Bệnh viện xây dựng trực thuộc đơn vị nào năm 2024

Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển Bệnh viện Xây dựng là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Ngày 9/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1376/QĐ – TTg về việc chuyển nguyên trạng bệnh viện Xây dựng từ Bộ Xây dựng về trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Bệnh viện xây dựng trực thuộc đơn vị nào năm 2024
Bệnh viện Xây dựng trước đây trực thuộc Bộ Xây Dựng.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bệnh viện Xây dựng về ĐHQGHN sẽ được tổ chức lại thành Bệnh viện Y Dược trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các bộ, cơ quan: Tài chính, Nội vụ, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp và có văn bản hướng dẫn thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận nguyên trạng bệnh viện Xây dựng theo đúng quy trình, thủ tục và quy định.

Bộ Xây dựng và Đại học Quốc gia Hà Nội chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, khẩn trương thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận Bệnh viện Xây dựng theo đúng quy định và hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Bệnh viện Xây Dựng chính thức thành lập từ năm 1990 trực thuộc Bộ Xây Dựng toạ lạc tại đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc Hà Nội với quy mô 370 giường bệnh cùng với hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại như: Chụp cắt lớp vi tính 64 dãy, chụp can thiệp mạch, siêu âm màu tim mạch, siêu âm 3D và 4D, xét nghiệm sinh hóa tự động, huyết học, vi sinh, tế bào, phát hiện các tế bào ung thư sớm,… Với phương châm làm việc bệnh viện luôn coi con người là nhân tố quan trọng tạo nên giá trị dịch vụ, Bệnh viện luôn đẩy mạnh việc đào tạo và tuyển dụng để có được một đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm và trình độ cao, chuyên môn cao.

Cơ sở 2 tại khu Linh Đàm, quận Hoàng Mai quy mô 500 giường là bệnh viện đa khoa hạng I, nằm trong mạng lưới các cơ sở Y tế Quốc gia dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế.

Bệnh viện xây dựng trực thuộc đơn vị nào năm 2024
Phối cảnh Bệnh viện Xây dựng cơ sở 2 sau khi hoàn thành. Ảnh minh họa.

ĐHQGHN hiện có một bệnh viện là Bệnh viện ĐHQGHN. Theo quy hoạch, bệnh viện này sẽ có quy mô 1.000 giường bệnh (Giai đoạn 1 quy mô 100 giường bệnh tại cơ sở của ĐHQGHN ở nội thành Hà Nội; Giai đoạn 2 có quy mô hoàn chỉnh tại cơ sở của ĐHQGHN ở Hòa Lạc).

Như vậy, với việc có thêm Bệnh viện Xây dựng (sắp tới thành Bệnh viện ĐH Y dược), ĐHQGHN sẽ có thêm một bệnh viện thực hành tại nội thành.

Có thể nói, việc ĐHQGHN có thêm Bệnh viện Xây dựng để tổ chức lại thành Bệnh viện Đại học Y Dược sẽ là cơ sở nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thực hành, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y – Sinh – Dược học và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho sinh viên Trường Đại học Y Dược.

ĐHQGHN sẽ phát triển mô hình Bệnh viện đại học kiểu mẫu, trong đó xây dựng mối liên kết 4+: Nhà khoa học – Doanh nghiệp – Người sử dụng – Hợp tác quốc tế.

Với môi trường học thuật của ĐHQGHN thì mô hình Bệnh viện đại học sẽ có điều kiện gắn kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn, tăng cường đẩy mạnh năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, triển khai các ứng dụng thực tế và áp dụng công nghệ cao.

ĐHQGHN tổ chức lại thành Bệnh viện Đại học Y Dược ĐHQGHN và sẽ được đầu tư phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao, thu hút nhân tài để đi chuyên sâu các lĩnh vực: tim mạch, ngoại khoa, nội khoa, nhi khoa, sản phụ khoa, ung thư…định hướng đầu phát triển thành Bệnh viện đa khoa hạng I.

- Chuyển nguyên trạng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng sau đây về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý:

+ Trường Cao đẳng Xây dựng số 1;

+ Trường Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị;

+ Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định;

+ Trường Cao đẳng nghề Việt - Xô số 1;

+ Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2;

+ Trường Cao đẳng Cơ giới Xây dựng;

+ Trường Cao đẳng nghề Xây dựng;

+ Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội;

+ Trường Trung cấp nghề Cơ khí xây dựng.

- Chuyển nguyên trạng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng sau đây về địa phương (nơi có trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập) quản lý:

+ Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng chuyển về Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý;

+ Trường Cao đẳng nghề Lilama I chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quản lý;

+ Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quản lý;

+ Trường Cao đẳng nghề Sông Đà chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình quản lý;

+ Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Sông Hồng chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quản lý;

+ Bệnh viện Xây dựng Việt Trì chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quản lý;

+ Trung tâm Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn chuyển về Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý;

+ Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Sầm Sơn chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý;

+ Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Cửa Lò chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quản lý;

+ Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng ngành Xây dựng phía Nam chuyển về Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý.

- Sáp nhập Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam vào Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

Xem thêm Quyết định 996/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 25/8/2023 thay thế Quyết định 359/QĐ-TTg năm 2019.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email [email protected].