Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

bé nhà em được 4 tháng rưỡi. Từ lúc sinh đến 3 tháng ăn uống tốt, tiêu hóa bt, tháng đầu đi 1-2 lần 1 ngày hơi hoa cà hoa cải, tháng thứ 2 thì 1 lần 1 ngày, có hôm 2, có khi 2- 3 ngày 1 lần, phân sệt, ko táo ( cháu bú mẹ hoàn toàn ạ). Nhưng sau 1 đợt uống kháng sinh cháu bị đi ngoài đến tận bây giờ. Ngày đi 2-4 lần phân nhầy, có bọt. E cho đi khám bsi, bệnh viện nhi tỉnh, nhi TW mà vẫn chưa khỏi. Lần cuối đi Nhi TW soi phân và cấy phân đều cho kết quả âm tính, bác sĩ kết luận cháu bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose. E cho uống dặm thêm sữa free lactose, bé ko bú bình nên phải xúc thìa, lần nào uống giỏi cũng chỉ đc 30-40ml. Nhưng uống Nan thì bé ị phân có hạt bột bột bằng hạt đõ í, em đổi sang similac total comfort thì phân cũng hơi có hạt hạt bằng đầu tăm to. Liệu như vậy có phải bé ko tiêu hóa đc sữa ngoài ko ah? Mà e phải đi làm rồi, bé bất hợp tác vụ sữa ngoài lắm nên hầu như vẫn bú mẹ thôi, e ko dám để bà giúp việc xúc thìa cho bé uống sữa ngoài, toàn tranh thủ giữa buổi về cho bé ti và bé vẫn đi ngoài thế. bé vẫn đi ngoài như thế có ăn dăm được ko ạ? bé ko dung nạp lactose thì có bột ăn liền nào phù hợp ko ạ? Các chị giúp em với, e xì trét quá.

Bất dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể không dễ dàng thủy phân hoặc tiêu hóa lactose. Nguyên nhân bé bất dung nạp lactose cốt lõi do không có hoặc thiếu hụt enzyme lactase. Lactose là loại đường phức. Nó có trong tất cả các loại sữa và sản phẩm từ sữa như sữa mẹ, sữa bột,… Vậy các sản phẩm nào chứa lactose mà trẻ nên tránh và nguyên tắc chăm sóc trẻ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

1. Nguyên nhân và triệu chứng bé bất dung nạp lactose

1.1. Nguyên nhân bé bất dung nạp lactose

Theo nhiều nghiên cứu thì có 3 nguyên nhân chính khiến trẻ không dung nạp lactose: 

Trẻ không có enzyme lactase

Điều này xảy ra khi enzyme lactase bị giảm dần, đây là chứng bệnh di truyền và rất phổ biến. Các triệu chứng biểu hiện thường xảy ra khi trẻ trên 5 tuổi. Trẻ có thể dung nạp 1 lượng nhỏ đường lactose trong khẩu phần ăn.

Thiếu hụt lactose bẩm sinh

Đây là tình trạng trẻ không có enzyme lactase bẩm sinh. Các trường hợp này cực kỳ hiếm gặp. Khi trẻ sơ sinh không dung nạp lactose sẽ bị tiêu chảy nặng khi sử dụng lần đầu tiên. Để phát triển bình thường trẻ cần một chế độ ăn uống đặc biệt ngay từ khi chúng mới sinh

Trẻ không dung nạp lactose thứ phát

Điều này xảy ra khi hệ tiêu hoá của trẻ bị rối loạn do bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… làm thay đổi niêm mạc dạ dày, ruột non. Tình trạng này xảy ra trong thời gian ngắn và cải thiện sau vài tuần.

1.2. Triệu chứng bé bất dung nạp lactose

Khi bất dung nạp lactose trẻ thường có các triệu chứng: 

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng, đầy hơi.
  • Buồn nôn
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc
  • Co thắt, đau bụng

Ngoài ra có một số trẻ còn có các triệu chứng khác như quấy khóc, phát ban, không tăng cân,… Đôi khi các triệu chứng không dung nạp lactose dễ nhầm lẫn với dị ứng thực phẩm như dị ứng sữa bò. Nếu nghi ngờ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Xem thêm: Không dung nạp lactose – Hiểu đúng và phục hồi hiệu quả 

2. 6 món ăn mà bé bất dung nạp lactose nên tránh

Đối với trẻ sơ sinh các triệu chứng không dung lactose có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm không chứa lactose cự kỳ quan trọng. Lactose là loại đường có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Có rất nhiều món ăn chứa đường lactose mà mẹ nên tránh cho bé.

Trong đó, đặc biệt có 6 món ăn mà bé bất dung nạp lactose nên tránh: 

Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

2.1. Sữa bò

Nguồn thực phẩm dồi dào lactose nhất đầu tiên phải kể đến các sữa từ các động vật có vú phải kể đến sữa bò. Trong sữa bò có chứa gần 5% đường lactose cao hơn các loại sữa động vật khác và thấp hơn lượng lactose trong sữa mẹ (7,2%). 

Tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cơ thể đối với những lượng lactose khác nhau mà mẹ nên cân nhắc về việc nên cắt giảm hay loại bỏ hoàn toàn sữa bò trong khẩu phần ăn của trẻ. Thay vì sử dụng sữa bò mẹ có thể thay thế các loại  sữa không có lactose cho trẻ không dung nạp lactose.

2.2 Sữa dê

Như đã nói trên, hầu hết sữa từ các động vật có vú có chứa hàm lượng lactose cao. Với sữa dê chứa khoảng 4,2% lactose thấp hơn sữa bò.

Tuy có chứa lượng lactose đáng kể nhưng nhiều bằng chứng cho thấy những trẻ bất dung nạp lactose mức độ nhẹ vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn của bé. Phân tử chất béo trong sữa dê nhỏ hơn so với sữa bò. Vậy nên sữa dê dễ tiêu hoá hơn cho những trẻ bất dung nạp lactose.

Ngoài ra, nó có giá trị dinh dưỡng, tương đương sữa bò do vậy dù không uống sữa bò thì trẻ vẫn nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng.

2.3. Sữa chua 

Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

Các loại sữa chua có tác dụng thay đổi khẩu vị và tăng cường chất dinh dưỡng cho bé. Sữa chua cung cấp cho trẻ protein, dưỡng chất, cân bằng hệ tiêu hóa  non nớt của trẻ…Hàm lượng đường lactose trong sữa chua không cao. Nhưng đủ để gây ra các triệu chứng của trẻ bất dung nạp lactose.

Thay vì loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của trẻ mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm chứa lợi khuẩn hoặc probiotic.

Các lợi khuẩn này giúp trẻ tiêu thụ lượng đường lactose trong sản phẩm, từ đó làm giảm hàm lượng đường lactose trong sữa. Ngoài ra lợi khuẩn còn có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ…

2.4. Bơ sữa

Bơ sữa có chứa lượng lactose ở mức trung bình nên mẹ không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn bơ sữa ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ. Đối với những bé có triệu chứng không dung nạp lactose nặng thì mẹ có thể loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn của bé, còn đối với trẻ có triệu chứng nhẹ thì lượng nhỏ vào khẩu phần ăn của bé.

Trong Bơ có hàm lượng chất béo rất cao (83,5%), được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo. Bơ có 2 loại là bơ thực vật và bơ động vật. Đối với trẻ bất dung nạp lactose thì mẹ có thể ưu tiên lựa chọn bơ thực vật cho bé để giảm triệu chứng bất dung nạp lactose của trẻ. Hàm lượng chất béo trong bơ tương đối cao nên mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn của bé.

2.5. Phomai

Mẹ không cần thiết phải từ bỏ tất cả các loại phomai ra khỏi khẩu phần ăn của bé. Nhưng mẹ cần chú ý cho con chỉ cần tránh xa phomai mềm. Các loại phomai cứng vẫn có thể sử dụng được, do các enzyme sử dụng trong quá trình làm phomai sẽ phân hủy dần lactose theo thời gian.

Vì vậy, những loại phomai cứng chỉ còn chứa rất ít lactose thôi. Từ đó, mẹ có thể lựa chọn phomai cứng cho trẻ khi bất dung nạp lactose thay cho dùng các loại phomai thường.

2.6. Bánh kẹo làm từ sữa

Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

Các chế phẩm từ sữa như bánh kẹo, kem,… cũng có thể chứa hàm lượng lactose cao và có thể gây ra những khó chịu nhất định với các bé không dung nạp được đường lactose. Tuy nhiên mẹ có thể cho trẻ ăn một số loại sản phẩm có hàm lượng lactose thấp hoặc không chứa lactose cho trẻ. 

Mẹ nên cho bé thử ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để tìm ra loại mà trẻ có thể ăn và không thể ăn để có được các lựa chọn phù hợp cho trẻ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa có lượng canxi rất dồi dào cần cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cân nhắc kỹ xem có nên loại bỏ hoàn toàn sữa có đường lactose hay loại bỏ một phần. Nếu loại bỏ thì cần chú ý chăm sóc trẻ như nào?

3. Nguyên tắc chăm sóc bé bất dung nạp lactose

Việc loại bỏ sữa hoàn toàn hay một phần có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là các nguyên tắc chăm sóc bé bất dung nạp lactose mà mẹ nên chú ý:

Nguyên tắc 1: Dùng sữa không chứa lactose.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp chủ yếu cho trẻ. Do trẻ bất dung nạp lactose nên trẻ không thể bú sữa mẹ hoặc dùng được bất cứ sữa công thức thông thường nào.

Vì vậy việc bổ sung sữa free lactose là điều hoàn toàn cần thiết. Mẹ có thể dựa vào các tiêu chí như thành phần sữa, độ tuổi của con, thương hiệu sữa nổi tiếng,…để lựa chọn sữa phù hợp cho con.

Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể tự ăn các thực phẩm khác nhau để bổ sung dinh dưỡng. Mẹ có thể giảm bớt lượng sữa mà trẻ uống, đồng thời bổ sung các nguyên tố vi lượng thiếu hụt cho trẻ như kẽm, canxi,…

Nguyên tắc 2: Bổ sung Canxi và Vitamin D

Khi các sản phẩm sữa bị loại bỏ khỏi chế độ ăn uống vì không dung nạp lactose, một nguồn canxi quan trọng, vitamin và khoáng chất khác sẽ bị loại bỏ. Do đó, trẻ sẽ cần lấy canxi từ các nguồn khác hoặc có thể phải uống bổ sung canxi. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho trẻ chất bổ sung bất kỳ thực phẩm nào. 

Bổ sung Canxi 

Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

Khi trẻ không dung nạp lactose có thể có ít hoặc không có sữa trong chế độ ăn uống của con. Nhưng sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi chính. Canxi cần thiết cho sự phát triển của xương trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, canxi cũng có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh. Mẹ hãy đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ.Theo khuyến nghị lượng canxi trong chế độ ăn của trẻ, lượng canxi mà trẻ cần sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 200mg
  • Trẻ từ 6 tháng – 1 năm: 260mg
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 700mg
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 1000mg
  • Trẻ từ 9-18 tuổi:1300mg

Các thực phẩm chứa nhiều canxi mẹ có thể bổ sung cho bé mà mẹ nên biết để thêm vào khẩu phần ăn cho con:

  • Các thực phẩm từ họ đậu như đậu nành, đậu xanh,…mẹ có thể dùng sữa đậu free lactose.
  • Cam và nước cam chứa nhiều canxi cho trẻ đây cũng là loại nước tốt cung cấp nhiều vitamin cho bé.
  • Ngũ cốc ăn cũng là nguồn cung cấp nhiều canxi cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo.
  • Cá nhất là loại cá đóng hộp như cá hồi, cá ngừ chứa hàm lượng lớn canxi. Ngoài ra cá cung cấp lượng lớn protein, acid béo omega-6…bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
  • Các loại rau xanh giàu canxi không thể không kể đến như bông cải xanh, đậu bắp, rau dền,…đây là thực phẩm mẹ có thể bổ sung cho bé ở giai đoạn ăn dặm

Ngoài canxi khi trẻ bị cắt giảm lượng sữa trong khẩu phần ăn thì trẻ cũng có thể thiếu các loại vitamin nhất là vitamin D:

Bổ sung Vitamin D

Vitamin D quan trọng trong sự phát triển của xương và răng. Khi thiếu hụt vitamin D trẻ có thể gặp các vấn đề về hô hấp, xương, răng… Trẻ em dưới 1 tuổi nên bổ sung vitamin D 10mcg/ ngày. Trẻ em trên 1 tuổi nên bổ sung 15mcg/ngày vitamin D.

Mẹ có thể bổ sung vitamin cho con theo 2 cách như bổ sung bằng được bằng các sản phẩm cung cấp vitamin hoặc mẹ cũng có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin hàng ngày. Đối với việc dùng sản phẩm thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho bé còn đối với thực phẩm chứa nhiều vitamin D thì mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm bổ sung vào khẩu phần của trẻ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, gan động vật, thịt bò,…

Nguyên tắc 3: Bổ sung lợi khuẩn 

Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

Bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa là thứ mẹ không nên bỏ qua khi trẻ bất dung nạp lactose. Các chi lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium đã được nghiên cứu lâm sàng. Chúng có tác dụng trong việc tăng sinh enzyme lactase. Từ đó hỗ trợ việc tiêu hóa đường lactose tốt hơn, nhanh chóng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose gây nên. 

Việc bổ sung lợi khuẩn là điều quan trọng đối trẻ bất dung nạp lactose. Dưới đây là vai trò của việc bổ sung lợi khuẩn đối với trẻ bất dung nạp lactose: 

  • Thiết lập cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột còn non nớt của trẻ.
  • Hỗ trợ tăng sinh enzyme lactase.
  • Điều tiết lượng nước trong phân.
  • Tạo lớp màng bảo vệ hệ đường ruột cho trẻ trước những yếu tố có hại
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
  • Hỗ trợ tiết ra các enzym giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, hấp thức ăn.

Xem thêm: 10 lý do nên bỏ sung lợi khuẩn cho trẻ

Nguyên tắc 4: Sử dụng thực phẩm và đồ uống thay thế 

Mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có thể thay thế sữa và các chế phẩm từ sữa vào khẩu phần ăn của trẻ. Các thực phẩm có thể thay thế như:

Bánh an dặm cho be bất dung nạp lactose

  • Mẹ có thể sử dụng các sữa free lactose như sữa làm từ gạo, yến mạch, đậu nành, hạnh nhân, dừa, khoai tây…Các loại sữa công thức, sữa bò được đặc chế không chứa lactose cũng là một lựa chọn mà mẹ có thể cân nhắc khi dùng cho bé
  • Nên bổ sung đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn của bé hạn chế hoặc tránh các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai nhất là phô mai mềm,…
  • Mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ các loại thực phẩm như các loại vitamin, protein, kẽm, chất béo…

 Dưới đây là một số mẹo để quản lý lactose trong chế độ ăn của trẻ mà mẹ có thể tham khảo:

  • Bắt đầu từ từ. Sau một tuần hạn chế thức ăn có lactose, hãy thử bổ sung một lượng nhỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trở lại chế độ ăn của trẻ. Theo dõi xem con bạn có bất kỳ triệu chứng nào không. Lưu ý những thức ăn nào trẻ có thể ăn được và những thức ăn nào trẻ nên tránh.
  • Mẹ có thể thấy con mình có ít triệu chứng hơn khi trẻ uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn. Mẹ có thể chọn các sản phẩm từ sữa có lượng lactose thấp gồm phomai cứng và sữa chua…
  • Ngoài ra, mẹ có thể tìm sữa và các sản phẩm sữa không chứa lactose hoặc đã giảm lactose. Mẹ có thể tìm thấy nhiều các sản phẩm ở nhiều cửa hàng. Chúng cũng giống như sữa thông thường và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên chúng có thêm enzym lactase trong thành phần sản phẩm.
  • Hãy tập thói quen từ từ cho trẻ, điều này cần sự hiểu biết và kiên trì của mẹ. Nên thăm khám bác sĩ nếu thấy con có các triệu chứng bất thường nghiêm trọng nào của trẻ.

Tổng kết:

Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn chứng không dung nạp lactose. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể phát huy tác dụng tốt. Bản thân mỗi gia đình cũng có thể đưa ra những thay đổi phù hợp nhất đối với từng trẻ. Mong qua bài viết này mẹ có những lựa chọn phù hợp cho trẻ của mình.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.