Vì sao cá heo cứu người

Nếu gặp cá heo đang mắc kẹt trên biển, tốt nhất bạn đừng nên thả chúng về với môi trường biển. Đây chính là lời khuyên của Hội Hoàng gia Phòng chống ngược đãi động vật Anh Quốc [RSPCA] dành cho tất cả chúng ta.

Cụ thể, tháng 6 vừa qua, khi bắt gặp một số concá heo mắc kẹttrên bờ biển phía tây xứ Wales, người dân đã cố gắng giải cứu và đưa chúng trở lại biển cả. Đây thực sự là một nghĩa cử nhân văn và cao cả để bảo vệ cuộc sống của chúng!

"Hành động này được xem là niềm tự hào lớn lao mà mọi người yêu thích động vật hoang dã ở phía Tây xứ Wales đều muốn thực hiện", Ellie West, nhân viên của RSPCA, chia sẻ thẳng thắn.

Thế nhưng RSPCA lại cho rằng, hành động này chính là "điều sai trái nhất làm ảnh hưởng đến sự an toàn của chúng."

Đây là điều sai ư?

Liệu có sự nhầm lẫn nào ở đây chăng? Chẳng phải khi trở về với môi trường sống vốn có, các loài sinh vật mới có điều kiện sinh sống, phát triển một cách tự nhiên và tốt nhất?

Dĩ nhiên, mọi chuyện đều có lý do của nó. Theo báo cáo mới nhất của RSPCA, những con cá heo bị mắc kẹt hầu như đều đang bị thương nặng, sức khỏe không được tốt. Thực tế cũng cho thấy rất nhiều con đã bị chết sau khi được trở về biển.

Vì thế, điểm mấu chốt chính là chúng cần được chăm sóc và điều trị ngay lập tức, trước khi thả về biển.

Cá cần phải được chữa trị trước khi thả về biển

Ngoài ra, ngay cả khi bị nhiễm bệnh và chết đi, chúng vẫn giúp ích rất lớn cho giới khoa học chức trách. Thông qua việc xét nghiệm, phân tích các mẫu, giới khoa học có thể tìm ra được lý do tại sao chúng bị mắc kẹt, trôi dạt vào biển như thế. Từ đó chúng ta sẽ có biện pháp bảo vệ an toàn cho các loài sinh vật biển.

Việc tự ý thả cá heo bị bệnh về biển còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Bởi lẽ, khi đụng chạm vào cá heo bị thương, chúng ta có thể bị nhiễm các bệnh hoàn toàn không ngờ đến.

Có thể nói, bảo vệ các loài sinh vật hoang dã luôn là hành động mà mọi ai trong chúng ta đều cần phải thực hiện nghiêm túc. Nhưng nếu không hoàn toàn chắc chắn về những hành động của mình, tốt nhất bạn đừng làm.

Bởi một hành động ý nghĩa luôn phải được thực hiện bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh.

Tham khảo: IFL Science

05/12/2019 08:00:13 GMT+7

Trên thế giới có khoảng 33.600 loài cá nhưng vì sao chỉ có cá heo là một trong số rất ít những loài cá biết cứu người?

 Từ xưa đến nay, những câu chuyện và truyền thuyết về cá heo cứu người có rất nhiều. Vì sao loài cá này lại có khả năng đặc biệt như vậy?

Từng có người cho rằng, trí tuệ của cá heo rất gần gũi với loài người, có thể so sánh ngang với hắc tinh tinh, có ý thức cứu người. Nhưng đa số các nhà khoa học đưa ra ý kiến khác, cho rằng cá heo lại không có ý thức cứu người, bởi vì có ý thức cứu người thì trước tiên phải có khả năng phán đoán; thứ hai phải có trách nhiệm cứu người; thứ ba còn phải có hành động chính xác đưa người được cứu lên bờ. Cá heo tuy thông minh, nhưng rốt cuộc chúng vẫn là động vật, phải tổng hợp những quá trình tư duy cứu người phức tạp này, rõ ràng là không có khả năng, cho nên việc cá heo cứu người hoàn toàn vô ý thức.

Sau khi cá heo con được sinh ra, cá heo mẹ sẽ nâng chúng ra mặt nước, thậm chí có thể lâu đến mấy tiếng, mấy ngày. Cá heo thường đi theo bầy và biết hỗ trợ, giúp đỡ đồng loại bị thương.

Bên canh đó, cá heo thích chơi đùa, thường xuyên đun đẩy tung hứng các vật thể trôi nổi trên mặt biển. Hơn nữa chúng rất thân thiện với con người, thậm chí chúng chủ động tìm người để chơi cùng. Do cá heo có những hành vi thân thiện này, cho nên khi chúng gặp một người bị chìm xuống nước, sẽ tưởng nhầm là một vật thể trôi nổi, chúng sẽ nâng họ lên một cách bản năng, và đẩy lên trên bờ. Nhờ vậy người bị ngã xuống biển đã được cứu thoát.

TH [Nguoiduatin.vn]

Cá heo không chỉ nối tiếng là một loài thông minh mà còn vô cùng đặc biệt bởi đã nhiều lần giải cứu con người khỏi hàm răng sắc nhọn của “sát thủ đại dương”.

  • Đàn cá heo cứu vận động viên khỏi hàm cá mập
  • Cá heo giải cứu cá voi

Hình ảnh đẹp về cá heo cứu người


Vào một ngày tháng 8 oi bức, Todd Endris, 24 tuổi, quyết định đi lướt sóng cùng bạn bè. Trong lúc anh đang ở trên mặt nước, một con cá mập dài khoảng 4,5 m xuất hiện. Con cá mập cố đớp anh nhưng miệng không thể khép lại quanh cả tay lướt sóng và tấm ván. Todd kẹt giữa hàm con cá mập và tấm ván, do bụng úp xuống nên nội tạng của anh chưa bị tổn hại nhưng Todd đã mất khá nhiều da lưng. Con cá mập nhả ra và tấn công lần thứ ba, cố nuốt chửng chân phải Todd, nhưng điều đó khiến tay lướt sóng có điểm tựa để đá vào mõm con cá mập cho tới lúc nó phải buông ra. Lúc Todd đã kiệt sức và nghĩ mình chết chắc, một đàn cá heo xuất hiện tạo thành vòng tròn bảo vệ quanh anh, cầm chân con cá mập đủ lâu để Todd đón được một cơn sóng bơi vào bờ cho bạn bè cấp cứu.


Rob Howes, một nhân viên cứu hộ người Anh, đi bơi cùng cô con gái Niccy và hai người bạn của cô bé ở bờ biển Ocean gần Whangarei, trên đảo Bắc của New Zealand. Đột nhiên một đàn cá heo xuất hiện và bắt đầu dồn họ lại một chỗ bằng cách bơi vòng quanh họ. Howes cố bơi ra xa đàn cá heo nhưng hai con to lớn dồn anh quay trở lại, đúng lúc anh phát hiện một con cá mập trắng dài hơn 3m đang hướng về phía mình. Anh cho biết: “Tôi giật nảy mình. Nó chỉ cách tôi khoảng 2m, nước trong vắt và tôi nhìn thấy rất rõ. Đám cá heo đã dồn chúng tôi lại để bảo vệ”.


Adam Walker đang trên đường bơi qua eo biển Cook của New Zealand thì nhìn thấy một con cá mập trắng tiến về phía mình. Đột nhiên, một đàn cá heo xuất hiện và bơi quanh bảo vệ anh trong suốt một tiếng đồng hồ cho tới khi con cá mập bỏ đi. Chúng bơi khá sát và đùa giỡn với anh, cho anh chạm vào người. Đội ngũ đi cùng đã ghi lại được cảnh tượng thú vị này.


Tàu du lịch Jadran đỗ ngoài khơi Sinai, vịnh Akaba, Ai Cập để các du khách ngắm cá heo. Ba người đã xuống nước bơi cùng chúng, trong đó có Martin Richardson, 29 tuổi. Khi hai người kia đã lên tàu, Richardson quyết định ở lại thêm lúc nữa. Đột nhiên những người trên tàu thấy anh la hét và thấy máu lan đỏ xung quanh, họ biết là anh đã bị cá mập tấn công. Một nhân viên lập tức chạy xuồng cao tốc ra chỗ Richardson. Tới nơi, nhân viên này thấy du khách bị thương đang được bảo vệ bởi ba chú cá heo, chúng nhảy lên và đập nước bằng đuôi, chặn ngang giữa con cá mập và Richardson. Anh đã may mắn sống sót.


Davide Ceci, 14 tuổi, ngã khỏi tàu ngoài khơi Đông Nam nước Ý. Cậu không biết bơi và đã suýt chết đuối nếu không có chú cá heo Filippo tới giải cứu. Trong khi ông bố Emanuele Ceci vẫn chưa biết con mình ngã xuống nước, Filippo đẩy cậu lên mặt nước an toàn và tiến sát tới gần tàu để bố Davide có thể kéo cậu lên. Mẹ Davide cho biết: “Thật khó tưởng tượng một con vật lại có bản năng cứu người như thế”. Filippo sống ở ngoài khơi Manfredonia sau khi bị lạc khỏi một đàn cá heo đi ngang qua vùng này. Nhà nghiên cứu hải dương học, Tiến sĩ Giovanna Barbieri, cho biết: “Filippo không tỏ ra sợ người chút nào. Tôi không ngạc nhiên khi nó làm điều tuyệt vời đó”.

Theo Zing

Video liên quan

Chủ Đề