Xỏ septum bao lâu lành

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Xỏ khuyên vách ngăn mũi là một trong những cách xỏ khuyên phổ biến. Nếu muốn xỏ khuyên mũi thì tốt nhất bạn nên đến tiệm xỏ khuyên chuyên nghiệp. Đây là cách an toàn nhất để đảm bảo vách ngăn mũi được xỏ khuyên đúng cách và tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự làm thì điều quan trọng là phải tiệt trùng môi trường xỏ khuyên để hạn chế tối đa các biến chứng hay rủi ro nhiễm trùng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Chọn đồ trang sức cho lần xỏ đầu tiên. Món trang sức đầu tiên sẽ khác với các món trang sức mà bạn sẽ đeo sau khi vết thương đã lành. Khuyên có hình vành móng ngựa hoặc hình cung là phù hợp nhất để đeo vào vách ngăn mũi, để bạn có thể lật nó vào trong mũi nếu cần giấu đi trong thời gian chờ vết thương lành.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm mua khuyên bằng vàng 14K hoặc bạch kim để tránh kích ứng da. Nếu không có các loại này thì bạn dùng khuyên bằng thép phẫu thuật. Sau khi vết thương đã lành, bạn có thể dùng đồ trang sức được làm từ các chất liệu khác.
    • Đảm bảo món đồ trang sức được tiệt trùng và đóng gói riêng từng cái. Đừng lấy đồ trang sức ra khỏi bao bì hoặc dùng tay trần chạm vào nó. Luôn đeo găng tay y tế khi thao tác với đồ trang sức. Đảm bảo đồ trang sức được tiệt trùng là điều đặc biệt quan trọng nhằm ngăn chặn nhiễm trùng sau khi xỏ khuyên.

  2. 2

    Vệ sinh khu vực chuẩn bị xỏ khuyên. Căn phòng nơi bạn xỏ khuyên phải được vệ sinh sạch sẽ và có gương để bạn có thể thấy các thao tác của mình - nhà vệ sinh là phù hợp nhất. Vệ sinh toàn bộ bồn rửa và kệ để đồ, và trải khăn giấy lên kệ trước khi bày dụng cụ ra để duy trì môi trường vô trùng.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn dùng nhà vệ sinh thì đừng đi vệ sinh cho đến khi đã xỏ khuyên xong. Nếu bạn đi vệ sinh, vi khuẩn sẽ phát tán ra và bạn phải vệ sinh lại mọi thứ. Nếu bạn đã mở túi thiết bị vô trùng thì phải vứt bỏ vì bạn sẽ không có phương tiện để tiệt trùng lại.
    • Trong nhà vệ sinh, hãy đóng nắp bồn cầu và xách giỏ rác ra ngoài. Nếu có khay cát vệ sinh cho mèo trong nhà tắm thì bạn phải di chuyển nó đi nơi khác trước khi bắt đầu.

    Lời khuyên: Nếu bạn có thú cưng thì đừng để nó xâm nhập vào môi trường xỏ khuyên sau khi đã vệ sinh. Chúng có thể đưa vi khuẩn vào đó.

  3. 3

    Đeo găng tay dùng một lần khi chạm vào mũi hay vật tư xỏ khuyên. Đeo găng tay trước khi bắt đầu để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào môi trường xỏ khuyên. Tốt hơn là bạn nên đeo hai đôi găng tay ngay từ đầu để nếu vô tình làm bẩn lớp trên thì có thể tháo bỏ.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Rửa bàn tay và cánh tay cho tới khuỷu tay trước khi đeo găng. Đừng mặc quần áo rộng đến mức có thể quét vào cánh tay hay bàn tay.

  4. 4

    Sắp xếp các vật dụng cần dùng lên kệ. Bạn có thể đặt mua vật dụng xỏ khuyên vô trùng dùng một lần trên các cửa hàng bán lẻ trực tuyến hoặc các trang web bán dụng cụ xỏ khuyên. Đảm bảo các vật dụng đã được xử lý trong nồi hấp tiệt trùng và đóng gói riêng rẽ. Đừng lấy bất kỳ thứ gì ra khỏi bao bì cho đến khi cần dùng đến.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sắp xếp các vật dụng trên mặt kệ theo trật tự cần dùng để tránh chạm vào bất kỳ thứ gì quá một lần.
    • Bạn nên để sẵn một cái túi hay đĩa nhỏ để vứt bỏ vật dụng đã dùng xong.

    Cảnh báo: Đừng dùng tay trần chạm vào bất kỳ thứ gì đã được tiệt trùng. Nếu không, các vật dụng đó sẽ không còn vô trùng và có thể đưa vi khuẩn vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng.

  5. 5

    Dùng dao phẫu thuật tỉa các cọng lông mũi dài. Bạn nên tiến hành chậm để tránh cắt vào thịt. Hít vào sâu và bắt đầu tỉa khi thở ra để tránh hít phải lông, có thể khiến bạn hắt hơi. Nếu bạn hắt hơi vào lưỡi dao, nó sẽ bị nhiễm khuẩn và bạn phải dùng lưỡi dao mới.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn không cần phải tỉa lông mũi quá kỹ, nhưng phải đảm bảo không có cọng lông mũi nào có thể cản trở hay làm nhiễm khuẩn vết thương.

  6. 6

    Dùng chất khử trùng vệ sinh từng lỗ mũi. Nhúng cây tăm bông vào cồn tẩy rửa và lau bên trong lỗ mũi. Sau đó, lấy cây tăm bông khác để vệ sinh lỗ mũi còn lại. Vệ sinh mũi khi đang thở ra để tránh hít phải hơi cồn bốc lên.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sau khi vệ sinh xong từng lỗ mũi, lấy một cây tăm bông mới vệ sinh mặt ngoài mũi và bất kỳ chỗ nào mà ngón tay có thể chạm vào khi bạn xỏ khuyên vách ngăn mũi.

    Lời khuyên: Lau cồn bất kỳ chỗ nào trên mặt hay mũi mà tay có thể chạm vào trong khi xỏ khuyên. Nếu tay bạn chạm phải bất kỳ chỗ nào trên mặt mà chưa được tiệt trùng, đôi găng tay đó đã bị nhiễm khuẩn.

  7. 7

    Xác định vị trí trụ mũi [columella]. Đeo găng tay vào, nhẹ nhàng nhéo vào vách ngăn mũi cho đến khi tìm thấy trụ mũi. Tại mặt dưới mũi, bạn sẽ sờ thấy phần thịt. Đưa tay lên phía trên, bạn sẽ sờ thấy phần sụn cứng. Giữa hai phần này chính là trụ mũi. Đây là vị trí bạn sẽ xỏ khuyên. Để tìm được vị trí này bạn phải đưa hai ngón tay vào lỗ mũi và sờ xung quanh.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Trụ mũi dễ tìm thấy hơn nếu bạn kéo phần thịt xuống một chút. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có trụ mũi. Nếu bạn có vách ngăn bị lệch hoặc mũi bất cân xứng thì có lẽ không có vị trí phù hợp để xỏ khuyên.
    • Nếu bạn không tìm thấy trụ mũi, có khả năng bạn sẽ xỏ nhầm qua phần sụn hoặc mô mỡ ở mặt dưới mũi. Bất kỳ trường hợp nào cũng đều gây đau nhiều. Cố gắng sờ tìm một điểm mà bạn cảm thấy rất mỏng ở giữa hai ngón tay. Bạn sẽ không cảm thấy đau, hoặc chỉ cảm thấy áp lực nhẹ khi nhấn hai ngón tay vào nhau.

    Cảnh báo: Nếu bạn đến tiệm xỏ khuyên và họ cho biết mũi của bạn không phù hợp để xỏ khuyên thì đừng cố gắng tự xỏ khuyên ở nhà.

  8. 8

    Dùng bút phẫu thuật đánh dấu điểm sẽ xỏ khuyên. Sau khi tìm được trụ mũi, dùng bút phẫu thuật đánh dấu một điểm lên đó. Bạn chỉ cần chấm một điểm ở bên mặt mà sẽ đâm kim vào đó, nhưng có thể bạn muốn chấm cả hai bên để đảm bảo lỗ đâm cân xứng.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vẽ một đường ngang qua đáy vách ngăn mũi, thẳng hàng với vị trí đâm kim. Đường thẳng này giúp bạn đâm kim thẳng qua trụ mũi.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    Lời khuyên: Nếu bạn không thể đưa mặt gần gương để thấy rõ những gì đang làm thì có thể dùng gương trang điểm phóng đại.

  1. 1

    Dùng kẹp kẹp vào hai bên vị trí cần xỏ khuyên. Mở kẹp và đặt nó vào vị trí sao cho điểm đánh dấu nằm chính giữa kẹp. Đảm bảo bạn có thể nhìn thấy rõ điểm đó. Cố gắng giữ tay cầm thẳng hàng với đường thẳng vẽ trên mũi để có thể đâm kim dựa theo đó.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhìn gần vào gương để căn chỉnh vị trí kẹp. Nên nhớ việc này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu kỹ cấu trúc trong lỗ mũi.

  2. 2

    Siết chặt kẹp để giữ nó cố định. Sau khi đặt kẹp vào đúng vị trí, bạn có thể siết chặt và khóa lại để không phải dùng tay giữ. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ tay ra cho đến khi chắc chắn là nó không di chuyển. Nếu nó trượt ra, vị trí xỏ khuyên sẽ trở nên nhây nhuốc.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu kẹp siết quá chặt, bạn có thể dùng tay giữ kẹp trong lúc xỏ khuyên. Nhớ không được thả tay ra trong lúc thực hiện.

  3. 3

    Đặt kim vuông góc với vách ngăn và đâm qua. Lấy kim ra khỏi bọc và đặt mũi kim vào vị trí mà bạn đã đánh dấu trên “trụ mũi” để xỏ khuyên. Nhìn vào gương để nhắm kim đâm thẳng qua điểm đánh dấu thay vì đâm theo góc xiên. Hít vài hơi thở sâu, và khi thở ra bạn hãy đâm kim xuyên thẳng qua.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kéo kẹp xuống để tránh đâm vào lỗ mũi ở phía đối diện.
    • Nếu bạn nhắm chính xác thì sẽ không cảm thấy đau nhiều. Cảm giác chỉ giống như bị véo một cái. Tuy nhiên, bạn có thể chảy nước mắt. Cố gắng không để nước mắt nhỏ vào ngón tay.

    Lời khuyên: Xỏ khuyên vách ngăn mũi thường không quá đau, nhưng bạn cố gắng đừng nghĩ về cơn đau. Nếu bạn nghĩ về cảm giác đau thì có thể bị nhụt chí. Hít thở sâu và thả lỏng, nghĩ về một nơi yên bình và hạnh phúc. Sau đó, đẩy kim qua vách ngăn.

  4. 4

    Móc đồ trang sức đã tiệt trùng vào đầu kim để kéo nó qua. Cây kim lúc này sẽ tạo thành một thanh ngang ở cuối lỗ mũi. Lồng món đồ trang sức vào đầu kim và xỏ nó qua lỗ vừa đâm.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sau khi kéo kim ra, bạn sẽ cố định đồ trang sức. Nếu hai đầu món đồ trang sức có gắn bi thì bạn vặn viên bi vào. Bây giờ bạn đã xỏ khuyên thành công!

  1. 1

    Rửa vết thương bằng nước muối hai lần mỗi ngày. Hòa tan ¼ thìa cà phê muối với 240 ml nước. Nhúng tăm bông vào dung dịch và thoa lên vết thương ở cả hai lỗ mũi. Nếu còn dư nước muối thì bạn đậy lại để dùng cho lần sau.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ thoa đều lên toàn khu vực để nước muối đi vào lỗ xỏ khuyên. Thoa nước muối khi đang thở ra để tránh hít phải nước muối.
    • Đừng pha dung dịch muối đậm đặc hơn. Nước muối đậm đặc sẽ không có hiệu quả hơn và còn làm khô da.

  2. 2

    Sử dụng nước vệ sinh y tế để loại bỏ vi khuẩn. Nước vệ sinh y tế được bán trực tuyến từ các nhà bán lẻ lớn, và trên các trang web bán đồ xỏ khuyên. Xịt vào vị trí xỏ khuyên 2-3 lần mỗi ngày để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sử dụng nước vệ sinh y tế bên cạnh việc xử lý bằng nước muối.

  3. 3

    Rửa sạch tay trước khi chạm vào vết thương. Khi có lỗ xỏ khuyên mới, bạn thường có khuynh hướng muốn chạm vào đó. Tuy nhiên, vì tay của bạn bẩn nên vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vết thương và gây ra nhiễm trùng.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Với một số lỗ xỏ khuyên thì bạn phải xoay đồ trang sức hằng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên làm vậy với khuyên mũi. Hãy để yên và đừng đụng vào nó khi chưa rửa tay.

  4. 4

    Không được đi bơi hay tắm bồn trong tối thiểu 2 tuần. Trong thời gian chờ vết thương lành, việc tiếp xúc với nước của hồ bơi hay bồn tắm nước nóng có thể làm chậm quá trình lành. Clorin trong nước sẽ làm khô da và dẫn đến chảy máu. Nước cũng có thể đưa vi khuẩn vào vết thương.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sau 2 tuần, bạn có thể tắm bồn hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng công cộng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh nhúng đầu xuống nước. Nếu muốn nhúng đầu xuống nước thì bạn nên dán băng keo chống thấm lên vết thương. Băng keo chống nước được bán trực tuyến hoặc tại tiệm thuốc.

  5. 5

    Chờ tối thiểu 2 tháng trước khi thay đồ trang sức. Khi vết thương bắt đầu lành, có thể bạn muốn thay món đồ trang sức khác. Tuy nhiên, thường thì vết thương cần ít nhất 6 tuần để lành hoàn toàn. Cho dù vết thương không còn đau hay kích ứng nhưng tốt nhất bạn nên chờ tối thiểu 2 tháng trước khi thay đồ trang sức.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sử dụng thời gian này để đi tìm các món đồ trang sức phù hợp cho từng tâm trạng khác nhau. Khi vết thương đã lành thì bạn có thể thay đồ trang sức tùy ý.

  6. 6

    Nhờ chuyên gia y tế hỗ trợ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn duy trì môi trường vô trùng trong khi xỏ khuyên và giữ vệ sinh vết thương sau đó thì vết thương sẽ lành mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có dịch vàng hay xanh, nhất là khi có mùi hôi, thì bạn nên đi gặp bác sĩ.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tình trạng sưng và viêm trong vài ngày sau khi xỏ khuyên là điều bình thường. Nhưng nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn thì có thể vết thương đã nhiễm trùng.
    • Nếu bạn bị sốt thì phải tìm biện pháp chăm sóc y tế ngay lập tức. Có thể bạn phải uống thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng.
    • Đừng tháo đồ trang sức nếu bạn nghi ngờ vết thương nhiễm trùng. Lỗ xỏ khuyên có thể bị khép miệng và không có đường để dẫn lưu dịch mủ.

    Lời khuyên: Nếu bạn ngại trao đổi với bác sĩ thì thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp cũng có thể đánh giá xem vết thương có nhiễm trùng hay không.

  • Bạn có thể xỏ khuyên vách ngăn mũi cho dù công ty hay trường học không cho phép, nhưng bạn phải biết cách giấu khuyên.

  • Tránh xỏ khuyên vách ngăn mũi trong mùa dị ứng nếu bạn bị dị ứng.
  • Tự xỏ khuyên ở nhà là việc nguy hiểm và không được khuyến khích. Đến tiệm xỏ khuyên chuyên nghiệp luôn là lựa chọn tốt nhất. Mặc dù bạn phải trả tiền nhưng nguy cơ nhiễm trùng và xảy ra biến chứng sẽ thấp hơn nhiều.
  • Việc xỏ khuyên vách ngăn mũi đòi hỏi bạn phải nắm rõ về cấu tạo trong lỗ mũi. Nếu bạn không rõ về việc này thì nên để thợ xỏ khuyên thực hiện.
  • Trong khi đeo găng tay, đừng chạm vào quần áo, bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể hoặc bất kỳ vật gì chưa tiệt trùng. Nếu không, găng tay sẽ bị nhiễm bẩn và bạn phải thay găng tay mới.

  • Găng tay cao su
  • Tăm bông
  • Cồn tẩy rửa
  • Đồ trang sức đã tiệt trùng
  • Kim tiệt trùng cỡ 14 hay 16
  • Bút phẫu thuật đã tiệt trùng
  • Lưỡi dao phẫu thuật đã tiệt trùng
  • Nước vệ sinh y tế

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 9.042 lần.

Chuyên mục: Xăm mình và xỏ khuyên

Trang này đã được đọc 9.042 lần.

Video liên quan

Chủ Đề