Vì sao ngày giỗ tổ từ 2007


Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với các vị vua Hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. 

Vì vậy, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương. Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 chính là nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước. Hàng năm, cứ vào ngày này thì người dân Việt Nam dù đang ở đâu cũng cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc. Theo tục lệ hàng năm, ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là dịp con cháu từ mọi miền đất nước trở về đây bày tỏ lòng biết ơn với những người đi trước. Vào ngày 6-12-2012, ý nghĩa của Giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giờ đây, ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà nó còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế. Kể từ năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận Giỗ tổ Hùng Vương là Quốc lễ. Từ đó, ngày này có ý nghĩa đặc biệt hơn với người Việt. Vì ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 là đặc biệt quan trọng nên những nghi thức được tiến hành khá cầu kì. Khi tế lễ Hùng Vương thường có âm nhạc, lễ vật, một ban tế lễ gồm những người có chức sắc được làm chủ tế. Ngoài ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương người ta thường trang trí thêm cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật tế lễ. Những loại phẩm vật thường dùng là bò, dê, heo, hoa quả, bánh chưng, bánh dày, xôi, chè, kẹo,…

Mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với nhiều biến động thăng trầm nhưng truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt không bao giờ thay đổi. Giỗ tổ Hùng Vương chính là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Ai trong mỗi chúng ta là con cháu Vua Hùng càng tự hào và càng ra sức đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Ẩn

Nguồn tin: VKS. H. Thới Lai

Tất cả các đại biểu Quốc hội chiều 28/3 đã thống nhất với tờ trình của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động [cho phép người lao động được nghỉ việc, hưởng nguyên lương vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương - 10/3 âm lịch hàng năm]. Dự kiến, thời điểm thực hiện ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được thực hiện từ năm 2007, sau khi được các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua việc sửa đổi Bộ luật Lao động vào tuần tới. 

Theo Tờ trình của Bộ LĐ-TBXH, do Thứ trưởng Huỳnh Thị Nhân trình bày, thì ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm đã được Đảng, Nhà nước quy định là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc. Trong khi đó, hiện người lao động Việt Nam chỉ được nghỉ hưởng lương 8 ngày lễ, Tết trong năm [chưa có ngày giỗ Tổ Hùng Vương] và từ 12 đến 16 ngày phép trong một năm tuỳ theo điều kiện làm việc. 

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì số ngày nghỉ lễ, Tết ở Việt Nam còn thấp [Indonesia và Thái Lan: 13 ngày, Philippin: 12 ngày, Trung Quốc: 10 ngày... ]. Vì vậy, việc quy định nghỉ thêm 01 ngày trong năm, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, sẽ được đông đảo người lao động ủng hộ, tạo tâm lý phấn khởi, hăng hái tham gia lao động sản xuất.

Lo lắng duy nhất hiện nay, bà Huỳnh Thị Nhân cho biết, là cả nước có trên 13 triệu người làm công, ăn lương [chiếm khoảng 29% lực lượng lao động]. Trong khu vực sản xuất kinh doanh, nếu nghỉ thêm 01 ngày thì chi phí tiền lương sẽ tăng thêm [khoảng 1%]. Ngược lại, ở khu vực hành chính sự nghiệp, nếu tổ chức thực hiện tốt thì có thể tiết kiệm thêm các chi phí về hành chính.

Do vậy, thay mặt Chính phủ, Bộ LĐ-TBXH đề nghị QH thống nhất cho người lao động nghỉ nguyên lương từ 10/3 âm lịch 2007 [tức 26/4/2007].

Thay mặt Ủy ban về Các vấn đề xã hội của QH, Phó Chủ nhiệm Đặng Như Lợi đánh giá, quy định ngày 10/3 âm lịch hàng năm - ngày giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ việc, hưởng lương sẽ nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong năm lên 9 ngày. Tuy có thể ít nhiều ảnh hưởng tới chi phí tiền lương, tiền công của một số doanh nghiệp, song, ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành tình cảm, tâm linh của người Việt Nam, có ý nghĩa chính trị - giáo dục đặc biệt. 

Hơn nữa, khi nền kinh tế đã khởi sắc và dần đi vào thế ổn định thì việc quy định tăng thêm 1 ngày nghỉ cũng là hợp lý, có lợi nhiều mặt đối với người lao động và thu hút phát triển du lịch . Do vậy, Uỷ ban về Các vấn đề xã hội nhất trí với tờ trình của Chính phủ quy định 10/3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc và được hưởng lương.

Tuy nhiên, ông Lợi cho biết có ý kiến đề nghị lý giải căn cứ vì sao lại chọn ngày 10/3 âm lịch hàng năm.

"Đây là vấn đề tương đối phức tạp thuộc về lịch sử, cần được tiếp tục nghiên cứu. Ngày 10/3 âm lịch có thể còn mang tính ước lệ về thời gian nhưng thực tế từ nhiều năm và nhiều thế hệ, ngày này đã đi vào tiềm thức, tâm khảm của mọi người dân Việt Nam. Vì vậy, việc chọn ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương cũng có tính kế thừa và hoàn toàn hợp lý", ông Lợi nói.

Ủy ban cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ, thời điểm thực hiện ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương - ngày 10/3 âm lịch hàng năm được thực hiện từ 2007. 

Tại buổi thảo luận chiều nay, tất cả các đại biểu đã thống nhất với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của QH liên quan đến vấn đề này. Tuần tới, các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua việc sửa đổi này. 

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, còn có tên khác là Lễ hội Đền Hùng hay Quốc giỗ, là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [đợt 1] và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Ngày Quốc giỗ trong lịch sử

Theo lịch sử ghi chép từ thời hậu Lê, từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền. Nhân dân toàn quốc đều đến đây lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa. Ngày giỗ Hùng Vương được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. 

Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm giỗ Tổ vào ngày 10/3 Âm lịch. Đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.

Giỗ Tổ Hùng Vương là quốc lễ của người Việt Nam. [Ảnh: Báo Hải Quan]

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25/7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10/3 Âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Ngày 10/3  từ đó được dùng cho toàn quốc. Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ, được đưa vào ngày nghỉ theo luật Lao động.

Từ năm 2007, ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng...

Ý nghĩa ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Đây không phải là dịp chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên.

Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước để xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để mỗi người nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước. Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng.

Hạ Vũ [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề