Huyết áp 150 uống thuốc bao lâu thì hạ

Chồng em năm nay 26 tuổi, nặng 80kg, cao 1m70, huyết áp đo được là 150/90 mmHg có phải là huyết áp cao không ạ? Như vậy có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và hướng điều trị ra sao ạ? Xin được tư vấn.

Chào bạn,

Ở độ tuổi của chồng bạn, chỉ số huyết áp 150/90 là mức huyết áp cao. Những người bị cao huyết áp thường có biểu hiện đau ngực, nặng ngực, đau đầu, chóng mặt và choáng, buồn nôn,… Nếu không được điều trị, huyết áp cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, gây dày thất trái và lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Có nhiều nguyên nhân dẫn tăng huyết áp như hút thuốc lá, uống rượu bia trong thời gian dài, cơ thể thừa cân, béo phì, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, căng thẳng thần kinh stress kéo dài trong công việc và cuộc sống…

Trường hợp của chồng bạn, thì theo tôi nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp cao có thể là do tình trạng thừa cân gây nên. Vì thế trước mắt chồng bạn nên thay đổi lối sống để giảm cân: hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo, ăn giảm muối, tăng cường rau xanh chất xơ, không nên sử dụng những thực phẩm có chứa chất kich thích như rượu, bia,..tâp thể dục thường xuyên như đi bộ, yoga, không nên thức khuya, tập hít thở sâu giúp giải tỏa căng thẳng stress, lo âu. 

Bạn có thể tham khảo cho anh nhà sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí quốc tế để đạt hiệu quả điều trị cao hơn 

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Thân mến!

Bạn có biết rằng Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”? Bởi vì bệnh diễn biến âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng, do vậy rất nhiều bệnh nhân chủ quan không theo dõi và điều trị đến khi xảy ra những biến chứng nặng nề thì đã muộn và lúc đó họ mới thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc điều trị đúng và đủ.

Việc điều trị tăng huyết áp nhằm hai mục đích: ngăn ngừa lâu dài các biến chứng; nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Tóm lại, thuốc điều trị tăng huyết áp có vai trò như người gác cổng, không để cho huyết áp của bạn lên cao và gây ra tai biến.

Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị THA là điều trị lâu dài nếu không muốn nói là “suốt đời”. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng thực hiện mới là khó, đa số các bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo nguyên tắc này vì chủ quan cảm thấy mình không có biểu hiện gì bất thường, vì e ngại các tác dụng phụ của thuốc khi dùng lâu dài hoặc vì cảm thấy dùng thuốc đều đặn hàng ngày là một việc phiền phức.

Nhưng bạn cần hiểu rằng, trong quá trình bạn uống thuốc, con số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị, và con số huyết áp trở về bình thường là nhờ vào việc bạn uống thuốc đều đặn hàng ngày, do vậy bạn không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Khi bạn tự ngưng điều trị tăng huyết áp thì sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và đây là thời điểm thường xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… vì bạn cần luôn ghi nhớ rằng THA lâu dài đã làm cho thành mạch máu của bạn yếu, xơ vữa và kém đàn hồi. Chính vì thế, khi huyết áp tăng cao đột ngột trở lại, thành mạch của bạn dễ dàng nứt vỡ, là nguồn gốc của các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù bạn cảm thấy khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì bạn vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên.

Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào cả và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh, vì vậy tăng huyết áp được gọi là "Kẻ giết người thầm lặng”.

Tăng huyết áp có nguyên nhân từ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu, bia. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015, có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu, bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại; hơn một nửa dân số ăn thiếu rau/tráỉ cây; người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và có khoảng 1/3 người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch, đột quỵ.

Khi nào được gọi là tăng huyết áp?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Bình thường huyết áp tối đa dao động từ 90-139 mmHg và số đo huyết áp tối thiểu bình thường từ 60- 89 mmHg.

Huyết áp được gọi là tăng khi huyết áp tâm thu >140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >90mmHg sau khi đo lặp đi lặp lại nhiều lần và đúng cách. Dưới 40 tuổi, huyết áp 145/80; dưới 50 tuổi, huyết áp 150/80; dưới 60 tuổi huyết áp 160/90 và trên 60 tuổi huyết áp 165/95 được coi là có khuynh hướng tăng huyết áp.

Vì huyết áp có thể lên xuống trong những điều kiện nhất định nên để biết một người có bị tăng huyết áp hay không thì không thể xác định qua một lần đo mà phải đo nhiều lần trong ngày, thậm chí là trong tháng. Khi đo, bệnh nhân phải tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá hoặc uống cà phê 15-30 phút trước khi đo, tinh thần thoải mái... và bác sĩ phải thực hiện đo đúng phương pháp.

Xử trí khi bị tăng huyết áp

Bản chất của bệnh tăng huyết áp là không có triệu chứng điển hình. Nếu không dùng máy để đo huyết áp thì hầu như rất khó phát hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng do tăng áp lực máu lên não như nhức đầu nhiều, mặt đỏ, tai ù, mắt nhìn mờ, chóng mặt, nôn mửa. Tốt nhất nên kiểm tra huyết áp bằng máy hoặc tìm sự trợ giúp của nhân viên y tế gần nhà. Để bệnh nhân nằm nghỉ trong tư thế thoải mái rồi tiến hành đo huyết áp. Sau 5-7 phút nằm nghỉ lại tiếp tục đo lần hai, nếu huyết áp vẫn cao như trị số ban đầu [khoảng 160/100] thì nên uống thuốc hạ huyết áp [người bệnh tăng huyết áp cần có sẵn thuốc ở nhà theo đơn của bác sĩ].

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không được quá vội vàng cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp khi mới đi ngoài nắng nóng về hoặc đang lúc nóng giận... sẽ rất nguy hiểm. Những trường hợp như vậy, chưa chắc huyết áp nền đã cao mà nhiều khi do yếu tố môi trường, thời tiết, tâm lý có thể gây tăng huyết áp giả tạo.

Chú ý:

+ Khi huyết áp đột ngột tăng cao, bệnh nhân nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý ổn định, không nên nói nhiều, không nên quá xúc động [quá vui hoặc nóng giận].

+ Người nhà không nên vì quá lo lắng mà tập trung lại hỏi han bệnh nhân quá nhiều. Người bệnh cũng không nên hoạt động gắng sức mà cần nằm nghỉ nơi yên tĩnh. Trong trường hợp huyết áp không hạ sau nghỉ ngơi thì cần đưa đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.

+ Không sử dụng đường [trà đường, nước đường...]; tuyệt đối không ăn mặn, không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia trong lúc lên cơn tăng huyết áp vì chúng dễ làm huyết áp tăng cao hơn.

Để phòng chống nguy cơ tăng huyết áp, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình.

2. Tăng cường ăn rau và trái cây.

3. Giảm ăn muối xuống dưới 5g/ngày.

4. Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.

5. Không hút thuốc, hạn chế rượu, bia.

6. Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Mỗi người hãy nhớ số đo huyết áp của mình.

7. Người bị tăng huyết áp nên tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Thuốc trị cao huyết áp được chỉ định cho người bị tăng huyết áp. Theo đó, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh có thể phải dùng thuốc trị cao huyết áp suốt đời, mặc dù huyết áp đã ổn định.

Huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp lý tưởng ở người bình thường là:

  • Huyết áp tâm thu: 100 - 120 mmHg
  • Huyết áp tâm trương: 80 mmHg

Thuốc trị cao huyết áp được chỉ định cụ thể trong 3 giai đoạn của cao huyết áp như sau:

  • Khi huyết áp tâm thu là 130 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương là 80 - 89 mmHg: Chỉ những bệnh bệnh nhân từng mắc bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch mới được chỉ định dùng thuốc. Còn lại, đối với người bình thường có thể đây là trường hợp tăng huyết áp do lối sống hoặc thói quen, nên được khuyên thay đổi lối sống hoặc từ bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh để huyết áp ổn định.
  • Khi huyết áp tâm thu >140 mmHg hoặc >180 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương >90 mmHg hoặc >120 mmHg: Tất cả bệnh nhân buộc phải uống thuốc trị huyết áp để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch có thể xảy ra, đặc biệt là giảm nguy cơ tử vong.

Có cần tiếp tục uống thuốc khi huyết áp ổn định?

Khi sử dụng thuốc trị cao huyết áp cần tuân theo các nguyên tắc uống thuốc sau:

  • Uống thuốc đúng giờ mỗi ngày. Thời gian uống thuốc tốt nhất là vào buổi sáng để thuốc được hấp thụ tốt nhất và cũng tránh quên.
  • Tuân theo liệu trình điều trị được chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc khi huyết áp ổn định, đặc biệt là khi bác sĩ chưa chỉ định dừng. Tự ý dừng thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến.
  • Không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc dùng chung đơn thuốc với người khác vì thuốc được chỉ định phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
  • Để đạt hiệu quả điều trị cao cần kết hợp dùng thuốc với thay đổi lối sống, thói quen, chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Kiểm soát tốt huyết áp bằng cách tuân thủ uống thuốc trị cao huyết áp để phòng ngừa biến chứng của các bệnh như mỡ máu, bệnh thận hư, tiểu đường, ... là những nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Một số thuốc tăng huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ, vì vậy, nếu thấy các triệu chứng bất thường nào người bệnh cần phải gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

XEM THÊM: Thuốc huyết áp phải uống suốt đời?

Người bệnh cần uống thuốc đúng giờ

Như đã đề cập ở trên, uống thuốc trị cao huyết áp cần tuân theo liệu trình điều trị, không tự ý ngưng thuốc. Người bệnh cần phải hiểu rằng, mục đích của việc điều trị bệnh tăng huyết áp là phòng ngừa biến chứng của bệnh trong tương lai và hạn chế sự tiến triển hoặc tái phát của bệnh. Bên cạnh đó, nguyên tắc điều trị bệnh tăng huyết áp quan trọng nhất cần được chú ý là phải sử dụng thuốc suốt đời để phòng ngừa và hạn chế tình trạng tai biến do bệnh gây ra.

Nếu thấy huyết áp ổn định và sức khỏe đã trở lại bình thường, người bệnh tự ý dừng thuốc đến khi triệu chứng xuất hiện trở lại thì quay lại dùng thuốc, việc này sẽ dẫn đến điều trị dự phòng không hiệu quả. Không được tự ý ngưng uống thuốc huyết áp ngay cả khi huyết áp đã ổn định trở lại bình thường vì có thể không giúp phát huy tác dụng điều trị dự phòng của thuốc.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu người bệnh có tiền sử bệnh tăng huyết áp có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, theo dõi, quản lý bệnh và được tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị huyết áp hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề