Tóm tắt văn bản nghị luận lý thuyết

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn: 28/03/2010GVHD: THÂN ĐỨC VÂN Ngày dạy: 31/03/2010SVTH: DƯƠNG THỊ VÂNLàm văn: Tiết 113 TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬNI. Mục tiêu cần đạt.Giúp học sinh:- Nắm được những hiểu biết về văn bản nghị luận (mục đích, yêu cầu, phương pháp).- Hoàn thiện kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận, biết chú ý hơn đến việc diễn đạt chính xác nội cung văn bản.- Biết vận dụng kĩ năng tóm tắt vào việc đọc – hiểu văn bản nghị luận. Từ đó tích lũy thêm kiến thức để biết cách tóm tắt những kiểu văn bản khác.II. Phương pháp, phương tiện dạy học.1. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng.2. Phương pháp: Giáo viên thuyết trình, nêu câu hỏi gợi mở phối hợp với lập nhóm thảo luận. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày vấn đề.III. Tiến trình tổ chức dạy học.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:2. Kiểm tra bài cũ:3. Giới thiệu bài mới: Văn bản nghị luận thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn, muốn nắm được các nội dung đó, ngoài phương pháp đọc – hiểu văn bản, chúng ta cần phải biết tóm tắt văn bản để đúc rút những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản đó. Vậy để đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu, nội dung của tiết học này sẽ cung cấp cho chúng ta cách tóm tắt văn bản nghị luận.Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạtHoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ.- Lớp 10 đã được học về tóm tắt văn bản tự sự, tóm tắt văn bản thuyết minh. Vậy hãy cho biết: - Tóm tắt là gì? - Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?Hoạt động 2: Tìm hiểu phần lí thuyết tóm tắt.1. Ôn tập phần khái niệm- Tóm tắt là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn, khách quan những nội dung chính của văn bản. Điều quan trọng khi tóm tắt là phải trung thành với văn bản gốc, để người đọc dễ dàng nhận ra dạng văn bản đó.- Là rút ngắn một văn bản mà vẫn giữ được những nội dung cơ bản, quan trọng. - Tóm tắt văn bản nghị luận là: một hình thức làm văn kết hợp kĩ năng đọc - hiểu với kĩ Thao tác 1: GV yêu cầu HS theo dõi phần lí thuyết trong SGK để trả lời các câu hỏi:- Nêu mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận?- HS trả lời.- GV nhận xét và khái quát lại.Thao tác 3: Qua tìm hiểu mục đích, yêu cầu, hãy rút ra phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận?HS dựa vào SGK để trả lời.GV nhận xét và kết luận.Hoạt động 3: Tìm hiểu phần thực hành tóm tắt.Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở phần lí thuyết để làm bài tập 1.năng diễn đạt, đáp ứng nhu cầu học tập suy nghĩ trong thực tế.2. Mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận: - Mục đích: + Giúp người đọc có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về văn bản gốc.+ Tích lũy được những tư liệu và kiến thức cần thiết.+ Học tập được cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận.+ Rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt văn bản nghị luận. - Yêu cầu: + Người tóm tắt phải có năng lực hiểu rõ văn bản và có năng lực tổng hợp, khía quát.+ Giữ đúng nội dung cơ bản, thứ tự sắp xếp ý và câu chữ quan trọng. + Không biến nội dung bài tóm tắt thành bài phân tích văn bản hay bài nhận xét nguyên bản một cách chủ quan.3. Phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận:- Bước 1:Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, ghi lại những câu thể hiện tư tưởng chủ yếu của văn bản, nắm bắt đúng nội dung cơ bản của văn bản.- Bước 2: Lược bỏ những yếu tố diễn giải không quan trọng.- Bước 3: Lập một dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.4.Luyện tập:* Bài tập 1: Tóm tắt văn bản trên đây thành 3 câu. Gợi ý: GV hướng dẫn HS làm bài tập.HS trả lời.GV nhận xét, tổng kết.Thao tác 2: GV yêu cầu HS đọc đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh) trang 104 để làm bài tập 2.GV hướng dẫn và gợi ý cho HS.HS làm bài trong khoảng 3 phút và trả lời.GV nhận xét và tổng kếtThao tác 3: GV yêu cầu HS đọc văn bản trong SGK và chia nhóm làm bài tập 3.GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm là một bàn), mỗi nhóm đọc thầm và tóm tắt một đoạn trong khoảng 3 phút.HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày.(1) Luận lí xã hội nước ta tuyệt nhiên chưa có. (2) Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau.(3) Nước Việt Nam muốn tự do phải tuyên truyền Xã hội Chủ nghĩa, thành lập đoàn thể. * Bài tập 2: Tóm tắt đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh trong khoảng 15 dòng.Gợi ý:Đoạn trích có 21 đoạn xuống dòng, GV chia từng bước, hướng dẫn HS tóm tắt.Các câu chủ đề ấy phải làm rõ được nội dung của đoạn trích: (1)Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”.(2) Bởi vì các thời đại liên tiếp cùng nhau cho nên phải tìm cái chung của mỗi thời đại.(3) Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể.(4)Cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như một giọt nước trong biển cả.(5) Cũng có những bậc kì tài để cho cái tôi xuất đầu lộ diện. (6) Họ dùng chữ tôi để nói chuyện với người khác chứ tuyệt không nói đến mình. (7) Bởi họ cầu cứu đến đoàn thể để trốn cô đơn. (8) Khi chữ tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam gây khó chịu cho bao nhiêu người.(9) Khi nhìn đã quen thì cái tôi đó thật tội nghiệp, thi nhân mất hết cái cốt cách từ trước.(10)Tâm hồn họ chỉ vừa thu trong khuôn chữ tôi. (11) Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. (12) Phương Tây đã trao trả hồn ta lại chon ta, nhưng ta thiếu một niềm tin đầy đủ.(13) Họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. (14) Họ tìm thấy linh hồn nòi giống trong tiếng Việt. (15) Họ tìm về dĩ vãng để vin vào những bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai.* Bài tập 3: Tóm tắt văn bản “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi” trong khoảng 10 câu.Gợi ý:Câu cách ngôn :“ Không có gì thuộc về con người àm xa lai với tôi” biểu thị : bất cứ ai sử dụng nó đều tự khẳng định” Tôi thuộc về nhân loại”. Cái thuộc về con người bao gồm GV nhận xét, sửa chữa và thực hiện kết nối.mọi ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, một cuộc sống làm con người gần gũi nhau. Cái thuộc về con người còn là những sai lầm mà con người không ai tránh được, là những hạn chế về tri thức mà không ai biết hết được. Con người có đặ điểm là biết hiểu người khác. Mỗi người trong nhân loại lại đều khác nhau, đều có cá tính riêng không ai giống ai, cần được tôn trọng. Con người còn có những nỗi buồn riêng cần được chia sẻ. Câu cách ngôn thể hiện tiếng nói chung của con người, khẳng định khát vọng được đồng cảm và được hòa nhập. Với câu cách ngôn đó, ở đâu ta cũng có thể tìm tháy bạn bè. 4. Củng cố: - Qua bài học chúng ta cần nắm được mục đích, yêu cầu và phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận. Qua đó biết cách tóm tắt những văn bản nghị luận đã được học.5. Hướng dẫn học bài:- Yêu cầu HS về nhà học bài cũ, làm lại bài tập 2 và bài tập 3 .- GV hướng dẫn HS về chuẩn bị bài mới, soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong SGK.

Tóm tắt văn bản nghị luận lý thuyết

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Tóm tắt văn bản nghị luận lý thuyết

1. Mục đích

  • Trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.
  • Thông qua việc tóm tắt, người đọc có thể nắm chắc các thao tác đọc văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và các diễn đạt.

2. Yêu cầu

  • Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. Không được tự ý xuyên tạc hoặc thêm bớt.
  • Diễn đạt ngắn gọn xúc tích, loại bỏ những nội dung không phù hợp với mục đích tóm tắt văn bản.

II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận

  • Vấn đề được đưa ra bàn bạc đó là "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến."
  • Mục đích viết văn bản này của Phan Châu Trinh đó là nhằm thể hiện dũng khí của một người yêu nước và đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Phần thể hiện rõ nhất mục đích đó là phần mở đầu và phần kết bài.
  • Luận điểm tác giả trình bày: 
    • Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội.
    • Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy đồi của giai cấp phong kiến thống trị từ vua đến quan, từ quan đến sĩ tử.
    • Muốn Việt Nam tự do, độc lập, trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể, cần truyền bá tư tưởng tiến bộ.
  • Các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm đó là: sự đối lập giữa Việt Nam và châu Âu.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1: Trang 118 sgk ngữ văn 11 tập 2

Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản:

a) Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xi-a. Sự đa dạng và thống nhất ấy được thể hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa.

(Theo Ngô Văn Danh, Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a)

b) Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp.

(Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn, NXB Giáo Dục, 2006)

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập 2: Trang 119 sgk ngữ văn 11 tập 2

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: (Theo dõi đoạn trích trong sgk trang 119)

Yêu cầu:

a) Xác định vấn đề và mục đích nghị luận

b) Tìm các luận điểm trong văn bản trên

c) Tóm tắt văn bản bằng ba câu

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Tóm tắt văn bản nghị luận  ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Tóm tắt văn bản nghị luận