Dôi mắt có dùng hình ảnh so sánh nhân hóa năm 2024

Khi em làm một việc tốt, niềm vui sáng ngời trong mắt cha mẹ.Bằng đoạn văn 8-10 câu, hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong trường hợp đó, trong đó có sử dụng một phép so sánh( gạch chân và chú thích rõ)

Xem chi tiết

Dôi mắt có dùng hình ảnh so sánh nhân hóa năm 2024

Viết một đoạn văn miêu tả ( 5 - 7 câu) về chủ đề mùa thu, trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh ( gạch chân câu văn chứa phép so sánh)

Xem chi tiết

Dôi mắt có dùng hình ảnh so sánh nhân hóa năm 2024

Vueets một đoạn văn ngắn tả về một người bạn của em ít nhất có sử dụng ít nhất 1 câu trần thuật đơn có từ là và câu có sử dụng phép so sánh

Xem chi tiết

Dôi mắt có dùng hình ảnh so sánh nhân hóa năm 2024

Viết 1 đoạn văn miêu tả về dòng sông trong đó có sử dụng phép so sánh và 2 từ láy ( từ 5 - 7 câu)

Xem chi tiết

Dôi mắt có dùng hình ảnh so sánh nhân hóa năm 2024

Viết 1 bài văn từ 8- 10 câu tả về người thân mà em yêu mến , trong đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa và so sánh (CHỈ RÕ RA PHÉP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA ĐƯỢC DÙNG TRONG VĂN BẢN ) Giúp mik nha

Xem chi tiết

Dôi mắt có dùng hình ảnh so sánh nhân hóa năm 2024

viết 1 câu văn miêu tả mùa hè , có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa và gạch chân từ ngữ sử dụng phép tu từ đó

- Ta-go sinh tại Kalculta trong một gia đình thuộc đẳng cấp Brahman – đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ (Brahman – Kshastriya – Vaisya – Soudra – Pariah). Cha của Tagore là một điền chủ giàu có đồng thời là một nhà cải cách tôn giáo, có nhiều đóng góp cho xã hội Ấn Độ.

- Là một nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho dân tộc Ấn Độ và nhân loại.

- Ông để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc.

  1. Sự nghiệp văn học

* Các tác phẩm chính

- Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào ông cũng thành công suất sắc:

+ 52 tập thơ.

+ 12 bộ tiểu thuyết.

+ 42 vở kịch.

+ Hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn ca khúc, hàng nghìn bức họa...

- Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học với tập "Thơ Dâng" (gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh).

* Phong cách nghệ thuật

- Ta-go đem đến cho thi ca Ấn Độ một không khí thanh sảng, thiêng liêng mà gần gũi, thân tình; biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình yêu bằng một giọng điệu nồng nàn, tha thiết.

- Thơ Ta-go cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Chất trữ tình - triết lí hòa quyện khó mà phân cắt trong một bài thơ của Ta-go.

2. Tác phẩm "Bài thơ số 28"

  1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn (các bài trong tập thơ này không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự).

- Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902).

  1. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu -> không biết gì tất cả về anh): Khát vọng hòa hợp trong tình yêu.

- Phần 2 (tiếp -> em có biết gì về biên giới của nó đâu): Khát vọng dâng hiến trong tình yêu.

- Phần 3 (còn lại): Sự vô cùng của cuộc đời - trái tim - tình yêu.

  1. Thể thơ và phương thức biểu đạt

- Thể thơ: Tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

  1. Tóm tắt

Bài thơ với quan niệm về tình yêu hướng về cái vô tận, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm hồn con người. Tình yêu là vô biên, không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc phải biết khám phá, hiểu biết, hòa hợp và tin yêu. Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu và đời sống con người, sự huyền diệu, bí ẩn đòi hỏi phải khám phá.

  1. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính.

+ Tình yêu cần sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía.

+ Tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, là một thế giới thiêng liêng, vô hạn.

+ Tình yêu là cuộc sống, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp trong tâm

  1. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp trong tình yêu.

- Tác giả dùng cấu trúc so sánh - ẩn dụ trùng điệp, cấu trúc sóng đôi một cách sáng tạo, đưa ra được những triết lí về tình yêu.

Dôi mắt có dùng hình ảnh so sánh nhân hóa năm 2024

Phân tích Bài thơ số 28 của Ta - go

II. Dàn ý chung phân tích tác phẩm "Bài thơ số 28"

  1. Mở bài

Ra- bin Đra-nát Ta-go là một nhà văn, nhà văn hóa lớn của đất nước Ấn Độ, ông cũng là người Châu Á đầu tiên nhận giải Nô-ben văn học vào năm 1913. Ta-go có những đóng góp to lớn cho nền văn học thế giới. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đáng chú ý của ông là Bài thơ số 28 trong tập thơ Người làm vườn. Bài thơ thể hiện tình yêu không có sự dung tục, tầm thường có sự hòa hợp giữa hai tâm hồn. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ để hiểu rõ hơn về cảm xúc, tư tưởng cũng như phong cách thơ của Ra- bin Đra-nát Ta-go.

  1. Thân bài
  1. 6 câu đầu

- Hình ảnh đôi mắt được lặp đi lặp lại trong sáu câu thơ đầu

- Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi thể hiện tình cảm của con người

- Nhà thơ lấy hình ảnh đôi mắt để diễn tả tâm trạng của mình

- Sự khát vọng hòa quyện giữa hai tâm hồn, thể hiện tâm hồn của nhà thơ.

- Sự hòa hợp giữa trăng và biển, sự hòa hợp mà tác giả mong muốn

  1. 15 câu tiếp

- Trái tim con người là một thế giới bí ẩn, con người không thể khám phá được

- Tác giả nói rằng trái tim nhỏ bé những con người không thể tìm được ranh giới của nó

- Trái tim thể hiện sự to lớn, rộng lớn vô cùng

  1. 2 câu cuối

- Tình yêu vô hạn

- Khẳng định rằng chúng ta không bao giờ biết được giới hạn của tình yêu.

  1. Kết bài

Nêu cảm nhận về tình yêu trong bài thơ số 28 của Ta - go

III. Danh sách đề thi phân tích "Bài thơ số 28" của Ta - go

1. Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) về Bài thơ số 28 của tác giả Ra-bin-dra-nát Ta-go

Ta-go là thiên tài của Ấn Độ và thế giới, là nhà nhân đạo chú nghĩa vĩ đại của thế kỉ XX. Ngoài tài năng về văn học ra, ông còn là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà giáo, nhà hiền triết, nhà hoạt động xã hội... Trong lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. ở Bengan, quê hương ông, nhân dân gọi là Guredave (bậc thánh sư).

Trong các bài thơ tình của Tago, Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ đã được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay của thế giới. Nhạc điệu trong thơ Tago thường du dương, êm ái, mượt mà và sâu lắng, toát lên cái thâm trầm, suy tư của con người giàu chất trí tuệ, giàu triết lí với tâm hồn đa cảm.

Bài thơ số 28 nói đến tình yêu là vô biên không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, luôn luôn phải khám phá, sáng tạo, tâm hồn hòa hợp tình yêu và hiểu biết nhau. Khát vọng đó không bao giờ tắt bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh. Trong ba câu mờ đầu bài thơ, tác giả nói về đôi mắt của người yêu có vé băn khoăn u buồn, hình như chưa thật tin, muốn nhìn thẳng vào tận đáy tâm tưởng của anh:

" Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn nào sâu biển cả"

Đôi mắt có thế như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thăm thẳm của trái tim người như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh diệu huyền. Chính đó là biểu hiện sự khát khao hòa hợp tâm hồn.

Để đáp ứng khát vọng đó, chàng trai đã bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu, nhưng thật nghịch lí làm sao khi chàng trai nói ngược lại ràng: chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh:

"Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em

Anh không giấy em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh"

Nếu ở đoạn trên tình cảm của chàng trai mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày lòng chán thực, thì những câu thế hiện tình cảm của chàng trai phát triển cao hơn. Để người yêu tin tưởng, hiểu thấu, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình:

"Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

Anh sẽ đạp nó ra làm trăm

Và xâu thành một chuỗi

Quàng vào cổ em

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa

Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em"

Viên ngọc, đóa hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ mà tạo hóa cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em. Đó Là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng đến như vậy, nhưng vần chưa đủ sức đáp ứng sự (lòi hỏi của người yêu. Điều mà người yêu cần đến là thứ khác. Tình yêu của chàng trai lại chuyển lên cung bậc cao hơn là hiến dâng trái tim.

"Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu

Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây thú lạc

Nó sẽ nở a thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh

Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau

Nó sẽ tan thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn"

Với những từ nếu, chỉ để tiếp tục khẳng định, tác giả lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí. Ông lại vận dụng thủ pháp so sánh, vi von để khám phá chiều sâu và bến bờ của trái tim.

Trái tim con người là thế giới bí ẩn, không dễ dàng gì do dược độ nông sâu, rộng hẹp của nó. Nó cũng có một chiều sâu thăm thẳm như chiều sâu của biển cả, cũng có bến bờ vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng vì nó khó biết được biên giới của nó xa, gần, rộng, hẹp tới đâu.

Chính vì khoảng cách đó mà tình yêu đòi hỏi rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hòa hợp, trái tim con người bình thường cũng dễ làm được điều đó. Nếu trái tim chàng trai có phút, giây lạc thú thì người yêu cũng dễ dàng chia vui với chàng nụ cười nhẹ nhõm. Nhưng trái tim của chàng khổ đau thì người yêu cũng thông cảm với chàng rất nhanh bằng hàng lệ trong.

Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu"

Rõ ràng, ở đây, Tago đã chỉ ra rằng trái tim tình yêu không đơn giản, nó dược câu tạo bằng chất liệu đặc biệt, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn, vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa đòi hỏi, vừa giàu sang.

"Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu."

Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ em vẫn chưa hiểu hết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lí, dù khẳng định vậy, biết trước vậy nhưng tình yêu vẫn khao khát biết trọn nó. Muốn có hạnh phúc trong tinh yêu không gì bằng ngày ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết, sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng.

Tóm lại, Bài thơ số 28 của R.Tago là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận, hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi phản đề đế khẳng định chân lí, điều đó hợp với tư duy người Ấn Độ Hướng về cái vô hạn của vũ trụ, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm linh con người. Bài thơ đã làm nổi bật được đặc trưng đó. Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện tư duy logic và triết học của tác giả. Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ví von, ẩn dụ phù hợp với nội dung, Tago tạo cho bài thơ có sức rung, sức gợi sâu xa, mạnh mẽ.

2. Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago

Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel, năm 1914, Tago xuất bản tập thơ “Người làm vườn – tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ sơ 28 này rút trong tập “Người làm vườn”, được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới”.

Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lắng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn” – được nói đến mà thôi.

Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.

Tình yêu đến, “Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:

“…Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gì.

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.”

Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu… anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỉ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:

“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,

Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

Và xâu thành một chuỗi

Quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa

Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,

Anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.”

Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, là cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai!

Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “Trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Là một lời nhắc khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em:

“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!”

Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.

Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, tầm thường, thoảng qua! Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn”, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề”, nhiều người viết sách lâu nay đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu:

“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong phản ánh nỗi sầu thầm kín”.

Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế này mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:

“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,

Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!”

Trong nguyên tắc: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết thành: “những đòi hỏi” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào về trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải thứ “trái tim chỉ là giây phút lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh và em sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng? Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự cầu mong và giàu sang trong tình yêu, Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp của tình yêu. Thơ tình của Tago mang thêm màu sắc triết lý.

Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.

Bài thơ tình số “28” của Tago rất đẹp và sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là một sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.

3. Phân tích tình yêu lứa đôi trong bài thơ số 28 của Ta - go

Đất nước Ấn Độ - ai mà không nghe, không biết dù chỉ một lần về xứ sở thiêng liêng đầy huyền bí ấy. Mỗi chúng ta, ai đã từng thường thức những cuốn phim Ấn Độ? Có lẽ khi xem bộ phim "Truyền thuyết tình yêu" chúng ta sẽ thấy được xứ sở lạ lùng ấy. Đó chỉ dừng lại ở một lĩnh vực điện ảnh nhưng khi bạn ngâm nga đôi vần thơ của thi sĩ vĩ đại Tago - vị thánh sư trong trái tim người Ấn - thì cuộc sống, tình yêu đã trở thành một giai điệu tuyệt vời - một thứ "tôn giáo con người" kì diệu nhất! Tình yêu lứa đôi trong thơ Tago đã vượt lên trên mọi bờ cõi đời thường, nó dã nhuộm màu linh thiêng huyền bí mang đậm sắc thái, phong vị của riêng con người Ấn Độ. Bài thơ số 28 thực sự là khúc ca ngân vang, êm dịu nhất cho tình yêu đôi lứa cho tinh yêu rộng mở, bao la trong trái tim thiên tài Tago.

Mở đầu bài thơ, Tago đã để ngòi bút thiên tài của mình như sống dậy, tràn tuôn với lời thơ tình tứ nhất:

"Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh"

Ở khúc dạo đầu, "đôi mắt" tình yêu đã hiện diện ra. Phải chăng, Tago muốn lấy "hằng số chung" của tâm hồn thay ngôn ngữ? Không là "đôi mắt sáng ngời, để nhìn đời và để làm duyên", đôi mắt em lại băn khoăn muốn nhìn vào "tâm tưởng của anh". Cái buồn từ đôi mắt ấy nói hộ em biết bao điều. Em muốn tin anh lắm, nhưng em rất sợ anh dối gian em. Em muốn được hiểu hết ngõ ngách hồn anh, tâm tưởng anh. Điều đó có được chăng? Em cố gắng kiểm soát cái biên giới vô hình ấy:

"Như trăng kia muốn vào sâu biển cả"

Cái khát vọng cùng được hòa nhập tâm hồn, được sống trong anh cứ quấn quýt, ràng buộc lấy em. Sự khát vọng hòa nhập tình yêu ấy được tác giả nâng lên tầm cao vũ trụ. Như vầng trăng lặn sâu và biển cả, đại dương với muôn ngàn con sóng yêu thương rì rào vô tận. Trăng như ghì lấy đại dương, dù rất nhỏ bé trước đại dương nhưng sức lay động kết dính thật kì diệu. Nhưng cái trăn trở của đôi lứa yêu nhau không chỉ là những trách móc, hờn ghen, những băn khoăn ấy mà dường như có sự nghịch lí lạ lùng.

"Anh khống giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh"

Chính vì quá yêu em, yêu em mãnh liệt mà em nghi ngờ anh. Cái nghịch lí này phải chăng chỉ có ở tình yêu? Làm thế nào để em hiểu anh đây? Đọc câu thơ trên tạc hình dung ra ngay người con trai đang thì thầm tâm sự. Tình yêu có ngôn ngữ riêng của nó. Dẫu em không nói ra nhưng đâu cần phải nói mà: Ánh mắt là ngôn ngữ chân thành nhất trong tình yêu (Sêxpia) thì anh cũng đọc được ở đáy mắt em một đôi lời thầm thì, ánh mắt ấy như rực sáng trong anh một ngọn lửa khát vọng yêu đương, hòa hợp tâm hồn. Anh sẽ là biển cả trùng dương cơn sóng vỗ, ru hồn mảnh trăng bằng đợt sóng ngân nga, êm dịu. Như để phơi bày cả tâm hồn mình cho người yêu, nhân vật "anh" trữ tình này ví mình như viên ngọc, đóa hoa, và khát vọng được dàng tặng cho nữ thần tình yêu, vị giáo chủ nhỏ bé của mình:

"Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

Anh sẽ đập nổ ra làm trăm mảnh

Và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa

Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em"

Anh nguyện là con chiên ngoan đạo của riêng em. Từ "chỉ" ở đây như xưng tôn giá trị của viên ngọc, của đóa hoa. Em là tác phẩm quý đẹp của thượng đế nhưng anh xin làm ngọc được "quàng vào cổ em ", được là đóa hoa cài lên mái tóc như mây suối ấy, được điểm trang em lên, và tuyệt vời hơn. Đó là ước mơ khao khát trong trái tim anh. Có lẽ chỉ có đôi lứa yêu nhau, yêu nhau với tình yêu cháy bỏng, trung thành mới có được những lời thì thầm chân thành ấy. Nét tâm lí chung chăng? Ta có lần bắt gặp trong lời hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Anh xin làm quán trọ để dừng chân, em ghé chơi ... Anh xin làm đá cuội và lăn theo gót hài

Nhưng lời hát này kín đáo, phảng phất tình yêu thầm lặng đơn phương. Tiếp theo lời thơ Tago như đàn, như đệm cho lời tỏ tình của chàng trai. Nhưng lúc này tâm hồn anh như bị xáo động, anh kêu vang khe khẽ:

"Nhưng em ơi đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu"

Có những chiến công ta có thể lập, có những biên giới ta có thể kiểm soát, nhưng chiều sâu và bờ bến tâm hồn mấy ai đo được. Tình yêu của anh trao em là tình "không biên giới". Trong vương quốc ấy, anh xưng tôn em là nữ hoàng đầy quyền lực. Điều đó hơn ai hết em là người hiểu được nó, và thấu suốt tình yêu của anh, nhưng... em đã làm anh thất vọng... Chỉ có riêng anh mới hiểu được tình yêu của anh sao? Và duy chỉ có anh mới hiểu em muốn nói gì với anh cơ à?

"Tiếp theo sau, "anh" thiết tha bày tỏ?

Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú.

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm và em thấu suốt rất nhanh

Nếu trái tim anh chi là khổ đau

Nó sẽ tan ra thành lệ trong

Và lặng im phản chiểu nỗi niềm u ẩn"

Em là tất cả tình yêu của anh. Anh không gian dối. Và anh biết em rất tinh tường. Làm sao anh có thể dối gian em. Những nỗi niềm u ẩn của tình yêu đơn phương hay những phút giây thỏa mãn của thứ tình yêu không đúng nghĩa sẽ một giây phút nào sẽ được lộ diện. Nhưng cả em và anh, chúng ta cùng dạo bước trong thế giới tình yêu kì diệu thiêng liêng, tình yêu song phương tuyệt đỉnh thì có thể nào chứ? Anh muốn van vỉ em như con chiên trước đấng cứu thế.

"Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu

Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu."

Tình yêu thánh thiện, tinh nguyên anh đã trao tặng về em, nó vượt lên trên khái niệm của vũ trụ bao la, và anh đã tôn thờ nó, tôn thờ tuyệt đối. Tự bao giờ, trái tim anh "hướng về em một phương". Nhưng có lẽ, em sẽ chẳng bao giờ "hiểu được tình yêu của anh đâu". Phải chăng đây là điều nghịch lí cứ đeo đẳng hai ta? Lời thơ mỗi lúc như thiết tha, cháy bỏng, và kết thúc một giai điệu ái tình, nhưng âm vang hãy còn ngân đọng. Tình yêu ấy như cốc rượu tràn đầy, càng rót càng say, càng tràn đầy và càng quyến luyến, ngất ngây trong tâm hồn.

Tình yêu có những lí lẽ nông tư, vi diệu được dệt bằng ánh mắt nụ cười Tago đã thực sự sống trong tình yêu, tôn xưng tình yêu lên thành thứ tôn giáo kì diệu thiêng "Tôn giáo con người". Những tiếng nói riêng, rất riêng ấy được ngòi bút tác giả thấu suốt, phơi bày. Lời nói của em và anh là những nốt nhạc bổng trầm tạo nên giai điệu riêng của tình yêu đôi lứa. Thiên nhiên cứ như xoắn xít từng lời thơ, câu chữ, cả vũ trụ, đại dương như nới rộng ra và lặng im, ngừng thở, để đôi lứa yêu nhau thầm thì, trách hờn. Nét hờn ghét vô cớ, cái nét băn khoăn từ ánh mắt là những ngôn ngữ vô thanh nhưng nên vần nên điệu, như những cánh cửa thần kì soi thấu tâm hồn họ. Tago thực sự nắm bắt những biến động của thế giới ấy. Ta đã có lần gặp "đôi mắt" ấy xuất hiện ở thơ của ông như thế:

"Anh là con chim quen sống cảnh hoang vu

Đã tìm nơi mắt em khung trời của nó

Đôi mắt em là chiếc nôi buổi sáng là vương quốc của trời sao

Tiếng hát anh bay lượn lọt vào chiều sâu của đôi mắt ấy"

Trên khung trời này rộng rãi cô đơn và tung cánh bay lên trong ánh mặt trời

Trong thơ Tago, tình yêu lứa đôi là âm chủ vút cao còn dàn nhạc đệm là thiên nhiên hoa cỏ, là chiều cao không gian là chiều sâu biển cả. Tất cả đã hòa kết lại thành. "Ca khúc giao duyên bất hủ. Có lẽ qua đó ta hiểu phần nào tựa đề Người làm vườn cho cả tập thơ này chăng?

Đọc bài thơ Tago, mở ra trước mắt cả một thế giới diệu kì, nâng tâm hồn ta bay bổng. Bài thơ được tạo ra từ cả một tình yêu. Có câu danh ngôn: Tác phẩm nghệ thuật là kết quá tình yêu con người đối với cuộc sống.

Muôn thuở, tình yêu lửa đôi này sẽ sống mãi như một phép tiên, trở thành cây đời. Đọc bài thơ ấy, chúng ta có nghe chăng lời hát du dương.

"Tình yêu là chiếc lá xanh, là những đám mây bồng bềnh trong gam nắng

Tình yêu là những cánh chim, là tiếng hát em trong xanh êm đềm

Hãy giữ lấy tình yêu, giữ lấy mùa xuân

Vì tình yêu là chiếc lá, chiếc lá trên cành mãi màu xanh

Vì tình yêu là ánh sáng đem đến cho dời hạnh phúc mùa xuân...

Có thể chăng lấy tiếng hát này là kết thay cho ca khúc bằng thơ của Tago?"

Tago sẽ là một "thánh sư" cả trong trái tim chúng ta, trong nền thơ ca thế giới. Tago ra đi vĩnh viễn nhưng tha thiết với đời với tình yêu vẫn còn đọng lại có bài thơ đến nay tôi không thể nào quên được về người.

4. Vẻ đẹp tình yêu trong Bài thơ số 28 của Ta - go

Ta-go (1861 – 1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập “Thơ dâng”. Ông là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại”, một nghệ sĩ toàn tài để lại một sự nghiệp văn nghệ đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, trên 3.000 bức họa. Bài thơ tình số 28 này rút trong tập “Người làm vườn” được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới”.

Toàn bài thơ là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lặng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn “– được nói đến mà thôi.

Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.

Tình yêu đến, “thần ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em nào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng, chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong”cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn và yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:

“… Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cá.

Anh đa để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”

Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nêụ́ ạnh sẽ yêu để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên diễn tả một “tấm lòng”, một sự trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Ta-gor viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỉ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:

“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em”.

Lời dịch thơ khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, làm cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai!

Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên tha thiết, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Lại một lời nhắc nhở khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần. Phải biết trân trọng và phát hiện mọi điều cao quý tiềm ẩn trong tâm hồn người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trái có một trái tim rất đẹp! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em:

“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!”

Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.

Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, thoảng qua. Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn” một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề” nhiều người đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu:

“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở thành nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó rất nhanh

Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan thành lệ trong, phản ánh nỗi sầu thầm kín”

Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế kia mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:

“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,

Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!”

Trong nguyên tác: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết rằng: “những đòi hỏi ” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải là thứ “trái tim chỉ là một phút giây lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kì diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng. Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đây sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự vô biên và giàu sang trong tình yêu. Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp về tình yêu. Thơ tình mang thêm màu sắc triết lí. Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.

Bài thơ tình số 28 của Ta-gor rất đẹp và giàu tính sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Như một lời nhắc khẽ: Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện và chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.

5. Cảm nhận chất triết lý trong bài thơ số 28 của Ta - go

Tago là một nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho dân tộc Ấn Độ và nhân loại. Ông đem đến cho thi ca Ấn Độ một không khí thanh sảng, thiêng liêng mà gần gũi, thân tình; biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình yêu bằng một giọng điệu nồng nàn, tha thiết. Thơ Tago cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Chất trữ tình – triết lí hòa quyện khó mà phân cắt trong một bài thơ của Ta-gor.

Bài thơ số tình 28 được in trong tập Người làm vườn của Ta-gor, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khẳng định: tình yêu là sự đồng điệu, hòa hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu, chan hòa vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi. Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu.

Chất triết lí trong Bài thơ số tình 28 được trình bày qua những lập luận chặt chẽ với một hệ thống hình ảnh rực rỡ, sinh động. Với cách đặt vấn đề, phản đề, nghi vấn, giải thích để đi tới chân lí, bài thơ rất đặc trưng cho tư duy người Ân: tìm tới chất triết lí trong muôn vàn hiện tượng đời sống.

Nghĩa bài thơ được diễn giải theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến tưởng tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng được nâng dần theo các tầng nghĩa của bài. Sự đan chéo giữa lời lẽ của một người tình pha một triết gia làm cho ý nghĩa và cảm xúc trong bài thơ càng thêm sâu sắc, cao siêu.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đôi mắt – “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt ấy, dưới con mắt nhà thơ, như ánh sáng kì diệu của trời đất, đang muốn rọi sáng tận đáy của trái tim người yêu, như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Đó chính là niềm khát khao hòa hợp tâm hồn, là khát vọng muôn chan hòa và thấu hiểu người mình yêu. Nhưng đôi mắt ấy cũng đu chứa một nỗi băn khoăn, u buồn vì khát khao trên là vô vọng.

Rất chân thành, chàng trai thổ lộ: “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì”. Nhưng, một nghịch lí xảy ra: “Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”. Vì sao vậy? Bởi vì tất cả những điều em biết về anh đều mới chỉ là cái bề ngoài (ví như ăn mặc, hành động, lời nói…), còn cái đáy sâu thăm thẳm của tâm hồn anh, trái tim anh (ngừng suy nghĩ, cảm xúc) dễ đâu nắm bắt được.

Vần một mực chân thành, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho người yêu. Cả đoạn thơ là những lời nguyện ước thiêng liêng với những hình ảnh, từ ngữ đẹp đẽ, sang trọng. Nhưng cái phần cuộc đời ấy vẫn chỉ là những cái có thể nắm bắt được, dù rất quý giá, cao sang. Một phản đề được đưa ra: cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai lại là một trái tim – một thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà em là nữ hoàng, là người làm chủ nó mà cũng không thể biết được biên giới của nó xa gần, rộng hẹp đến đâu. Đây chính là một khoảng cách không bao giờ phá vỡ nối, một đỉnh cao không bao giờ bị chinh phục của tình yêu. Sự hòa hợp, đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người.

Một giả thuyết lại được nêu lên: Nếu trái tim chàng trai có những phút giây lạc thú, thì người yêu cũng dễ chia vui bằng nụ cười nhẹ nhõm, nếu trái tim chàng khổ đau thì người yêu cũng thông cảm bằng hàng lệ trong.

Nhưng chàng trai tự biết mình có một trái tim phức tạp hơn nhiều: trái tim anh lại là tình yêu. Một trái tim đâu chỉ có những vui sướng, khổ đau dễ chia sẻ, cảm thông, mà bao gồm nhiều nỗi đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng – vừa khổ đau, vừa thiếu thốn – vừa giàu sang, mà tất cả đều vô biển, trường cửu, một thế giới bí ẩn, không giới hạn, không ai có thể đo đếm được (ca dao Việt Nam cũng từng có một câu mang ý nghĩa tương tự: “Sông sâu còn có kẻ dò, Lòng người ai dễ mà do cho tường”).

Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một: anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai: nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.

Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hòa vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hòa hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.

Nếu mỗi người tình đều biết hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt, dựng xây, điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu. Phải chăng đây là triết lý tiềm ẩn của thơ tình R. Tagore?

Bài thơ là một hệ thông tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh: đôi mắt em muốn nhìn… như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hòa hợp, thấu hiểu tâm hồn), đời anh là viên ngọc, đóa hoa (những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời anh), em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh), em có biết gì biên giới của nó đâu (cái bí ẩn vô biên của trái tim anh)… Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mĩ lệ hóa, lung linh những sắc màu huyền diệu. Bài thơ mang tính chất mê hoặc vì lẽ đó.

Đây là một bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Chất triết lí trong Bài thơ số tình 28 thể hiện trên nhiều bình diện: Đó là những lập luận, đưa ra giả thuyết rồi phản bác lại với những mẫu câu lặp lại: Nếu… chỉ là… nhưng. Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng. Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (.biển cả, vương quốc} để xác định giới hạn, bản chất của thế giới tâm linh – phần bí ẩn, sâu xa nhất của tâm hồn con người và nêu lên những đối lập, mâu thuẫn muôn đời như là những quy luật vĩnh cửu của tình yêu.

Tago muốn nói điều gì về tình yêu? Có lẽ ông muốn nói lên một chân lý: tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và khám phá, đi tìm. Nhưng trái tim tình yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao vĩnh cửu của con người.

Bài thơ số tình 28 toát lên âm hưởng của giọng điệu thơ tình, qua cách thức giãi bày, bộc lộ quan niệm về tình yêu mà .Ở đây có thể liên tưởng tới tình yêu lứa đôi. Song bằng hình thức cấu trúc câu thơ theo lối giả định – phủ định – khẳng định, tác giả đã chỉ ra những nghịch lí của tình yêu. Từ đấy tác giả trình bày một quan niệm tình yêu khác, rộng hơn nhiều so với các quan niệm của các nhà thơ khác. Bài thơ diễn tả một nội dung triết lí về tình yêu-ftừ đó mở rộng ra ý nghĩa của cuộc đời, cho tình yêu nói chung và rộng hơn, cho mọi tình cảm của con người. Âm hưởng trữ tình thiết tha tạo ra sự trầm lắng, suy tư đầy chất triết lí vừa gợi mở cho độc giả niềm vui hướng tới tình yêu thiêng liêng, vừa tạo ra cảm giác kì diệu, bí ẩn của tình yêu.