu són, tiểu rắt. Ngay sau khi sinh từ 3-4h chị em đã có thể bị rối loạn đường tiểu. Nguyên nhân tiểu nhiều sau sinh thường là do:

  • Tác dụng phụ của thuốc gây mê, thuốc gây tê, thuốc giảm đau
  • Kích thước thai nhi quá lớn
  • Đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang, niệu đạo khi chuyển dạ gây ứ đọng nước tiểu
  • Bàng quang giãn quá nhiều gây mất trương lực co thắt
  • Chỗ khâu tầng sinh môn bị sưng khiến chị em không dám rặn tiểu vì sợ đau
  • Căng thẳng thần kinh quá mức dẫn đến bí tiểu

Các triệu chứng sau sinh đi tiểu nhiều lần các chị em thường gặp như:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày cả ngày lẫn đêm
  • Nước tiểu rò rỉ ngay cả khi không có cơn buồn tiểu
  • Dễ rò nước tiểu khi ho, cười lớn, vận động mạnh, hắt hơi, thay đổi tư thế ngồi
  • Són tiểu khi quan hệ tình dục
  • Đi tiểu dễ bị đau rát vùng kín, đau bụng dưới

2. Tiểu không kiểm soát sau sinh có nguy hiểm không?

Tiểu không kiểm soát sau sinh hay còn gọi là tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh là vấn đề rất nhiều chị em gặp phải. Nếu tình trạng tiểu không kiểm soát kéo dài sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt và đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tiềm ẩn bệnh lý nào đó, cụ thể là rối loạn chức năng bàng quang, viêm đường tiết niệu, xơ cứng tủy sống, hội chứng chèn ép tủy sống. 

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
Tiểu không kiểm soát sau sinh ở phụ nữ

Phần lớn các chị em sau sinh mắc chứng tiểu không kiểm soát là do các cơ xung quanh niệu đạo và bàng quang yếu đi. Một số chị em khi sinh phải dùng tới phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ dẫn tới vùng đáy chậu có cảm giác tê cứng cũng dẫn tới tiểu không tự chủ. 

Tiểu không tự chủ có triệu chứng điển hình là mất kiểm soát trong việc tiểu tiện, đôi khi nước tiểu rò rỉ ra ngoài dù không có cơn buồn tiểu. Thường thì tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh có thể chấm dứt sau 3-6 tháng. Dù vậy, có những trường hợp kéo dài hơn 6 tháng và chị em gặp rất nhiều khó khăn để có thể đi tiểu như trước kia. Chị em không nên âm thầm chịu đựng mà thay vào đó là sớm tìm cách điều trị để trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. 

3. Vì sao phụ nữ bị tiểu rắt sau sinh?

Tiểu rắt hay còn gọi là tiểu són (són tiểu). Cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20-55 sau sinh con thì có 1-3 người sẽ bị tiểu són. Trong số này có tới 20-50% phụ nữ bị tiểu rắt hay són tiểu mức độ nặng. Tình trạng này không chỉ khiến các chị em tự ti mà còn tạo cảm giác mất vệ sinh cùng với mùi khai khó chịu trên cơ thể. Tuy nhiên són tiểu có thể chữa được nên chị em không cần phải quá lo lắng.

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh dễ bị tiểu rắt

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu rắt sau sinh chủ yếu là do sinh nở nhiều lần hoặc thai nhi to, cân nặng lớn chèn vào bàng quang của người mẹ lâu ngày khiến các cơ xung quanh dần bị yếu đi và tạo áp lực lên đường dẫn tiểu, làm cho nước tiểu chảy ra ngoài mà chị em không hề hay biết. Bất cứ khi nào có tác động lên bàng quang, dù rất nhỏ cũng khiến cho nước tiểu rỉ ra ngoài. Thậm chí là khi chị em ho, cười hoặc hắt hơi cũng có thể són tiểu. 

4. Sau sinh đi tiểu nhiều lần phải làm sao?

Dược sĩ Omi Pharma gợi ý cho chị em một vài phương pháp để giải quyết tình trạng sau sinh đi tiểu nhiều lần tại nhà đơn giản. 

4.1. Mang băng vệ sinh hàng ngày

Thời gian đầu, khi chị em chưa điều chỉnh hoặc chưa thể tập nhịn tiểu, tiểu theo giờ quy định thì cách tốt nhất để hạn chế rò rỉ nước tiểu gây ướt quần là dùng băng vệ sinh. Chị em có thể sử dụng băng vệ sinh Doctor Care thảo dược loại hàng ngày với thiết kế sợi cotton không dệt cùng lõi thấm Dual Core, đem lại cảm giác khô thoáng và có tác dụng khử mùi hiệu quả. 

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

4.2. Mẹo chữa són tiểu sau sinh bằng bài tập Kegel

Bài tập Kegel không chỉ hỗ trợ điều trị chứng tiểu són mà đây còn là bí quyết giúp chị em tăng tự tin khi quan hệ sau sinh. Bài tập Kegel tập trung vào nhóm cơ vệ cụt, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vùng xương chậu và làm săn chắc cơ bàng quang. Mấu chốt của bài tập này là chị em phải cố gắng thít cơ để giữ cho nước tiểu không chảy ra. 

Trước tiên, chị em cần xác định đúng vị trí của cơ co thắt bằng cách thắt chặt các cơ ở vùng xương chậu, âm đạo như thể đang cố gắng nhịn tiểu. Co cơ âm đạo và giữ khoảng vài giây, sau đó thả lỏng ra, lặp lại liên tiếp nhiều lần. Mới đầu, chị em có thể co và giữ cơ âm đạo trong 3s, sau đó tăng thời gian dần lên 5s, 8s, 10s.

4.3. Cách chữa đi tiểu nhiều lần sau sinh bằng thực phẩm chức năng

Ngoài các cách kể trên thì chị em có thể tham khảo thêm sản phẩm Ích Tiểu Vương với thành phần chính là các loại thảo dược tự nhiên như cao Bạch tật lê, cao Chi tử, cao Trinh nữ hoàng cung, cao Hoàng cầm cùng với mầm đậu nành và chiết xuất hạt bí ngô giàu kẽm. Sản phẩm dùng cho người bị tiểu són, tiểu nhiều lần hoặc mắc hội chứng bàng quang kích thích. 

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh

Trên đây dược sĩ Omi Pharma đã giải đáp giúp chị em nguyên nhân sau sinh đi tiểu nhiều lần và cách khắc phục. Nếu chị em cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sau sinh cho mẹ và bé thì liên hệ ngay với dược sĩ Omi nhé.

Trong suốt thời gian mang thai và sau sinh, rất nhiều người Mẹ đã có kinh nghiệm trong việc rò rỉ nước tiểu.
Có lẽ điều này sẽ ảnh hưởng đến bạn, nhưng đây là điều rất bình thường, vậy đừng quá lo lắng.

Mặc dù tất cả các bà Mẹ đều hiểu rằng rò rỉ nước tiểu sẽ xảy ra trong suốt quá trình mang thai, nhưng có rất nhiều bà mẹ không biết rằng hiện tượng này cũng xảy ra vào thời kỳ sau sinh.

Nếu bạn không biết, bạn có thể nghĩ rằng chỉ có duy nhất một mình bạn và thấy lo lắng.

Nhưng đó là điều tự nhiên, vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

Thêm nữa, nếu bạn hiểu được nguyên nhân của việc này, bạn sẽ tự giải thoát tâm trí mình.

Với các ý kiến trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn.

Trong suốt quá trình mang thai tử cung của bạn giãn nở và đè lên bàng quang, dẫn tới sự xuất hiện của rò rỉ nước tiểu. Kể cả sau khi sinh, bàng quang vẫn tiếp tục bị chèn đè lên bởi sự giãn nở của tử cung, và sự mất kiểm soát trong suốt thời gian sinh nở cũng gây ra sự rò rỉ nước tiểu.

Khi bạn nghe thấy "rò rỉ nước tiểu" bạn sẽ nghĩ tới "Ai cơ, tôi á?" nhưng trong rất nhiều trường hợp, nhiều người phụ nữ đã có kinh nghiệm trong suốt quá trình mang thai và sau sinh, vì vậy điều này không có gì đặc biệt cả. Trong khoảng 3-4 tháng sau sinh, trong lần bàng quang và tử cung quay trở lại vị trí ban đầu, nó sẽ gần như dừng lại, vì vậy hãy nghỉ ngơi.

Nguyên nhân chính của việc rò rỉ nước tiểu sau sinh là sự mất kiểm soát vùng xương chậu trong suốt quá trình sinh nở. Vùng nền xương chậu, ở vị trí đáy của xương chậu, là một bộ phận hỗ trợ cho các cơ quan vùng bụng dưới như tủ cung, bàng quang, và trực tràng, và nó bao gồm các cơ bắp và mô xơ.

Khi vùng nền xương chậu hoạt động chậm lại, niệu đạo dừng hoạt động đóng mở, dẫn tới sự rỏ rỉ nước tiểu.

Thêm nữa, nếu mô thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng tới việc sinh nở, nhận thức kém về bàng quang và niệu đạo có thể xuất hiện, và thêm vào đó là sự rò rỉ nước tiểu, các vấn đề khác có thể xảy ra. Ví dụ, bạn sẽ không cảm thấy muốn đi tiểu, hoặc không thể đi tiểu được.

Nhưng trong phần lớn các trường hợp như vùng nền xương chậu hồi phục, nó sẽ ngay lập tức trở nên tốt hơn. Trong suốt thời gian bạn băn khoăn về rò rỉ nước tiểu, hãy thực hiện các biện pháp thích hợp như mặc một chiếc tã phù hợp cũng là một ví dụ, sẽ giúp bạn hoạt động bình thường và thoải mái.

Nhằm mục đích tránh hiện tượng rò rỉ nước tiểu sau sinh, điều quan trọng là cố gắng tránh sự mất kiểm soát tại vùng nền xương chậu nhiều nhất có thể. Sự mất kiểm soát sẽ ít hơn với quá trình sinh nở ngắn, vì vậy bạn sẽ muốn cố gắng hết khả năng của mình để tránh những vấn đề gây ra sự khó sinh nở, ví dụ như tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai hoặc có những vấn đề về huyết áp trong quá trình mang thai.

Thêm vào đó, việc dặn đẻ đúng thời điểm sẽ giúp giảm nguy cơ mất kiểm soát vùng nền xương chậu. Nữ hộ sinh hoặc bác sỹ sẽ nói cho bạn biết thời điểm bạn phải dặn đẻ, vì vậy bạn sẽ dặn đẻ với sự chỉ dẫn của họ.

Mặc dù bạn nghĩ rằng nó sẽ trở lại bình thường nhanh chóng, bạn sẽ muốn kết thúc việc rò rỉ nước tiểu càng sớm càng tốt.

Để làm được điều đó, sự hồi phục của vùng nền xương chậu là điều rất quan trọng. Sự hồi phục của vùng nền xương chậu diễn ra khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những điều bạn nên làm.

Vùng nền xương chậu bị tổn thương bởi việc sinh nở sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng sau sinh, nếu mọi thứ hoạt động bình thường. Cho tới lúc đó, hãy cố gắng nằm nghỉ và thư giãn nhiều nhất có thể, và tránh mang vác các đồ nặng. Bạn sẽ cần ít nhất 6-8 tuần trước khi bạn phục hồi hoàn toàn để có thể mang vác các vật nặng như bình thường. Làm việc quá sức tại thời điểm này sẽ có hệ quả về sau này, vì vậy hãy cẩn thận.

Không lâu trước đây, đai lưng được khuyên dùng ngay sau khi sinh. Nhưng tuy nhiên, nếu bạn mặc đai lưng, nó sẽ tác động trực tiếp lên tử cung và bàng quang của bạn, v.v. thấp hơn và đặt gánh nặng lên các cơ bắp và dây chằng của vùng nền xương chậu. Nếu bạn lùi lịch hồi phục, điều đó sẽ dẫn tới việc kéo dài hiện tượng rò rỉ nước tiểu. Vì vậy đừng mặc đai lưng trong thời gian tối thiểu là 4 tuần sau sinh, và ngược lại hãy giữ cho cơ thể được thư giãn. Với cùng lý do, sẽ là điều tốt nhất nếu bạn tránh thực hiện các bài thể dục vùng bụng trong thời gian này.

Phục hồi các cơ vùng nền xương chậu có thể giúp cải thiện sự rò rỉ nước tiểu. Hãy bắt đầu trong thời gian cơn co thắt vùng đáy chậu biến mất. Với hướng dẫn về vùng nền xương chậu, việc thực hiện chúng hàng ngày là rất quan trọng, tiến hàn 2 lần / 1 ngày và kéo dài trong 10 phút mỗi lần. Những trường hợp sau đây đang có những vấn đề về vùng nền xương chậu và họ cần phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về xương chậu.

Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những việc bạn nên làm ngay.


Động tác cơ bản

Đầu tiên, hãy nằm ngửa trên sàn nhà, một tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất.

Bài tập thực hành.

Bây giờ, chúng tôi sẽ giới thiệu những động tác đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày, vì vậy hãy chắc chắn thực hiện chúng.

* Với tư thế ngồi này sẽ giúp bạn dồn toàn bộ sức ép lên phần bụng dưới và thắt lưng, vì vậy điều quan trọng trong bài tập này là đặt một tay lên phần bụng và chắc chắn rằng bạn đang không sử dụng các cơ bụng.


Tiếp tục thực hiện sẽ đem lại tác dụng nhanh chóng.

Vì vậy, hãy chăm chỉ tập luyện hàng ngày, và nói không với việc rò rỉ nước tiểu.