Nhàn định nào sau đây đúng về nhan đề bài thơ Nhàn

Câu 12. Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là gì?

A. Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả.

B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường.

C. Thể hiện quan niệm nhân sinh của nhà thơ.

D. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 9C
Câu 2BCâu 10D
Câu 3CCâu 11A
Câu 4ACâu 12C
Câu 5BCâu 13B
Câu 6BCâu 14D
Câu 7BCâu 15C
Câu 8CCâu 16A

Hoàng Việt (Tổng hợp)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.

– Ông là một người rất tài giỏi và liêm khiết thanh cao, có quan niệm cao quý đúng đắn về việc chốn quan trường và nơi làng quê.

– Ông học rộng tài cao đỗ đạt ra làm quan sau đó vì chán ghét chốn quan trường nhiều mưu thâm kế hiểm cho nên ông đã trở về quê sông cuộc sống thanh đạm mà hiền lành.

– Tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Bạch Vân Am thi tập, Bạch âm quốc ngữ thi tập.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Sau một thời gian làm quan trong triều chứng kiến nhiều cảnh đấu đá gang đua hãm hại lẫn nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một người ngay thẳng làm việc thiện cho đời cho nên ông nhanh chóng nhận ra chốn quan trường không phải là chỗ để dành cho mình vì thế ông đã cáo quan về quê ở ẩn. Tại đây ông đã sáng tác bài thơ Nhàn.

b. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

c. Xuất xứ:

- “Nhàn” được viết bằng chữ Nôm trong tập “Bạch Vân Quốc ngữ thi”.

- Nhan đề bài thơ: Do người đời sau đặt.

d. Bố cục: 4 phần:

– Phần 1: hai câu đầu: cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê.

– Phần 2: hai câu tiếp: quan niệm về dại khôn của nhà thơ.

– Phần 3:hai câu tiếp: đồ ăn thức uống nơi thôn dã.

– Phần 4: còn lại: rút ra chân lý về cuộc sống.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Cuộc sống lao động giản dị nơi làng quê.

– Công việc:

+ Lặp lại một: Số từ (đếm rành rọt)  tạo nên một tiết tấu nhịp nhàng, thể hiện tâm thế chủ động, sẵn sàng.

+ Mai, cuốc, cần câu: (là những danh từ) chỉ những công cụ lao động của nhà nông.

+ Nhịp điệu (2/2/3): chắc khỏe, chậm rãi thể hiện  tư thế ung dung, thanh thản

→ Với cách sử dụng số đếm rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết gợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê → cuộc sống lao động vô cùng bình dị nơi thôn quê.

– Tác phong: Thơ thẩn (từ láy) → ung dung, nhàn nhã.

– Thái độ: “Dầu ai vui thú nào”:mặc người đời, không quan tâm, suy tính dao động.

→ Hai câu thơ đã giới thiệu cho chúng ta thấy một cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn. Đó là một cuộc sông lao động của biết bao nhiêu người dân khác. Ung dung, thanh thản của một con người “vô sự”, trong lòng không gợn chút suy tính, lo toan về danh lợi.

2. Quan niệm về lẽ dại khôn ở đời

– Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập:

       Ta              ><         Người

       dại              ><         khôn

       vắng vẻ       ><         lao xao.

(Tự do - yên lành) (Ràng buộc-hiểm độc)  

 dại - khôn:

+ Nói ngược, thâm trầm, ý vị, tự tin.

+ Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ: sống thoát khỏi vòng danh lợi.

3. Cuộc sống sinh hoạt nơi thôn dã vô cùng bình dị và thanh cao

– Bốn mùa hiện lên với những thực phẩm tương ứng và nhà thơ cứ mùa nào thì ăn thức nấy  cuộc sống đầy đủ và không lo đói.

– Mùa thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao  cuộc sống rất an nhàn. Những thực phẩm ấy có thể không phải là những cao lươn mỹ vị nhưng nó có sẵn trong tự nhiên.

→ Cuộc sống đạm bạc, thảnh thơi và sự hài lòng của nhà thơ với cuộc sống thanh đạm, hòa hợp với thiên nhiên 

4. Chân lý ở đời của nhà thơ

- Uống rượu để say (điển tích) - thực ra để tỉnh.

+ Nhìn xem: tư thế đứng cao hơn.

+ Phú quí tựa chiêm bao (so sánh): công danh, của cải, quyền quí chỉ là giấc mơ.

 - Chân dung nhân vật trữ tình:

+ Triết lí: coi thường phú quí.

+ Nhân cách: dám từ bỏ vinh hoa, quyền lực về với cuộc sống đạm bạc mà thanh cao nơi thôn dã, sống hòa hợp với tự nhiên. Đó là quan niệm sống “nhàn” xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và uyên thâm.

+ Thái độ: Trung thành với cuộc sống nho gia, hình thức phản kháng lại xã hội phong kiến đương thời, bảo vệ phẩm giá.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Bài thơ Nôm có ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng thâm trầm, sâu sắc.

- Sử dụng nhiêu thủ pháp NT: điệp, đối, điển cố, cách ngắt nhịp…

2. Nội dung

Bản chất của quan niệm sống nhàn : hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

Nhàn là một chủđề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những biểuhiện của chữ nhàn khá phong phú, đa dạng: rỗi nhàn, thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn...Với bài thơ “Nhàn” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện triết lí sống: Hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, giữcốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Chính vì vậy tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Nhàn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Nhàn” là ai?

  • A. Nguyền Trãi    
  • C. Nguyễn Dữ     
  • D. Phạm Đình Hổ

Câu 2: Bài thơ “Nhàn” được trích trong tập thơ nào?

  • A. Bạch Vân am thi tập
  • C. Ức trai thi tập
  • D. Quốc âm thi tập

Câu 3: Thể thơ của bài thơ “Nhàn” là

  • A. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt   
  • D. Ngũ ngôn

Câu 4: Nội dung nào không đúng khi nói về bài thơ “Nhàn”?

  • B. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của tác giả
  • C. Thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản
  • D. Mong ước được sống xa lánh cuộc đời

Câu 5: Biện phép nghệ thuật nào được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ?

  • A. Phép điệp ngữ
  • C. Phép so sánh
  • D. Phép nhân hóa

Câu 6: Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ “Nhàn”?

  • A. Mai    
  • C. Cuốc    
  • D. Cần câu

Câu 7: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn quê là một cuộc sống như thế nào?

  • A. Thanh đạm    
  • C. Thiếu thốn    
  • D. Đầy đủ

Câu 8: Món ăn giản dị nào không được ông nhắc đến trong bài thơ?

Câu 9: Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

  • A. Thanh đạm    
  • B. Thanh bần    
  •  D. Thanh cao

Câu 10: “Nơi vắng vẻ” trong bài thơ được hiểu là một nơi như thế nào?

  • A. Nơi không có người ở
  • B. Nơi không có người cầu cạnh ta và cũng không có cầu cạnh người
  • C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn
  • D. Hai ý A và B

Câu 11: Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào?

  • B. Sống hòa hợp với thiên nhiên
  • C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn.
  • D. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Câu 12: Giá trị nội dung của bài thơ “Nhàn”  là:

  • A. Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả.
  • B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường 
  • D. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.

nhàn, trắc nghiệm ngữ văn 10

Câu 2. Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào?

A. Bạch Vân am thi tập

B. Bạch Vân quốc ngữ thi

C. Ức trai thi tập

D. Quốc âm thi tập

Câu 3. Thể thơ của bài thơ Nhàn là gì?

A. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Ngũ ngôn

Câu 4. Nội dung nào không đúng khi nói về bài thơ Nhàn?

A. Ca ngợi cuộc sống thanh nhàn.

B. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của tác giả.

C. Thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản.

D. Mong ước được sống xa lánh cuộc đời.

Câu 5. Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ Nhàn?

A. Phép điệp ngữ

B. Phép đối

C. Phép so sánh

D. Phép nhân hóa

Câu 6. Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ Nhàn?

A. Mai

B. Cày

C. Cuốc

D. Cần câu

Câu 7. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn quê là một cuộc sống như thế nào?

A. Thanh đạm

B. Khắc khổ

C. Thiếu thốn

D. Đầy đủ

Câu 8. Món ăn giản dị nào không được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến trong bài thơ Nhàn?

A. Măng

B. Trúc

C. Rau muống

D. Giá

Câu 9. Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

A. Thanh đạm

B. Thanh bần

C. Thanh thiên

D. Thanh cao

Câu 10. Nơi vắng vẻ trong bài thơ Nhàn được hiểu là một nơi như thế nào?

A. Nơi không có người ở.

B. Nơi không có người cầu cạnh ta và cũng không có cầu cạnh người.

C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.

D. Hai ý B và C

Câu 11. Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào?

A. Sống nhàn, tránh vất vả cực nhọc về thể chất.

B. Sống hòa hợp với thiên nhiên.

C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn.

D. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Câu 12. Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là gì?

A. Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả.

B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường.

C. Thể hiện quan niệm nhân sinh của nhà thơ.

D. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.

Câu 13. Dòng nào không thể hiện quan niệm về khôn, dại của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục.

B. Sống tốt cho riêng mình.

C. Không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị.

D. Tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.

Câu 14. Bài thơ không đề cập đến phương diện nào của chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Sự nghiệp

B. Cuộc sống

C. Nhân cách

D. Trí tuệ

Câu 15. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là:

A. Cô đọng, hàm súc

B. Cầu kì, trau chuốt

C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị

D. Chân thực, gần với ca dao

Câu 16. Quan niệm về khôn, dại ở hai câu thơ trong bài thơ Nhàn có mối liên hệ với câu tục ngữ nào?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

C. Xởi lởi trời cởi cho, so đo trời co lại.

D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp ôn tập và củng cố kiến thức bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục