Văn hóa việt nam trong thời kỳ đổi mới năm 2024

Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa có những bước vận động rất quan trọng. Nhờ đó, sự nghiệp văn hóa đất nước 35 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng cũng còn những tồn tại, thách thức trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

Văn hóa việt nam trong thời kỳ đổi mới năm 2024

Ngày 24/11 tới đây, Hội nghị văn hóa toàn quốc sẽ diễn ra tại Hà Nội. Trước thềm sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật và những thách thức của văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Năm 1987, Việt Nam tham gia Thập kỷ quốc tế về phát triển văn hóa của UNESCO. Văn hóa Việt Nam bắt đầu chuyển mình từ cột mốc này. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần, đồng thời là mục tiêu và động lực của sự phát triển đã được khẳng định trong các văn kiện quan trọng của Đảng. Điều đó đã xoay chuyển nhận thức, tạo ra sự hồi sinh của nhiều giá trị truyền thống bị mai một, thậm chí từng bị lãng quên.

35 năm Đổi mới, văn hóa công quyền, văn hóa pháp luật, thị trường văn hóa, đặc biệt các chỉ số phát triển con người Việt Nam đã có nhiều bước tiến so với khu vực và thế giới. Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam có tên trong số 52 nước có Chỉ số phát triển con người cao. Khoảng 50 triệu người được xóa đói giảm nghèo, giúp Việt Nam cán đích mục tiêu Thiên niên kỷ sớm hơn 10 năm so với cam kết với Liên Hợp Quốc. Gần 30 di sản được vinh danh là di sản thế giới.

Tuy nhiên, Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ, văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, còn có chiều hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần. Một số mặt văn hóa, đạo đức, lối sống xuống cấp nghiêm trọng

Thời gian qua, hàng loạt đại án bị lôi ra ánh sáng trong cuộc chiến chống tham nhũng không có vùng cấm đã củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Đảng chú trọng xây dựng văn hóa trong mỗi cán bộ Đảng viên, để lan tỏa văn hóa đẹp trong toàn dân. Việc Đại hội XIII xác định con người là trung tâm của văn hóa, khơi dậy khát vọng hùng cường chính là tầm nhìn của tương lai, là chìa khóa cho sự phát triển bền vững đất nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Giờ đây, theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội (ảnh), chúng ta cần một công cuộc Đổi mới nữa về văn hóa.

Văn hóa việt nam trong thời kỳ đổi mới năm 2024

Các đại biểu dự Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ I năm 1946

TL - TTXVN

Nói đến Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 (Đề cương), giới nghiên cứu thường nhắc tới ba nguyên tắc cơ bản. Đó là Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa. Theo ông vì sao Dân tộc hóa lại được đặt đầu tiên trong thứ tự ba nguyên tắc nói trên?

- PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Dân tộc hóa là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành nên một nền văn hóa độc lập, tạo điều kiện cho tự cường dân tộc, giải phóng đất nước.

Trong Đề cương, nguyên tắc dân tộc hóa được hiểu là "chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập". Nguyên tắc dân tộc hóa khi đó có những mục tiêu rất rõ ràng. Đó là dân tộc hóa để giải phóng dân tộc, dân tộc hóa để xác định chủ quyền quốc gia về văn hóa và dân tộc hóa để tạo sức mạnh nội sinh cho dân tộc.

Văn hóa việt nam trong thời kỳ đổi mới năm 2024

PGS-TS Bùi Hoài Sơn

NVCC

Ông có thể nói rõ hơn về việc dân tộc hóa để giải phóng dân tộc, để xác định chủ quyền quốc gia về văn hóa cũng như để tạo sức mạnh nội sinh cho dân tộc?

PGS-TS Lâm Bá Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội: Đặt nền móng cho xây dựng lý luận văn hóa ở Việt Nam

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng lý luận văn hóa ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo… Cho đến thời điểm đó (năm 1943) chưa có các công trình nghiên cứu mang tính lý luận về văn hóa ở Việt Nam, ngoại trừ công trình Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh nhưng chỉ mang tính khái luận về văn hóa truyền thống. Bản Đề cương cũng chưa có điều kiện nhận diện các trào lưu tư tưởng, văn hóa phương Tây du nhập, tác động đến đời sống của xã hội Việt Nam và một số vấn đề khác. Tuy nhiên những vấn đề cốt lõi của bản đề cương vẫn có sức sống mãnh liệt trong tiến trình phát triển, được kiểm nghiệm trong thực tế và tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng trong đường lối, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ta.

Không phải ngẫu nhiên mà năm 1954, trước khi về thủ đô, Bác Hồ đến thăm Đền Hùng và nói: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước chính là một kết quả tất yếu của tư tưởng dân tộc hóa. Những bài hát với lời ca như "đường ra trận mùa này đẹp lắm", "ta tự hào đi lên ôi Việt Nam"… đã là niềm cảm hứng cho bao thế hệ thanh niên tình nguyện ra trận. Đó là câu chuyện giải phóng dân tộc.

Với xác định chủ quyền quốc gia về văn hóa, trong Đề cương, Đảng ta đã xác định 3 công việc phải làm. Đó là tranh đấu về học thuyết, tư tưởng để làm cho học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng; tranh đấu về tông phái văn nghệ để làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng; tranh đấu về tiếng nói, chữ viết. Trong đó, tiếng nói và chữ viết được xem như một sự khẳng định văn hóa rõ ràng nhất.

Văn hóa việt nam trong thời kỳ đổi mới năm 2024

Bản in Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943

TL Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Để khẳng định sức mạnh nội sinh của dân tộc, Đề cương định hướng: "phải kịch liệt chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm…". Nguyên tắc phát triển văn hóa cần tránh bảo thủ để lựa chọn được tinh hoa văn hóa thế giới, tránh lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm để hình thành nên một môi trường tích cực, văn minh, thuận lợi cho sự phát triển đất nước.

Đảng đưa ra Đề cương trên một điều kiện lịch sử nhất định. Có điều kiện lịch sử giờ đã thay đổi, chẳng hạn chúng ta không còn phải đấu tranh với điều mà Đề cương gọi là "những thủ đoạn phát xít trói buộc văn hóa và giết chết văn hóa Việt Nam" nữa… Vậy những nguyên tắc Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa hay việc chống xu hướng bảo thủ có thay đổi không, thưa ông?

- Hiện tại thế giới đã thực sự phẳng. Chúng ta tận hưởng lễ hội Halloween, Giáng sinh, Valentine, xem phim bom tấn của Hollywood hay nhiều sự kiện khác chung với người dân thế giới. Điều đó chứng minh quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước ta vào đời sống thế giới trên mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa nghệ thuật.

Tuy nhiên, chúng ta đang gặp phải vấn đề là tiếp thu văn hóa nghệ thuật nước ngoài quá nhiều, chưa thực sự chọn lọc, trong khi "quảng bá sức mạnh mềm" giới thiệu văn hóa nghệ thuật của Việt Nam ra thế giới còn hết sức hạn chế. Điều này dẫn đến nguy cơ bị xâm lăng văn hóa.

PGS-TS Phạm Quang Long, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội: Tiếp nối phát triển và điều chỉnh bổ sung văn kiện

Nếu coi Đề cương như Cương lĩnh thứ nhất của Đảng về văn hóa thì Nghị quyết T.Ư 5 khóa VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết T.Ư 3 khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước như những cương lĩnh mới về văn hóa của Đảng.

Những tư tưởng ấy (trong các nghị quyết này) vừa tiếp nối, vừa phát triển nhiều luận điểm quan trọng của Đề cương từ năm 1943. Đồng thời cũng không thể không ghi nhận những điều chỉnh, bổ sung cả lý luận và thực tiễn của những văn kiện này.

Chẳng hạn trong vấn đề đánh giá và tiếp nhận di sản, Đảng đã đề xuất nhiều luận điểm mới bổ sung cho Đề cương, cho phù hợp với yêu cầu mới. Hay như quan điểm về đại chúng và đại chúng hóa cũng được xem xét biện chứng hơn. Một trong những khiếm khuyết của quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều phong trào văn hóa suốt mấy chục năm qua theo phương châm này là chưa đánh giá đúng mức vị trí và vai trò của tinh hoa văn hóa và giới tinh hoa cũng như vai trò của văn hóa đại chúng. Khi giải quyết quan hệ này, có lúc, có nơi đã bị rơi vào góc nhìn đơn giản hóa các mối quan hệ hoặc đánh giá nhiều vấn đề thực tiễn theo quan điểm số đông chứ không phải từ góc nhìn khoa học…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 rằng "văn hóa còn thì dân tộc còn". Chính việc thất thế trong mặt trận văn hóa nghệ thuật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc mà chúng ta đang theo đuổi. Vì thế, chúng ta cần bổ sung những thông điệp, nội dung mới cho các nguyên tắc của Đề cương văn hóa, từ đó hình thành nên sức mạnh nội sinh, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.

Muốn hình thành sức mạnh nội sinh, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người đó, theo ông, chúng ta cần làm gì bây giờ?

- Văn hóa cần được quan tâm nhiều hơn nữa, để từ đó góp phần nhiều hơn, tích cực hơn đối với sự phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng đó, đầu tiên bản thân văn hóa phải phát triển bền vững trước đã. Môi trường văn hóa cần lành mạnh đủ để tạo ra sức đề kháng với cái xấu, hình thành nên hệ điều tiết cho sự phát triển chung của đẩt nước. Tôi thực sự mong rằng sau thành công trong công cuộc Đổi mới về chính trị, về kinh tế, giờ đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về một công cuộc Đổi mới về văn hóa như những gì chúng ta đã từng làm được với Đề cương văn hóa Việt Nam 1943.