Mũi sởi tiêm ở đâu

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cập nhật: 11:14 - 02/04/2021 | Lần xem: 1716

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất nhưng cũng là bệnh dễ phòng ngừa nếu được chủng ngừa đầy đủ. Vắc xin sởi rất an toàn, hiệu quả và tác dụng ngoại ý (nếu có) rất nhẹ.

Bệnh sởi khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra là gì?

Mũi sởi tiêm ở đâu

Bệnh sởi là 1 bệnh truyền nhiễm do siêu vi gây ra, có khả năng lây lan rất cao, đặc biệt với những trẻ không được chích ngừa trước đó.

Lây qua đường hô hấp. Virus sởi có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi. Bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này.

Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó bạn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

- Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

- Thần kinh: Viêm não sau sởi .

- Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.

- Loét miệng

Vì vậy nếu không phát hiện được bệnh sớm và cách li thì khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh rất cao, đồng thời các biến chứng của bệnh gây ra rất trầm trọng khiến trẻ diễn tiến nặng, thậm chi tử vong.

Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi?

Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám khi có những biểu hiện sốt cao liên tục, ho nhiều, thở mệt, nổi ban trên người và những dấu hiệu lừ đừ, tiêu chảy nhiều, ho nhiều, chảy mủ tai….

Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin sởi. Độ tuổi nào trẻ cần tiêm sởi và tiêm ở đâu?

Phòng bệnh duy nhất có hiệu quả hiện nay là tiêm ngừa sởi với liều đầu tiên vào lúc 9 tháng tuổi và liều kế tiếp vào lúc 15 – 18 tháng. Hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi mũi đầu là 60 – 70% và sau mũi thứ 2 là > 95%.

Vắc xin sởi có an toàn không? Các phản ứng sau tiêm chủng có thể gặp là gì?

Về tính an toàn của vắc xin sởi nói riêng và các vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia hiện nay là an toàn, rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có 1 số rất nhỏ có tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng nhưng nếu so sánh với hiệu quả của vắc-xin thì hiệu quả của vắc-xin trên cộng đồng cao hơn rất nhiều.

Trong thực tế, sau tiêm chủng chỉ có một vài trường hợp xảy ra phản ứng nhẹ và rất hiếm gặp các trường hợp xảy ra phản ứng nặng.

Một số phản ứng nhẹ thông thường sau tiêm chủng có thể gặp là sốt nhẹ, phát ban, sưng và đau tại chỗ tiêm. Những phản ứng này là bình thường và sẽ biến mất trong vòng vài ngày sau tiêm mà không cần chăm sóc y tế.

BS. Nguyễn Trần Nam

Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

Điều lo lắng nhất cho các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi là trẻ bị đau, sưng tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, cơn đau sẽ giảm đi đáng kể khi trẻ được tiêm đúng cách. Vậy vắc-xin sởi có vị trí tiêm ở đâu, đường tiêm như thế nào?

Vắc-xin sởi được điều chế từ vi rút sởi chủng Edmonston–Zagreb. Vắc-xin thường được tiêm kết hợp với vắc xin quai bị và rubella, được gọi là vắc- xin MMR (sởi-quai bị-rubella). Vắc-xin có dạng viên đông khô, màu trắng vàng, có dung dịch pha tiêm vắc-xin, sau khi được pha tiêm có thể tích 0,5ml. Vắc-xin sởi đông khô được bảo quản ở 37 độ C trong 7 ngày không bị giảm tác dụng.

Vắc-xin sởi được tiêm đúng cách sẽ giúp giảm đau cho trẻ trong quá trình tiêm chủng. Trong đó cơ bản nhất là cần đúng đường tiêm và vị trí tiêm. Vắc - xin sởi có đường tiêm, vị trí tiêm như sau:

  • Tiêm dưới da sâu, vị trí mặt trước bên đùi đối với trẻ nhỏ (<=>
  • Tiêm bắp, vị trí cơ delta trên bắp tay không thuận đối với trẻ lớn hơn, thiếu niên và người trưởng thành (> 6 tuổi).

Bạn có biết đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi lúc nào thì tốt nhất không?

Trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm, vắc-xin sởi có thể gây đau và sưng nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng thường tự khỏi sau 2 đến 3 ngày mà không cần phải can thiệp y tế. Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra trong khoảng 7 - 12 ngày sau tiêm và kéo dài 1-2 ngày.

Phát ban thường bắt đầu từ 7 - 10 ngày sau tiêm và kéo dài 2 ngày. Các phản ứng phụ nhẹ xảy ra với mức độ ít hơn sau khi tiêm mũi thứ hai. Viêm não đã được báo cáo khi tiêm vắc-xin sởi với tỷ lệ khoảng 1/1000.000.000 trường hợp, tuy vậy vẫn chưa được chứng minh có mối liên quan đến vắc - xin.

Trong trường hợp tiêm vắc - xin phối hợp sởi - rubella, sởi - quai bị - rubella, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra liên quan đến thành phần của vắc - xin phòng quai bị, rubella. Thành phần của vắc - xin phòng quai bị có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm tuyến mang tai, sốt nhẹ, sốt động kinh, viêm tinh hoàn.

Viêm màng não là trường hợp vô cùng hiếm xảy ra. Thành phần của vắc - xin phòng rubella có thể gây ra các tác dụng phụ đau khớp, viêm khớp kéo dài từ vài ngày đến vài tuần xảy ra ở nữ giới độ tuổi thanh thiếu niên, trưởng thành, hiếm gặp ở nam giới. Ngứa, nổi hạch bạch huyết, giảm tiểu cầu cũng có thể xảy ra. Sốc phản vệ hiếm khi gặp phải.

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu xảy ra các tác dụng phụ nặng như sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn cấp tính, sốt cao, v.v... thì cần áp dụng các biện pháp xử trí tai biến kịp thời sau tiêm chủng.

Mách mẹ những mũi tiêm vắc-xin bảo vệ con cả đời

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec