Nguồn nguyên liệu nhà máy tinh bột sắn hương hóa năm 2024

Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn, với công suất chế biến 600 tấn sản phẩm/ngày. Nhu cầu nguyên liệu để sản xuất cần tới 250.000 - 300.000 tấn củ sắn tươi. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, mỗi năm, diện tích trồng sắn nguyên liệu của tỉnh từ 13.000 đến 15.000 ha. Trong đó, diện tích sắn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 11.000 ha, với năng suất từ 18 đến 20 tấn củ/ha/vụ. Diện tích và năng suất này mới đáp ứng được 60% công suất nhà máy, buộc các nhà máy phải tổ chức thu mua ở các tỉnh khác, kể cả bên nước bạn Lào để bảo đảm sản xuất.

Nguồn nguyên liệu nhà máy tinh bột sắn hương hóa năm 2024
Thu mua, xử lý sắn nguyên liệu tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (huyện Ngọc Lặc).

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực tỉnh, thì vùng trồng sắn trên địa bàn tỉnh còn bị chia cắt, manh mún, hình thức sản xuất chủ yếu là các hộ gia đình, trình độ thâm canh cũng như khả năng đầu tư của người dân cho cây sắn nguyên liệu còn hạn chế, năng suất, chất lượng của cây sắn nguyên liệu đạt thấp, chưa phát huy tối đa hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc phát triển cây sắn nguyên liệu thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức, gần như chưa có chính sách phát triển nào dành cho cây sắn nguyên liệu, khiến cây sắn gần như bị “lép vế” so với nhiều loại cây trồng khác. Đáng chú ý, vài năm trở lại đây, trên nhiều diện tích trồng sắn nguyên liệu xuất hiện bệnh khảm lá vi-rút hại sắn, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của sắn nguyên liệu.

Để phát triển bền vững diện tích sắn nguyên liệu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến, thời gian qua, đã có một số nhà máy chế biến tinh bột sắn chủ động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Đơn cử như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (huyện Ngọc Lặc) đã đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên 3.000 ha sắn tại các vùng thâm canh ở các xã Phúc Thịnh, Sông Âm, Lam Sơn (Ngọc Lặc). Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, công chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân; đồng thời, ký hợp đồng bao tiêu sắn tươi theo hướng điều chỉnh giá thị trường, hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, bệnh khảm lá vi-rút hại sắn đang được xem là vấn đề bức thiết gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng trồng sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 12-2021, vẫn còn khoảng 270 ha sắn nguyên liệu bị nhiễm bệnh khảm lá vi-rút. Nếu không có biện pháp phòng, trừ hiệu quả, diện tích nhiễm bệnh sẽ còn tăng cao. Thời điểm này, bà con trồng sắn đang tập trung thu hoạch diện tích sắn nguyên liệu niên vụ 2021-2022; đồng thời, triển khai trồng sắn cho niên vụ 2022-2023. Đây được xem là thời điểm “vàng” để phòng, trừ diện tích sắn nguyên liệu bị nhiễm bệnh khảm lá vi-rút. Do đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo các huyện và bà con nông dân có diện tích trồng sắn nguyên liệu cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhiễm khảm lá vi-rút hại sắn từ bên ngoài. Trên diện tích sắn bị bệnh khảm lá sắn cần khoanh vùng để thu hoạch, tận thu củ và tiêu hủy triệt để tàn dư cây bị bệnh, tuyệt đối không sử dụng cây bị nhiễm bệnh để làm giống cho vụ tới. Đồng thời, chọn giống tốt, sạch bệnh, trồng đúng thời vụ khi triển khai trồng cho niên vụ mới. Trên cơ sở diện tích đã được quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, UBND các huyện có diện tích trồng sắn nguyên liệu tổ chức cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn ký kết hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu với các tổ chức, cá nhân trồng sắn để ổn định vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh gắn với chế biến. Cùng với đó, tỉnh cần quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất sắn nguyên liệu. UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành có liên quan phối hợp với các nhà máy quản lý tốt vùng nguyên liệu trên địa bàn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tranh chấp nguyên liệu.

Có công suất sản xuất trên 400 tấn/ngày tuy nhiên, nguyên liệu sản xuất chỉ đáp ứng được 1/4 công suất hoạt động khiến cho Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh (xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) rơi vào cảnh lao đao.

Vùng nguyên liệu chỉ được ¼ công suất

Tháng 4/2017, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Thành Mỹ Phát mua lại Nhà máy chế biến tinh bột sắn từ Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam.

Nguồn nguyên liệu nhà máy tinh bột sắn hương hóa năm 2024

Do thiếu nguyên liệu nên dây chuyền sản xuất luôn trong tình trạng nằm chờ

Theo ông Nguyễn Quang Thành - Giám đốc nhà máy, sau khi tiếp quản từ Công ty Vedan, đơn vị đã tiến hành đầu tư trên 190 tỷ đồng để nâng cấp dây chuyền sản xuất, thay đổi công nghệ mới đáp ứng chất lượng sản phẩm và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ khi tiến hành sản xuất (2018) cho đến nay, nhà máy luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Theo đó, công suất của nhà máy hiện nay khoảng trên 400 tấn sắn/ngày, để có đủ nguyên liệu sản xuất, nhà máy cần một vùng nguyên liệu trên 8.000 ha. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguyên liệu trong tỉnh chỉ mới đạt gần 2.000 ha.

“Nhà máy chế biến tinh bột ít nhất mỗi năm phải có thời gian sản xuất được khoảng 5-6 tháng. Tuy nhiên, với vùng nguyên liệu như hiện nay, nhà máy chỉ sản xuất được 60 ngày là đóng cửa. Công suất một ngày 3 ca nhưng không có nguyên liệu nên mỗi ngày chỉ chạy ca rưỡi. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì nhà máy sẽ phải ngừng hoạt động” - Giám đốc Nguyễn Quang Thành lo lắng.

Nguồn nguyên liệu nhà máy tinh bột sắn hương hóa năm 2024

Nhà máy buộc phải mua sắn từ Lào về khiến cho giá thành sản xuất tăng cao.

Được biết, trước tình cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng, nhà máy tinh bột buộc phải mua sắn từ các địa phương khác như: Quảng Bình, Nghệ An, thậm chí là sang đến tận Lào. Do quãng đường vận chuyển quá dài nên vừa bị động nguồn nguyên liệu, vừa phải chịu chi phí đầu vào cao.

Theo ông Lê Văn Trọng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh: Để đáp ứng nguyên liệu sắn cho Nhà máy tinh bột, thời gian qua, huyện cùng công ty đã phối hợp, thành lập các tổ, đội sản xuất, hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng sắn. Đến nay, diện tích trồng sắn của toàn huyện đạt khoảng 1.500 ha, đây là diện tích lớn nhất từ trước đến nay. Nếu mở rộng thêm, tối đa Kỳ Anh cũng chỉ được thêm khoảng 500 ha nữa.

Tuy nhiên, do thời gian gần đây người trồng sắn chịu thiệt hại nặng từ bệnh khảm lá sắn nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất. Để bà con tiếp tục mở rộng sản xuất, quan trọng nhất là cần có một giống sắn đảm bảo chất lượng, đủ sức chống chịu sâu bệnh.

Doanh nghiệp mong được liên kết trồng nguyên liệu, đa dạng sản xuất

Tình cảnh thiếu nguyên liệu, sản xuất cầm chừng không chỉ làm cho nhà máy rơi vào cảnh lao đao mà còn khiến cho việc làm và thu nhập của công nhân bị ảnh hưởng. Theo đó, nhà máy giải quyết việc làm thường xuyên cho 50 người và khoảng 60 người thời vụ, nhưng do không đủ nguyên liệu sản xuất nên thu nhập của công nhân bị giảm sút.

Nguồn nguyên liệu nhà máy tinh bột sắn hương hóa năm 2024

Liên kết mở rộng vùng nguyên liệu mới là giải pháp giúp nhà máy thoát khỏi khó khăn

Ông Nguyễn Quang Thành cho biết: “Qua khảo sát thực tế, hiện nay trên địa bàn các xã Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Tây, Kỳ Sơn có khoảng trên 2.000 ha diện tích trồng cao su không hiệu quả. Công ty rất mong tỉnh chấp thuận cho nhà máy liên doanh, liên kết với Công ty Cao su Hà Tĩnh chuyển đổi diện tích cao su không hiệu quả này sang trồng sắn. Đây là giải pháp tối ưu để giúp nhà máy có vùng nguyên liệu bền vững, vượt qua khó khăn”.

Ngoài ra, để tạo việc làm ổn định cho công nhân, nhất là ngay cả khi hết nguyên liệu sản xuất thì việc đa dạng ngành nghề sản xuất đang được nhà máy tính đến.

Nguồn nguyên liệu nhà máy tinh bột sắn hương hóa năm 2024

Nhà máy đang có kế hoạch đa dạng sản xuất để tạo việc làm ổn định cho công nhân.

“Để tận dụng triệt để nguồn bã sắn, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, công ty đang lên kế hoạch việc mở một xưởng chế biến phân vi sinh và xưởng cồn. Trong đó, sản phẩm phân vi sinh sẽ được bán lại cho bà con trồng sắn với giá phù hợp nhất, vừa hạn chế được phân hóa học, vừa giảm chi phí sản xuất cho bà con. Nhà máy rất mong tỉnh ủng hộ, tạo điều kiện” – ông Thành chia sẻ.